Đất đai

Luật sư kiện đòi lại đất cho mượn

Tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ ngày càng diễn ra phổ biến. Tuy nhiên người dân khi gặp tranh chấp thường không biết phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Không biết làm thế nào để chứng minh đất cho mượn là đất của mình? Thực hiện thủ tục đòi lại đất cho mượn như thế nào? Thuê luật sư kiện đòi lại đất cho mượn ở đâu? Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư đất đai nhiều năm kinh nghiệm đã tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho rất nhiều khách hàng. Bạn đọc nếu đang gặp vướng mắc pháp lý liên quan có thể liên hệ tới 097.111.5989 (zalo) để được luật sư đất đai hỗ trợ.

Đất cho mượn là gì?

Cho mượn đất là người sở hữu đất cho người khác mượn đất để canh tác, trồng trọt, ở tạm,… Người được mượn không phải trả tiền cho người chủ. Khi hết thời hạn các bên thỏa thuận thì việc cho mượn chấm dứt. Người mượn phải trả lại tài sản đã mượn cho người cho mượn. Việc cho mượn đất không làm mất đi quyền sử dụng đất của người có đất.

Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 thì

“Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Tranh chấp đất cho mượn phát sinh là do người được mượn đất có hành vi lấn chiếm đất, sử dụng đất mượn không đúng mục đích so với thỏa thuận ban đầu, hoặc đến thời hạn trả lại đất nhưng không trả. Tranh chấp này thường phát sinh giữa những người có quan hệ thân quen. Khi xảy ra tranh chấp các bên thường đã trải qua bước thương lượng, hòa giải tranh chấp với nhau.

Xem thêm: Đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn thế nào?

Liên hệ Luật sư kiện đòi lại đất cho mượn: 097.111.5989 (zalo)

Tranh chấp đòi lại đất cho mượn có hòa giải được không?

Đòi lại đất cho ở nhờ, cho mượn là tranh chấp rất phức tạp. Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài. Trong khi phần lớn người dân khi tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp nhà đất lại không nắm rõ được các quy định của pháp luật và không có thời gian để theo sát vụ việc. Điều này khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu giải quyết bằng con đường hòa giải thì sẽ rất có lợi cho các bên tranh chấp.

Tình huống hòa giải tranh chấp đất cho mượn.

Chào luật sư! Bố mẹ tôi có thửa đất ruộng từ thời ông bà để lại nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do gia đình cậu tôi khó khăn nên bố mẹ tôi đã cho nhà cậu mượn để canh tác. Tuy nhiên gần đây bố tôi được biết cậu tôi đang thực hiện thủ tục kê khai để xin cấp sổ đỏ cho diện tích đất đang mượn. Gia đình tôi rất bất bình vì chuyện này.

Khi bố tôi sang nhà cậu nói chuyện thì cậu lại cho rằng đất đó cậu canh tác đã lâu. Nhà cậu lại không có ruộng nên cậu xin cấp đất để canh tác là việc làm bình thường. Vì tình cảm gia đình, không muốn mẹ tôi khó xử nên bố tôi không biết giải quyết thế nào. Đất là của gia đình tôi nên không có chuyện bố tôi đồng ý cho cậu tôi. Bố tôi cũng không muốn mọi chuyện trở nên quá gay gắt. Không biết trường hợp của gia đình tôi có thể giải quyết bằng cách nào. Mong Luật sư tư vấn và giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai.

Đối với trường hợp tranh chấp đòi lại đất cho mượn như của gia đình bạn có thể ưu tiên lựa chọn phương án hòa giải để giải quyết tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai có thể thực hiện như sau:

Các bên tự thương lượng, đàm phán giải quyết tranh chấp.

Các bên tranh chấp tự thương lượng, hòa giải tranh chấp là việc làm được pháp luật khuyến khích. Tại giai đoạn này, các bên có thể tự đưa ra phương án giải quyết. Nếu phương án được cả hai bên thống nhất thực hiện thì tranh chấp đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, tỉ lệ các bên thương lượng, hòa giải thành ở giai đoạn này không lớn. Do đó, nếu muốn đàm phán thành công, cần có bên thứ ba khách quan đứng giữa làm “trọng tài”. Một trong những phương pháp hữu hiệu được sử dụng là yêu cầu UBND cấp xã/phường tiến hành hòa giải.

Hòa giải tranh chấp đòi lại đất cho mượn tại UBND xã/phường.

Đầu tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu UBND xã/phường tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn, chủ tịch UBND xã/phường sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn 45 ngày. Buổi hòa giải được tổ chức với đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật. Kết quả của việc hòa giải dù có thành công hay không cũng đều phải lập thành biên bản công khai.

Hòa giải ở UBND xã/phường sẽ giúp các bên đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn. Do có có sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò như một trọng tài trong quá trình hòa giải. Trên cơ sở các ý kiến và thông tin những người trong ban hòa giải đưa ra. Các bên tranh chấp sẽ dễ dàng chốt được phương án giải quyết. Tránh làm mất thời gian cũng như hòa khí giữa các bên.

Tuy nhiên, tranh chấp đòi lại đất cho mượn là tranh chấp liên quan đến đất đai. Do đó, tranh chấp này không bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở (không cần hòa giải tại UBND cấp xã).

Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ: Luật sư hỗ trợ tranh chấp đất đai – 097.111.5989 (zalo).

Xem thêm: Quy định về hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn.

Chào Luật sư đất đai Công ty Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Năm 2006 mẹ tôi có cho chú tôi mượn một mảnh đất để làm ăn. Trên đất có ngôi nhà cấp 4 khoảng 80m2. Chú tôi đã sử dụng để bán hàng tạp hóa từ năm 2006 đến nay. Năm 2020 mẹ tôi mất, trước khi mất mẹ tôi đã yêu cầu chú tôi trả lại nhà đất để phân chia cho chị em chúng tôi.

Tuy nhiên, chú tôi hết lần này đến lần khác viện dẫn đủ các lý do để hoãn lại việc trả nhà đất đã mượn cho mẹ tôi. Cho đến khi mẹ tôi mất, chị em tôi có qua nhà chú để nói chuyện, yêu cầu chú trả đất thì chú thay đổi thái độ, đuổi chị em tôi ra khỏi nhà và cho rằng đất này mẹ tôi đã cho chú nên không đồng ý trả.

Nay nhận thấy tranh chấp không thể thương lượng, hòa giải được nên chị em chúng tôi thống nhất sẽ nhờ đến pháp luật để giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn. Tuy nhiên vì không am hiểu pháp luật nên chúng tôi không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất của gia đình tôi. Mong Luật sư tư vấn giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đồi lại đất cho mượn.

Trường hợp của bạn nếu muốn giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn một cách triệt để bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng cho mượn đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015).

Tranh chấp đòi lại đất cho mượn là tranh chấp liên quan đến đất đai. Loại tranh chấp này thẩm quyền sẽ thuộc Tòa án nơi bị đơn cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đất đai năm 2013:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Ngoài việc xác định thẩm quyền theo cấp như trên, việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn cũng cần căn cứ vào một số yếu tố khác như: Vụ việc có yếu tố nước ngoài (thẩm quyền có thể sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh), các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định pháp luật,… hoặc theo sự lựa chọn của đương sự trong một số trường hợp.

Thủ tục kiện đòi lại đất cho mượn.

Chào Luật Hùng Bách! Năm 2000, mẹ tôi có cho bạn mượn một mảnh đất khoảng 50m2 để ở và trồng cây ăn quả. Khi cho mượn không có giấy tờ gì cả, nay mẹ tôi muốn bán mảnh đất đó để lấy vốn làm ăn. Tuy nhiên, bạn mẹ tôi đã mất và con trai hiện đang sinh sống trên mảnh đất ấy. Gia đình tôi có đến đề nghị anh con trai chuyển đi nhưng anh ta không đồng ý và khẳng định đây là đất mẹ anh để lại. Nay gia đình tôi muốn khởi kiện đòi lại đất thì phải chuẩn bị những gì?

Hồ sơ khởi kiện đòi lại đất cho mượn.

Chào bạn! Trường hợp của bạn nếu muốn khởi kiện giải quyết yêu cầu đòi lại đất cho mượn bạn cần chuẩn bị những hồ sơ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu đất như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hợp đồng, giấy tờ thể hiện nội dung giao dịch, thỏa thuận cho mượn, cho ở nhờ. Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Chào Luật sư! Tôi đang nộp đơn khởi kiện đòi lại đất cho hàng xóm mượn tại Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu. Tôi đã nộp đơn đến Tòa cách đây 02 tháng nhưng không thấy có thông báo gì từ Tòa án. Tôi không nắm rõ cách làm việc cũng như thủ tục tại Tòa, mong luật sư giải đáp.

Người có yêu cầu muốn khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Tòa án thì thủ tục sẽ trải qua các bước sau:.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Án phí tranh chấp đất đai sẽ được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nộp xong, bạn phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền cho Tòa án. Sau đó, tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Lúc đó Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 4: Tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp. Thông thường các bên sẽ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp các bên không thể thu thập được thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan. Ở giai đoạn này Tòa án sẽ lấy ý kiến của các bên tranh chấp. Lấy ý kiến của những hộ dân sinh sống xung quanh đất có tranh chấp. Ý kiến tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ địa chính quản lý đất tại địa phương.

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau khi đã thu thập được đầy đủ hồ sơ tài liệu thì Tòa án sẽ công khai chứng cứ. Qua việc công khai chứng cứ thẩm phán có thể nghiên cứu vụ án kỹ càng hơn. Đảm bảo việc xử vụ án đòi lại đất cho mượn được công bằng, khách quan, nhanh chóng.

Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại đất cho mượn.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng trên. Những phán quyết này là dựa trên cơ sở là các quy định pháp luật và thực tế vụ việc. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận, đưa ra những lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ giải quyết đòi lại đất cho mượn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ: Luật sư đòi lại đất cho mượn – 097.111.5989 (zalo).

Xem thêm: Thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Thuê luật sư kiện đòi lại đất cho mượn.

Đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn là một dạng tranh chấp phức tạp, rất khó giải quyết. Hiện nay nhiều người khi có yêu cầu đã tìm đến dịch vụ Luật sư để được hỗ trợ giải quyết. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm chuyên sâu, cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp với chi phí hợp lý.

Quy trình Luật sư đất đai tham gia giải quyết.

Bước 1: Luật sư kiện đòi lại đất cho mượn tiếp nhận thông tin, hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp đòi lại đất khi đương sự yêu cầu.

Bước 2: Luật sư giải quyết tranh chấp đất tư vấn, đưa ra nhận định trên cơ sở hồ sơ ban đầu có được.

Bước 3: Luật sư hướng dẫn hoặc trực tiếp thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện hoạt động tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai các bước tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ án kiện đòi lại đất.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền .

Luật sư đất đai giỏi Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn tùy theo yêu cầu của khách hàng và tính chất vụ việc với các gói dịch vụ như:

Dịch vụ Luật sư tư vấn đòi lại đất cho mượn.

Dịch vụ luật sư tham gia hòa giải đòi lại đất cho mượn.

  • Hỗ trợ khách hàng thu thập, hồ sơ tài liệu cần thiết chuẩn bị cho buổi hào giải.
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo ý kiến, chuẩn bị phương án khi tham gia hòa giải.
  • Đại diện, tham gia trực tiếp cùng khách hàng trong quá trình đàm phán.
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia hòa giải tại cơ quan nhà nước.

Dịch vụ Luật sư tham gia tố tụng đòi lại đất cho mượn.

  • Tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu trong quá trình tố tụng.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác trong quá trình tố tụng.
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng một cách tối ưu nhất.
  • Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành án bản đã có hiệu lực pháp luật.

Dịch vụ luật sư khởi kiện đòi lại đất cho mượn.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm; nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luật Hùng Bách tự tin tư vấn, trực tiếp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đất đai liên quan.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Luật sư kiện đòi lại đất cho mượn”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (1 bình chọn)
Vũ Chinh

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago