Bạn đang cần được tư vấn ly hôn? Bạn muốn giải quyết ly hôn một cách nhanh gọn nhất? Bạn muốn thuê Luật sư tư vấn nhưng không có điều kiện, muốn thuê Luật sư tư vấn miễn phí nhưng không biết liên hệ ở đâu? Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến Luật sư tư vấn Luật Ly hôn miễn phí. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại: 0983.499.828 (có Zalo).
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vợ/chồng có quyền yêu cầu ly hôn:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy, khi vợ chồng nhận thức rõ ràng về mâu thuẫn hôn nhân đã trầm trọng, hai bên không thể tiếp tục sống chung thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Khoản 2 Điều 51 đã quy định quyền yêu cầu của người thứ ba như sau:
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì cha, mẹ, người thân thích đều có quyền yêu cầu ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi có đủ ba yêu tố:
Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì cha; mẹ; người thân thích khác của vợ, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Luật sư tư vấn quy định về ly hôn – Liên hệ 0983.499.828 (có Zalo).
Quyền yêu cầu ly hôn là bình đẳng đối với cả vợ và chồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Theo khoản 4 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quyền yêu cầu ly hôn của người chồng bị hạn chế trong các trường hợp sau:
Xem thêm: Con dưới 01 tuổi có được ly hôn không?
Sau khi Tòa án giải quyết ly hôn bằng một bản án hoặc một quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh do sự kiện kết hôn cũng đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu vợ/chồng kháng cáo ly hôn thì trong thời gian kháng cáo ly hôn và giải quyết kháng cáo ly hôn thì quan hệ vợ chồng vẫn còn tồn tại.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình thì:
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Khi vợ, chồng ly hôn thì quan hệ tài sản giữa họ cũng được giải quyết theo chế độ tài sản mà họ đã lựa chọn. Trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, Tòa án sẽ áp dụng các nguyên tắc chung
Về mặt pháp lý, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha mẹ, không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ tồn tại hay chấm dứt.
Nhằm mục đích tôn trọng quyền và khích lệ cha mẹ thực hiện trách nhiệm đối với con, pháp luật quy định cho cha, mẹ có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con dựa trên cơ sở quyền lợi của con. Nếu cha, mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định việc giao con cho ai nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
Việc giải quyết việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn được đặt ra khi thỏa mãn hai điều kiện:
Xem thêm: HƯớng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con
Pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Căn cứ để Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn là ý chí tự nguyện của các bên, vợ/chồng không bị cưỡng ép, không bị lừa dối ly hôn. Trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định trong việc thuận tình ly hôn, ý chí tự nguyện thuận tình còn đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thỏa thuận thống nhất về các vấn đề: chia tài sản; nghĩa vụ nợ chung; chăm sóc con cái; trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ, người con.
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi được coi là hành vi bạo lực gia đình gồm:
Hành vi vi phạm pháp luật đó tác động tới một bên vợ hoặc chồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thể lực, trí lực, tâm tư tình cảm của vợ chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, một bên vợ hoặc chồng có một trong số các hành vi kể trên đều bị coi là có hành vi bạo lực gia đình.
Vợ, chồng không chỉ có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, tôn trọng, chăm sóc nhau, cùng nhau chia sẻ thực hiện các công việc trong gia đình mà vợ, chồng còn có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Khi vợ, chồng không còn chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng họ vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình cũng dẫn đến đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.
Mâu thuẫn gia đình chủ yếu phát sinh từ việc: vợ chồng bất đồng quan điểm sống; cách suy nghĩ; khó khăn kinh tế; gia đình có nhiều xích mích; các thành viên hiểu lầm, ghen tuông, đố kỵ, hẹp hòi, mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái;… Những mâu thuẫn này ngày một lớn lên, khiến cho đời sống hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài, ly hôn là điều không thể tránh khỏi.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Khi một bên có yêu cầu được ly hôn với người vợ hoặc chồng đã bị tòa án tuyên bố mất tích. Tòa án xem xét và giải quyết cho yêu cầu ly hôn của vợ/chồng.
Tuyên bố mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết. Thời hạn để một bên được coi là mất tích là hai năm, được tính từ ngày biết được tin cuối cùng về người đó. Nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức thì Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với vợ hoặc chồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, mặc dù nó được xác định là một căn cứ ly hôn.
Luật sư tư vấn quy định về các điều khoản ly hôn – Liên hệ 0983.499.828 (có Zalo).
Tại Khoản 2 Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Khoản 3 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được quy định cụ thể như sau:
Tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố sau:
Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Giá trị tài sản chung của vợ chồng phải được xác định theo giá thị trường tại thời điểm Tòa án sơ thẩm giải quyết ly hôn.
Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, việc xác định tài sản riêng không chỉ dựa vào lời khai của vợ, chồng mà còn phụ thuộc vào các bằng chứng chứng minh đi kèm.
Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Khi đó, việc xác định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào sự thỏa thuận của cha mẹ. Việc thỏa thuận này sẽ được lập thành biên bản theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, không được hiểu trong mọi trường hợp cha mẹ thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì sẽ được Tòa án công nhận. Mà theo đó, việc thỏa thuận người trực tiếp nuôi con phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của con.
Khi đó, Tòa án muốn xác định được ai là người trực tiếp nuôi con thì cần:
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn – Liên hệ 0983.499.828 (có Zalo).
Án phí ly hôn là loại án phí dân sự. Khi đó, án phí ly hôn bao gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
Cụ thể, mức án phí được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Theo đó, án phí ly hôn theo quy định mới nhất được tính như sau:
STT | Tên án phí | Mức thu |
1 | Ly hôn không có giá ngạch | 300.000 đồng |
2 | Ly hôn có giá ngạch | |
2.1 | Từ 06 triệu đồng trở xuống | 300.000 đồng |
2.2 | Từ trên 06 triệu đồng – 400 triệu đồng | 5% giá trị tài sản |
2.3 | Từ trên 400 triệu đồng – 800 triệu đồng | 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản vượt quá 400 triệu đồng |
2.4 | Từ trên 800 triệu đồng – 02 tỷ đồng | 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản vượt 800 triệu đồng |
2.5 | Từ trên 02 tỷ đồng – 04 tỷ đồng | 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản vượt 02 tỷ đồng |
2.6 | Từ trên 04 tỷ đồng | 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng. |
Mức án phí ly hôn phúc thẩm sẽ là 300.000 đồng.
Nếu yêu cầu ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì vợ chồng phải chịu mức án phí bằng 50% mức án phí nêu trên.
Xem thêm: Chi phí ly hôn hết bao nhiêu tiền?
Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách. Em và chồng đã kết hôn được 10 năm, nhưng chồng em lại đi làm xa. Thỉnh thoảng, anh ấy mới về nhà. Mới đây, em mới phát hiện ra chồng em đã có con với một người phụ nữ khác nên muốn ly hôn với chồng. Vậy luật sư cho em hỏi, liệu bây giờ em ly hôn với chồng thì có được bồi thường tuổi thanh xuân không? Xin cảm ơn luật sư.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc kết hôn của hai anh chị là do hai bên tự nguyện. Ngoài ra, luật cũng không có quy định về trường hợp khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ bồi thường tuổi thanh xuân cho người vợ.
Tuy nhiên, nếu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; phân chia nợ chung thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này, nếu chị có thể thỏa thuận được với chồng về mức bồi thường tuổi thanh xuân cho mình thì sẽ được Tòa chấp nhận.
Ngược lại, nếu chồng chị không đồng ý. Đồng thời, chị yêu cầu đơn phương xin ly hôn với lý do chồng mình ngoại tình. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên để phân chia tài sản; quyền nuôi con…theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, pháp luật không quy định khi ly hôn, người chồng phải bồi thường tuổi thanh xuân cho vợ. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận yêu cầu này trong quyết định hoặc bản án.
Chào Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách! Em có một câu hỏi cần luật sư tư vấn. Em và vợ kết hôn từ năm 2020. Hai vợ chồng em có 01 con chung. Cách đây 04 tháng vợ chồng em xảy ra mẫu thuẫn, thường xuyên cãi nhau. Hôm qua cô ấy đã ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ và nói sẽ ly hôn với em. Con em chưa được 02 tuổi, cháu cũng rất bên ông bà nội. Luật sư cho em hỏi, nếu bây giờ ly hôn thì em có giành được quyền nuôi con không? Xin cảm ơn luật sư.
Nếu bạn và vợ bạn đã thỏa thuận được sau khi ly hôn bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con. Khi đó, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận này của hai bạn.
Nếu hai vợ chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi Tòa án sẽ giao cho mẹ là người trực tiếp nuôi con. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này, bạn phải chứng minh được những điều kiện sau:
Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về Luật sư tư vấn Luật ly hôn miễn phí. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn; vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…