Đất đai

Hướng dẫn đòi lại đất cho ở nhờ mới nhất

Giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ là loại tranh chấp đất đai rất phức tạp. Người có tranh chấp do không nắm rõ các quy định của pháp luật nên thường gặp khó khăn trong quá trình giải quyết. Không biết phải chuẩn bị hồ sơ đòi lại đất như thế nào? Trình tự thủ tục cần thực hiện những gì? Thời gian giải quyết bao lâu? Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai bao nhiêu tiền? Luật sư đất đai thuộc công ty Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây. Bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Đất cho ở nhờ là gì?

Đất cho ở nhờ hay còn gọi là đất cho mượn. Là đất mà người có quyền sử dụng đất chuyển giao đất đó cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định và không thu tiền. Người nhận chuyển giao đất chỉ được sử dụng đất theo nội dung đã thỏa thuận mà không có quyền định đoạt đất đó. Thỏa thuận này có thể là thỏa thuận miệng hoặc được lập thành văn bản.

Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 có quy định chung về hợp đồng mượn tài sản như sau:

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Đặc điểm của thỏa thuận cho mượn đất ở nhờ:

  • Vì tính chất cho mượn và không phải trả tiền nên thỏa thuận này thường diễn ra giữa những người có quan hệ thân thích với nhau trong một gia đình. Việc cho mượn đất giữa các chủ thể dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính.
  • Đa số các thỏa thuận cho mượn đất ở nhờ đều chỉ thông qua lời nói miệng. Nếu có lập văn bản thỏa thuận cho mượn đất ở nhờ thì nội dung cũng rất sơ sài.
  • Thời gian cho ở nhờ, cho mượn đất thường kéo dài. Có những trường hợp việc cho mượn đất diễn ra ở thế hệ trước, đến thế hệ sau mới phát sinh tranh chấp.
Luật sư tư vấn đòi lại đất cho ở nhờ: 097.111.5989 (zalo)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tại cơ quan nhà nước khác, tùy vào trường hợp cụ thể:

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân.

Ủy ban nhân dân sẽ giải quyết tranh chấp đoi lại đất cho ở nhờ theo thủ tục hành chính. Cụ thể:

  • Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Các thủ thể này không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trường hợp sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nếu các bên không đồng ý thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất cho ở nhờ mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ thể này không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trường hợp sau khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết nếu các bên không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân.

Khác với việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ tại Ủy ban nhân dân. Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được thực hiện theo thủ tục tố tụng. Theo quy định tại Khoản 3 điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai người khởi kiện cần đáp ứng những điều kiện sau: Người khởi kiện có quyền khởi kiện; Thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc; Tranh chấp chưa được giải quyết; Phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

Tòa án giải quyết tranh chấp đất cho ở nhờ không phân biệt các bên tranh chấp là giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hay là tổ chức. Các chủ thể khi có nhu cầu khởi kiện tại Tòa án và đáp ứng được các điều kiện khởi kiện thì đều có thể khởi kiện tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Các bên tranh chấp có hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai đều có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Thời hiệu khởi kiện là một khoảng thời gian mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Kết thúc thời hạn này người có quyền không khởi kiện thì coi như mất quyền yêu cầu. Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015. Thời hiệu khởi kiện không được áp dụng cho tranh chấp về quyền sử dụng đất. Vì vậy, chủ thể có thể khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định của Luật đất đai vào mọi thời điểm mà không phải lo lắng về việc mất quyền yêu cầu khởi kiện.

Đối với các tranh chấp khác có liên quan đến đất đai thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với quyền sử dụng đất là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Do đó, một số loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất cần tuân thủ thời hiệu khởi kiện. Nếu quá thời hạn trên mới thực hiện quyền khởi kiện thì sẽ không được Tòa án giải quyết yêu cầu.

Video: Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai. 

Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ là một quá trình rất phức tạp. Qúa trình này trải qua nhiều bước, thời gian giải quyết kéo dài. Bên cạnh việc phải tuân theo trình tự thủ tục chung, đảm bảo về mặt hình thức. Người tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp còn phải nắm rõ được các quy định của luật đất đai. Cụ thể như sau:

Hòa giải tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Tự đàm phán giải quyết tranh chấp đất đai.

Khi tình hình tranh chấp mới xảy ra, chưa trở nên quá căng thẳng thì các bên thường tự giải quyết với nhau. Những vụ việc đòi lại đất cho ở nhờ, đất cho mượn thường diễn ra giữa những người có mối quan hệ thân quen trước đó nên tự đàm phán là cách mà các bên tranh chấp sẽ sử dụng đầu tiên. Tự hòa giải tranh chấp đất đai cũng là việc mà pháp luật khuyến khích các bên làm. Tuy nhiên, tỉ lệ hòa giải thành ở giai đoạn này không nhiều. Nguyên nhân là bởi các bên ai cùng cho mình là người có quyền sử dụng đất. Các bên đều có lý lẽ riêng, không ai chịu mất quyền lợi về phía bên nào.

Hòa giải tranh chấp đất đất đai tại UBND xã.

Khi các bên không thể đàm phán với nhau thì có thể yêu cầu UBND xã đứng ra hòa giải. Trước tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn, chủ tịch UBND xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn 45 ngày. Sau khi ấn định được thời gian hòa giải, UBND xã sẽ tổ chức thông báo tới các bên liên quan. Buổi hòa giải được tổ chức với đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật. Kết quả của buổi hòa giải là biên bản hòa giải, việc hòa giải du có thành công hay không cũng đều phải lập thành biên bản. Đây cũng là một trong những điều kiện cần có để Tòa án thụ lý nếu các bên khởi kiện tại Tòa án.

Hòa giải ở UBND xã sẽ giúp các bên đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn. Do có có sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò như một trọng tài trong quá trình hòa giải. Trên cơ sở các ý kiến và thông tin những người trong ban hòa giải đưa ra. Các bên tranh chấp sẽ dễ dàng chốt được phương án giải quyết. Tránh làm mất thời gian cũng như hòa khí giữa các bên.

Bạn đọc cũng có thể tham khảo nội dung bài viết Tại đây để nắm rõ hơn về quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân.

Như đã phân tích tại phần thẩm quyền nêu trên, tùy thuộc vào trường hợp của mình mà bạn đọc có thể lựa chọn UBND cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Dù là cấp nào giải quyết thì trình tự nói chung cũng đều phải qua các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ gồm có:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên.
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành.
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp. Biên lai, tài liệu chứng minh nghĩa vụ tài chính mà các bên đã thực hiện; Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc. Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.

Sau khi nhận được hồ sơ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công trách nhiệm, nội dung cho cơ quan tham mưu giải quyết.

Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc. Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp. Tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau đó hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hiệu giải quyết tranh không quá 30 ngày nhận được hồ sơ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày.

Bước 3: Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hào giải thành thì ban hành quyết định công nhận hòa giải thành.

Sau đó gửi quyết định cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thông thường, việc đòi lại đất cho ở nhờ ít khi được thực hiện ở Ủy ban nhân dân. Các bên khi phát sinh tranh chấp đều ít nhiều đã có giấy tờ, tài liệu liên quan. Do vậy, sẽ đưa ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết chứ không yêu cầu UBND giải quyết.

Khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ ra Tòa án.

Trường hợp khởi kiện tại Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp đất cho ở nhờ phải trải qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã.

Kết quả hòa giải tại UBND xã là một trong những điều kiện cần khi khởi kiện tại Tòa án. Theo quy định tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP như sau:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015″

Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã là điều kiện cần thiết để Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết hồ sơ khởi kiện. Kết quả này có thể là hòa giải không thành hoặc có thể là hòa giải thành nhưng các bên lại không thực hiện theo thỏa thuận hòa giải thành.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ gồm:

  • Đơn khởi kiện.
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.
  • Giấy tờ chứng minh tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Hợp đồng, giấy tờ thể hiện nội dung chuyển quyền sử dụng đất. Biên lai, hóa đơn, biên bản giao nhận giữa các bên tranh chấp. Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm. Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp. Biên lai, tài liệu chứng minh nghĩa vụ tài chính mà các bên đã thực hiện. Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người làm đơn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Án phí giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nộp xong, phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền cho Tòa án. Sau đó, tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Lúc đó Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Bước 5: Tham gia thủ tục tố tụng tại Tòa án.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Thông thường các bên sẽ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu Tòa án xét thấy tài liệu chứng cứ mà các bên cung cấp chưa đầy đủ thì sẽ ra thông báo thu thập tài liệu chứng cứ. Trường hợp các bên không thể thu thập được thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan. Ở giai đoạn này Tòa án sẽ lấy ý kiến của các bên tranh chấp. Lấy ý kiến của những hộ dân sinh sống xung quanh đất có tranh chấp. Ý kiến tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ địa chính quản lý đất tại địa phương. Việc làm này sẽ làm sáng tỏ về ý kiến, lời khai của các bên tranh chấp. Giúp cho Tòa án nhìn nhận một cách khách quan hơn về thực tế vụ việc.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau khi đã thu thập được đầy đủ hồ sơ tài liệu thì Tòa án sẽ công khai chứng cứ. Việc công khai này nhằm mục đích để các bên có có cái nhìn khách quan hơn về vụ việc. Bởi có những tài liệu bên này có nhưng bên kia lại không có. Qua việc công khai chứng cứ thẩm phán có thể nghiên cứu vụ án kỹ càng hơn. Từ đó giúp cho quá trình chuẩn bị xét xử được thuận lợi. Đảm bảo việc xử được công bằng, khách quan, nhanh chóng.

Bước 6: Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại đất cho ở nhờ.

Trường hợp các bên không thể đàm phán, hòa giải được thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử. Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng trên. Những phán quyết này là dựa trên cơ sở là các quy định pháp luật và thực tế vụ việc. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận, đưa ra những lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Chi phí giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ. Người có yêu cầu sẽ phải mất một khoản chi phí để giải quyết dứt điểm vụ việc. Những chi phí đó có thể kể đến như:

Chi phí chuẩn bị hồ sơ.

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên cần thực hiện để đòi lại đất cho ở nhờ. Có trải qua bước này thì các bên tranh chấp đất đai mới có thể đưa ra hướng giải quyết tiếp theo. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể đưa ra được quyết định giải quyết tranh chấp. Nhiều người không biết phải đắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ đâu? Không biết cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Không biết phải đi thu thập từ những cơ quan nào? Việc thu thập tài liệu chứng cứ trong tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ rất quan trọng. Đây cũng là việc làm tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của các bên. Chi phí dành riêng cho việc này có thể phát sinh nhiều hay ít tùy từng trường hợp.

Ngoài việc thu thập thì người có yêu cầu cũng sẽ mất thêm một khoản giành cho việc xác nhận, công chứng chứng thực các giấy tờ từ bản gốc. Bước này tuy không mất nhiều chi phí nhưng lại là bước rất quan trọng. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thể từ chối tiếp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đã nhận không được công chứng chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Chi phí đi lại trong quá trình đòi lại đất cho ở nhờ.

Nếu người có yêu cầu không nắm rõ quy trình, thủ tục giải quyết thì sẽ mất rất nhiều thời gian đi lại. Đặc biệt là đối với trường hợp đất ở một nơi, người có yêu cầu đòi lại đất cho ở nhờ ở một nơi khác. Để hạn chế khoản chi phí này, người dân thường tìm đến các văn phòng luật để được tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Đồng thời, có thể ủy quyền để chuyên viên pháp lý thay mình tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp. Làm như vậy không những hạn chế việc đi lại; tiết kiệm thời gian mà hiệu quả công việc cũng cao hơn.

Án phí giải quyết tranh chấp đất đai.

Ngoài các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ. Người dân nếu có nhu cầu khởi kiện tại Tòa án thì còn mất thêm một khoản liên quan đến án phí. Đây là khoản tiền mà đương sự phải nộp để Tòa án giải quyết một vụ án theo mức được pháp luật quy định. Đối với tranh chấp chất đai, mức nộp án phí sẽ được xác định như sau:

Án phí đối với vụ án không có giá ngạch:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14:

“Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể”. Đối với tranh chấp này mức án phí là 300.000 đồng.

Như vậy, với tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ mà Tòa án không xem xét giá trị. Tòa án chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trường hợp như vậy đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).

Án phí đối với vụ án có giá ngạch.

Được xác định theo giá trị tài sản cụ thể như sau:

Giá trị tài sản Án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Để hồ sơ khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ được thụ lý. Người làm đơn cần nộp một khoản phí cho cơ quan thi hành án và nộp biên lai cho Tòa án. Tuy nhiên, phần này chỉ là khoản tạm ứng bạn đầu để Tòa án thụ lý hồ sơ. Đối với vụ án tranh chấp đất đai sơ thẩm không có giá ngạch người làm đơn chỉ nộp 300.000đ. Đối với vụ án có giá ngạch người làm đơn cần nộp số tiền bằng 50% theo mức theo bảng trên.

Luật sư giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Đòi lại đất cho ở nhờ là một dạng tranh chấp phức tạp, rất khó giải quyết. Hiện nay nhiều người khi có yêu cầu đã tìm đến dịch vụ Luật sư để được hỗ trợ giải quyết. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm chuyên sâu, cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp với chi phí hợp lý. Dựa trên uy tín đã có và nền tảng đội ngũ Luật sư chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý sau đây:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Mọi thông tin chi tiết mời quý khách hàng liên hệ theo số hotline 097.111.5989 (zalo) hoặc gửi thư về địa chỉ email Luathungbach@gmail.com  để được tư vấn hiệu quả nhất.

BP

5/5 - (1 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago