Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay


Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. vậy thế nào là chế độ hôn nhân? Những nguyên tắc trên được hiểu như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề “Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam” hiện nay. Nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề này có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Chế độ hôn nhân là gì?

Theo khoản 3 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”.

Theo đó, chế độ hôn nhân có thể hiểu là toàn bộ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Xem thêm: Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam
Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay

Nguyên tắc hôn nhân tiến bộ là gì?

Nguyên tắc Hôn nhân tiến bộ là điểm cơ bản, được nhắc đến đầu tiên khi nói đến Chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tiến bộ được hiểu là tốt hơn, phù hợp hơn cái đã có. Theo nghĩa này, nguyên tắc hôn nhân tiến bộ có thể hiểu là những quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân có sự đổi mới so với những quy định trước đây.

Những sự thay đổi này phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái tiến bộ. Qua những lần sửa đổi và bổ sung Luật hôn nhân và gia đình, các nhà lập pháp đều ghi nhận nguyên tắc này. Tuy nhiên tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 1959, nguyên tắc được thể hiện rõ nhất:

Điều 2: Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”.

Mặt khác, sự tiến bộ thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

  • Trước khi kết hôn, đôi nam nữ được tìm hiểu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Việc tìm hiểu nhau trước khi kết hôn là yếu tố quan trọng giúp hôn nhân được bền vững.
  • So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 không bắt buộc người thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn phải thực hiện nghi thức đăng ký kết hôn (điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2000) mà thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hộ tịch 2014.
  • Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
  • Trong trường hợp cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được. Pháp luật quy định vợ chồng được phép ly hôn theo một trong hai con đường đó là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

Ly hôn thuận tình trong trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận nhưng không thỏa đáng. Tòa án sẽ giải quyết cho vợ chồng ly hôn.

Ly hôn đơn phương trong trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Hôn nhân tự nguyện là gì?

Tự nguyện được hiểu là xuất phát từ ý muốn của bản thân, không bị thúc ép, bắt buộc. Hôn nhân tự nguyện cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi bàn về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Nói đến hôn nhân tự nguyện là nói đến việc đôi nam nữ tự bản thân mình quyết định việc hôn nhân. Quyết định này không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào. Đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ thông qua việc nghiêm cấm mọi hành vi ép buộc hay cản trở hôn nhân vợ chồng. Tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định;

“2. Cấm các hành vi sau đây:

…;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”.

Đây là sự bảo đảm pháp lý nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân theo tư tưởng phong kiến lạc hậu. Xóa bỏ hiện tượng cha mẹ là người quyết định hôn nhân mặc dù có trái với ý muốn của con cái.

Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng?

Dưới chế độ phong kiến và thời pháp thuộc. Nhà nước phong kiến và chính quyền dưới chế độ pháp thuộc đã duy trì chế độ đa thê, có nghĩa là một nam có thể lấy nhiều nữ làm vợ.

Chế độ đa thê trái với quy luật của tự nhiên bởi các lý do sau:

  • Đặc thù của tình yêu so với các loại tình cảm khác như: tình bạn bè; tình đồng nghiệp;… là tình yêu mang tính sở hữu và không thể chia sẻ. Một người chồng không thể cùng một lúc giành tình cảm cho nhiều người vợ. Điều này về lâu dài sẽ gây ra thiệt thòi cho người phụ nữ và làm phát sinh mâu thuẫn.
  • Một người chồng có nhiều vợ cũng là nguyên nhân dẫn tới dân số tăng nhanh. Trong khi nhà nước đang nỗ lực kiểm soát gia tăng dân số.
  • Những người có khả năng lấy nhiều vợ thường là quan lại, địa chủ, phú hào. Việc duy trì chế độ đa thê làm giảm khả năng lấy vợ của người nghèo, người không có tài sản.

Xem thêm: Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có bị xử phạt?

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Đây là chế độ lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều bất ổn cho xã hội. Do đó, kể từ khi lật đổ chế độ phong kiến. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã xóa bỏ chế độ đa thê. Đồng thời ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tại Luật hôn nhân và gia đình 1959.

Sau đó, đến: Luật hôn nhân và gia đình năm 1992; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đều kế thừa nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong chế độ Hôn nhân và gia đình của Việt Nam.

Các hành vi bị cấm trong hôn nhân.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là trong mối quan hệ hôn nhân chỉ có một vợ và một chồng. Pháp luật không cho phép các hành vi lấy vợ thứ hai, hoặc bất kỳ hành vi nào làm phương hại đến mối quan hệ hôn nhân hợp pháp mà đang được pháp luật bảo vệ. Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:…;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”.

Nhằm tăng tính răn đe và ngăn chặn người vi phạm. Pháp luật quy định nhiều mức chế tài cụ thể. Trong trường hợp người vi phạm thực hiện hành vi bị cấm thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án  dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm đó đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015 còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vợ chồng bình đẳng.

Bình đẳng là sự ngang hàng nhau về mặt nào đó. Trong đó bao gồm cả sự cân bằng về các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể.

Xét trong chế độ hôn nhân. Vợ chồng bình đẳng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về mọi mặt trong gia đình cũng như trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Điều luật trên định hướng người dân tới một sự bình đẳng toàn diện, ghi nhận sự đóng góp chung của vợ chồng về cả tinh thần và vật chất. Trên thực tế, vấn đề bình đẳng chỉ mang tính chất tương đối. Dân gian có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người vợ có thiên chức làm mẹ thì không thể bắt người chồng chia sẻ việc sinh đẻ. Người chồng có sức khỏe cũng không thể bắt người vợ lao động các công việc chân tay như mình. Do đó, căn cứ vào hoàn cảnh của từng gia đình. Các quy định của pháp luật cần được vận dung linh hoạt và khéo léo.
Xem thêm: Vợ chồng ngoại tình bị xử lý thế nào?

Ý nghĩa của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

Như đã phân tích trước đó. Chế độ hôn nhân là toàn bộ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong xã hội. Những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ này là thiết yếu. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ hôn nhân từ đó mà có những ý nghĩa quan trọng đối với xã hội.

Thứ nhất, chế độ hôn nhân bảo vệ quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Vợ, chồng đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Bằng các quy định này, nhà nước đưa ra các điều kiện đối với việc kết hôn. Quy định cả quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly hôn. Nói cách khác, chế độ hôn nhân định hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội.

Thứ hai, chế độ hôn nhân bảo đảm quyền tự chủ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân.

Đối với kết hôn. Nam, nữ được phép tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân, không bị ngăn cấm kết hôn bởi các quan niệm hay tục lệ lạc hậu. Đối với việc ly hôn, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được. Vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn theo thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.

Thứ ba, chế độ hôn nhân có những chế tài trừng phạt đối với các hành vi vi phạm.

Nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật. Nhà nước đưa ra các chế tài xử phạt trong lĩnh vực hôn nhân nói riêng. Các chế tài này ngoài trừng phạt đối với người đã có hành vi vi phạm còn là sự răn đe, cảnh báo đối với các chủ thể khác.

Tóm lại, chế độ hôn nhân ở Việt Nam được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc. Trong đó được liệt kê đầu tiên đó là Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ; một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng. Tuân thủ xu hướng phát triển chung, những nguyên tắc này đã được duy trì qua bốn lần ban hành Luật hôn nhân gia đình. Phải thừa nhận rằng. Chế độ hôn nhân và gia đình đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn định xã hội tại Việt Nam.
Xem thêm: Ly hôn đơn phương dễ hay khó

Liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình.

Liên hệ Luật sư ly hôn làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Bách đối với vấn đề “Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay“. Nếu bạn còn những thắc mắc về vấn đề trên nói riêng, những vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư Hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin liên hệ như trên để được hỗ trợ.

KT

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *