Hòa giải ly hôn đơn phương là một trong những bước giải quyết ly hôn. Nhiều người khi có yêu cầu thường thắc mắc: Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần? Có bắt buộc phải tiến hành ly hôn hòa giải? Không có mặt hòa giải thì có sao không??… Nếu bạn đọc có cùng những thắc mắc trên có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc liên hệ với Công ty Luật Hùng Bách hoặc hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn trực tiếp.
Hòa giải là hoạt động thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Nó là một quá trình mà bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề.
Ly hôn hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Các bên giải quyết tranh chấp sẽ tham gia; tự thỏa thuận với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập. Bên thứ ba trung lập thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa và đi đến những thỏa thuận nhất định.
Như vậy hiểu một cách đơn giản, đây là thủ tục mà bên thứ ba trung lập (cán bộ Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền; hòa giải viên tiến hành hòa giải ở cơ sở; tổ trưởng dân phố hòa giải ở cơ sở,…) sẽ đứng ra thuyết phục hai bên vợ, chồng hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang rạn nứt.
Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi với chồng đăng ký kết hôn được hơn 6 năm. Lúc mới kết hôn vợ chồng tôi rất hạnh phúc. Nhưng từ khi sinh con, anh ấy lạnh nhạt với tôi và con. Mâu thuẫn giữa vợ chồng ngày càng lớn theo thời gian. Tôi đã nhiều lần đề nghị chồng thuận tình ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng chồng tôi không nhất trí cùng thực hiện thủ tục.
Hiện nay, tôi đã nộp đơn xin thực hiện thủ tục ly hôn một phía. Tôi yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung vợ chồng ra Tòa. Nhưng do tính chất công việc phải thường xuyên đi công tác nên tôi không tham gia hết vào quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi phải ra Tòa làm việc, ly hôn hòa giải mấy lần?
Tham khảo thêm bài viết liên quan: Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể hòa giải mấy lần. Trên thực tế, thủ tục này có thể tiến hành từ 2-3 lần. Nếu ly hôn hòa giải nhiều lần tại Tòa án không thành thì sẽ đưa vụ án ra xét xử. Ly hôn hòa giải tại Tòa án là một trong những thủ tục bắt buộc. Theo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Căn cứ quy định tại điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành ly hôn hòa giải mấy lần để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết những tranh chấp trong vụ án. Ly hôn hòa giải có ý nghĩa quan trọng và đóng vái trò không thể thiếu.
Nhà nước khuyến khích các bên tự thực hiện thủ tục này ở cơ sở theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cơ sở ở đây chính là tổ dân phố, làng, xã, ấp, bản…nơi 2 vợ chồng chung sống. Mục đích của việc hòa giải ở cơ sở là để khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp với nhau.
Điều 206 và 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chi tiết về những trường hợp vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành được. Do đó, nếu không thuộc những trường hợp này thì tiến hành hòa giải là thủ tục bắt buộc. Trong trường hợp của bạn không thể bỏ qua bước này được.
Việc pháp Luật đặt ra thủ tục hòa giải khi ly hôn có rất nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý. Ngoài ra cũng có ý nghĩa không nhỏ về mặt nhân văn.
Việc hòa giải khi hai vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân là thủ tục bắt buộc. Để khi giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân tòa án nắm được vụ việc đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên, để cho hai bên có thời gian suy nghĩ thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến vấn đề chấm dứt quan hệ hôn nhân như: Tài sản chung, quyền nuôi con…
Từ đó có thể rút ngắn được quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án. Hài hòa được lợi ích của cả hai bên. Không những vậy bước này còn là căn cứ để Tòa án xem xét có đưa vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân ra xét xử hay không. Tránh để mất thời gian, công sức của các bên khi tham gia tố tụng.
Thực tế có những vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân mà người đưa ra yêu cầu trong tình trạng tâm lý bị kích động. Chưa có suy nghĩ thấu đáo, đưa ra quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân vì nóng giận. Do đó, tại thời điểm đưa ra yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân và một thời gian sau suy nghĩ có thể khác nhau. Đây cũng coi như là cơ hội để các bên bình tâm, cân nhắc lại vấn đề.
Việc hòa giải ở Tòa án là để Tòa án phân tích những điểm đúng, điểm sai của hai bên và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ lại về yêu cầu ly hôn. Mục đích cuối cùng là mong muốn hai vợ chồng hàn gắn lại, quay lại với nhau. Trong các vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân, thủ tục này có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt.
Khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì nhiều vấn đề tranh chấp liên quan kéo theo, làm sao để giải quyết xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái mới là điều quan trọng. Do đó, vụ án ly hôn hòa giải mấy lần thực tế quan trọng là ở kết quả làm việc chứ không phải là số lần thực hiện.
Bạn đọc nếu có thắc mắc về thủ tục khi thuận tình, ly hôn đơn phương có thể liên hệ tới Công ty Luật Hùng Bách qua Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ trực tiếp.
Trường hợp hòa giải tại Tòa án thành: Nếu các bên không còn tranh chấp, thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà đương sự không thay đổi ý kiến. Thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Điều này có nghĩa các bên thuận tình ly hôn, Tòa án giải quyết cho chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Trong trường hợp hòa giải không thành: Khi không thể thuận tình ly hôn, các tranh chấp vẫn không thể thống nhất giải quyết. Tòa án tiếp tục thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo. Trong quá trình đó, Tòa án có thể ra các quyết định như: quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử;… Tùy vào diễn biến cụ thể của vụ án.
Tham khảo thêm bài viết liên quan: Thời hạn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Thưa Luật sư Công ty Luật Hùng Bách. Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2016. Trong quá trình chung sống vợ chồng phát sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã. Chồng tôi thường xuyên cờ bạc, đánh đập tôi;. Chồng tôi đã bán hết đồ đạc, tài sản trong nhà để cờ bạc.
Đến nay nhận thấy đời sống hôn nhân không thể tiếp tục. Chồng tôi không đồng ý thuận tình ly hôn nên tôi đã nộp đơn ra Tòa án để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi con, chia tài sản với chồng tôi. Tòa án đã thụ lý và tôi cũng đã nộp tiền tạm ứng án phí.
Xin hỏi: Qua tìm hiểu tôi được biết rằng Tòa án sẽ tổ chức phiên ly hôn hòa giải tại Tòa giữa hai vợ chồng. Do tính chất nghề nghiệp thường xuyên phải đi công tác xa nên Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể không tham gia làm việc trên Tòa án được không?
Dù là ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn thì theo điều 54 HNGĐ 2014. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Vấn đề ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần?. đơn phương ly hôn có bắt buộc phải hòa giải?. Căn cứ Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án có trách nhiệm tiến hành buổi làm việc này và tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Thủ tục hòa giải mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Nó không chỉ là những quy định của pháp luật mà còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn giúp những người muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân nhìn nhận lại kỹ càng hơn về yêu cầu của mình, tránh những trường hợp phải hối tiếc.
Ly hôn đơn phương không hòa giải có được không?
Theo điều 205 bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thủ tục hòa giải. Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành thủ tục này để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc không tiến hành được. Theo đó hòa giải khi ly hôn là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án. Nếu đương sự không có lý do chính đáng hoặc không thuộc các trường hợp không thực hiện được hoặc không tiến hành được thì vẫn phải tham gia buổi làm việc này.
Trong trường hợp ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn đều sẽ có những trường hợp Tòa án không thể tiến hành thủ tục này. Cụ thể là những trường hợp:
Chào bạn! Công ty Luật Hùng Bách xin tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp của bạn xử lý như sau bạn là nguyên đơn và bạn vắng mặt tại phiên họp nếu không vì lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu Tòa án gửi thông báo triệu tập lần thứ nhất, mà bạn vắng mặt không có lý do chính đáng. Sau đó Tòa án triệu tập lần thứ hai mà bặn vẫn vắng mặt không phải vì lý do bất khả kháng. Lúc này Tòa sẽ xem như bạn từ bỏ đơn khởi kiện.
Trong trường hợp bạn đọc không tiến hành hòa giải ở cơ sở. Muốn Tòa án giải quyết yêu cầu của mình thì có thể làm đơn từ chối hòa giải ly hôn. Theo quy định của pháp Luật ly hôn hiện hành và quy chế làm việc của Tòa án. Bạn có thể làm đơn từ chối hòa giải tại cơ sở theo mẫu sau:
Khi nhận thấy mâu thuẫn hôn nhân không hòa giải được. Muốn Tòa án nhanh chóng giải quyết, ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Bạn đọc có thể làm đơn từ chối ly hôn hòa giải. Mẫu đơn từ chối như sau:
Tương tự như thuận tình ly hôn. Nếu muốn Tòa án nhanh chóng đưa vụ án ra ra xét xử thì bạn cũng có thể làm đơn từ chối hòa giải theo mẫu sau:
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:
Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụLuật sư sư ly hôn đối với mọi loại vụ việc tùy theo yêu cầu của khách. Nếu cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ theo các phương thức sau:
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về vấn đề “Ly hôn đơn phương hoà giải mấy lần thì xong?”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến chủ đề trên có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
PH
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…