Khi không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan có thẩm quyền. Việc đầu tiên mà người dân cần làm là viết đơn khiếu nại đất đai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về hình thức và nội dung của đơn khiếu nại đất đai. Việc chuẩn bị đơn không tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả quá trình giải quyết tranh chấp đất đai sau này. Thấu hiểu được những khó khăn đó của bạn đọc, với kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai qua nội dung bài viết dưới đây.
Đơn khiếu nại đất đai là văn bản mà công dân, tổ chức soạn thảo. Mục đích nhằm đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc quản lý đất đai. Đồng thời, giải quyết tranh chấp đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trước khi diễn ra việc khiếu nại đất đai thì trước đó tranh chấp đất đai hoặc yêu cầu liên quan đến quyền sử dụng đất của người khiếu nại với bên bị khiếu nại hoặc với bên thứ ba đã được đưa ra giải quyết. Tuy nhiên, người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp này. Do đó họ làm đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại. Việc khiếu nại đất đai được coi như một biện pháp để cá nhân, tổ chức yêu cầu phía cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình.
Thực tế cho thấy hầu hết kết quả giải quyết tranh chấp đất đai đều không thể đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên. Bên không được chấp thuận yêu cầu sẽ cố gắng thực hiện những công việc tiếp theo để được xem xét, giải quyết lại tranh chấp đất đai. Do đó, mẫu đơn khiếu nại đất đai là văn bản luôn được tìm hiểu nhiều nhất khi tranh chấp quyền sử dụng đất.
Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền:
Người sử dụng đất gồm:
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:
Người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục khiếu nại.
Trong quá trình thực hiện các công việc cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai. Người dân thường có nhiều thắc mắc và gặp khó khăn trong bước soạn thảo đơn từ, văn bản. Đa số không biết phải sử dụng ngôn từ thế nào cho đúng. Ngay tên đơn cũng không biết để như thế nào cho chuẩn chỉnh. Trường hợp nào thì sử dụng mẫu đơn khiếu nại; trường hợp nào thì sử dụng đơn khởi kiện,…
Như đã phân tích ở trên đơn khiếu nại đất đai sử dụng trong trường hợp người dân không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp, yêu cầu về quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ:
Bà A và ông B có tranh chấp về lối đi chung. Hai bên không thể giải quyết được nên ông B đã làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện C giải quyết tranh chấp đất đai. Sau khi nhận được yêu cầu của ông B; UBND huyện C đã thực hiện các công việc cần thiết để giải quyết tranh chấp đất đai về ngõ đi chung. Theo kết quả giải quyết của UBND huyện C, diện tích đất đang tranh chấp được giao cho bà A có quyền sử dụng. Ông B phải tháo bỏ hàng rào trên diện tích đất đó.
Không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND huyện C; cho rằng UBND huyện C đã không khách quan khi giải quyết tranh chấp. Vì vậy, ông B làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện C, yêu cầu xem xét lại.
Theo quy định tại Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin; trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Từ khái niệm trên có thể thấy, nội dung, bản chất của đơn kiến nghị so với đơn khiếu nại nhẹ nhàng hơn.
Đơn kiến nghị đất đai mang tính chất là việc xây dựng; đóng góp, đề xuất ý kiến. Đơn kiến nghị thường được sử dụng trong quá trình tranh chấp; yêu cầu về quyền sử dụng đất đai đang trong quá trình được cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết. Nhiều trường hợp đơn kiến nghị của công dân được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét và lấy ý kiến đó vào việc giải quyết vụ việc về đất đai.
Đơn khiếu nại đất đai lại là ý kiến phản ánh; thể hiện sự không đồng ý, bất mãn với kết quả giải quyết tranh chấp, yêu cầu về đất đai của cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Đơn khiếu nại đất đai được sử dụng khi tranh chấp; yêu cầu về đất đai đã được giải quyết xong.
Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất được sử dụng khi cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai hoặc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự liên quan đến quyền sử dụng đất. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay được sử dụng theo mẫu đơn quy định tại Mẫu số 23-DS. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện dưới đây
Trường hợp bạn đọc muốn khởi kiện tranh chấp đất đai mà chưa biết cách viết đơn khởi kiện có thể tham khảo nội dung bài viết về chủ đề Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của Công ty Luật Hùng Bách Tại đây để nắm rõ hơn về cách viết.
Đơn khởi kiện là mẫu đơn chỉ sử dụng khi người có yêu cầu muốn giải quyết vụ việc; vụ án liên quan đến đất đai tại Toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu về đất đai tại UBND xã hoặc UBND cấp huyện thì đơn khởi kiện sẽ không được cán bộ phụ trách tiếp nhận. Ngược lại, nếu muốn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án mà không dùng đơn khởi kiện (ví dụ: sử dụng đơn khiếu nại đất đai) thì cũng không được Tòa án tiếp nhận giải quyết.
Mẫu đơn khiếu nại đất đai hiện chưa được quy định cụ thể. Do đó, người khiếu nại đất đai nếu muốn thực hiện thủ tục khiếu nại thì sử dụng mẫu đơn khiếu nại được quy định chung. Hiện nay, mẫu đơn khiếu nại được quy định tại Mẫu số 01 Nghị định 124/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật khiếu nại.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— …, ngày… tháng… năm… ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: Họ và tên người khiếu nại:……………………………………………………………………………….. ; Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..; Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…………… , ngày cấp…………. , nơi cấp: ………………………….. Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:……………………………………………………. ; Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..; Khiếu nại về việc:………………………………………………………………………………………..; Nội dung khiếu nại:………………………………………………………………………………………. (Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).
NGƯỜI KHIẾU NẠI (Chữ ký hoặc điểm chỉ) |
Người làm đơn khiếu nại đất đai soạn đơn theo nội dung vụ việc thực tế của mình. Với mỗi trường hợp khác nhau người làm đơn lại có cách trình bày khác nhau. Nhưng nhìn chung nội dung trong đơn vẫn phải đáp ứng các điều kiện cơ bản cần phải có trong đơn khiếu nại đất đai. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại đất đai dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách:
Khi thực hiện thủ tục khiếu nại đất đai, người khiếu nại cần xác định xem cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình. Nếu không xác định đúng, gửi sai đơn khiếu nại sẽ dẫn tới việc bị trả lại đơn khiếu nại đất đai. Điều này khiến cho quá trình giải quyết bị kéo dài.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại đất đai lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
Hộ gia đình ông P đang sử dụng diện tích đất 300m2 tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông P đại diện gia đình thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 300m2 đất này.
Sau một thời gian tiếp nhận yêu cầu và giải quyết, cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ của UBND huyện Mỹ Đức ra văn bản với nội dung không giải quyết yêu cầu cấp sổ đỏ cho hộ gia đình ông P. Ông P đại diện gia đình làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức về hành vi của cán bộ xử lý hồ sơ UBND huyện Mỹ Đức.
Người khiếu nại ghi rõ họ tên và địa chỉ của người khiếu nại đất đai trong đơn khiếu nại. Những thông tin này cần trùng khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân;…
Nếu bên khiếu nại là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh; tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện. Nếu bên khiếu nại là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Kèm theo đơn khiếu nại cần có tài liệu giấy tờ thể hiện việc người đứng tên trong đơn khiếu nại là người đại diện, người được ủy quyền.
Người làm đơn khiếu nại đất đai cần ghi rõ và đầy đủ nội dung thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại. Việc ghi rõ thông tin này còn là căn cứ để người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét xem mình có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai hay không.
Đối với việc khiếu nại quyết định hành chính đất đai. Người khiếu nại cần xem xét kỹ ai ban hành quyết định hành chính đó. Có thể căn cứ vào tên cơ quan ban hành trên Quyết định hành chính để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Đối với việc khiếu nại hành vi hành chính đất đai. Người khiếu nại cần xem xét việc không thực hiện; thực hiện không đúng;… công việc thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức đó thuộc cơ quan nào để xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành vi hành chính về đất đai.
Người làm đơn khiếu nại đất đai khiếu nại quyết định hành chính hay hành vi hành chính về việc gì? Là khiếu nại đất đai lần đầu hay khiếu nại lần thứ hai. Sau đó là trình bày nội dung sự việc khiếu nại theo những ý chính sau:
Tôi làm đơn này khiếu nại hành vi vi phạm của các cán bộ thuộc……liên quan đến hành vi cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng của gia đình tôi. Nội dung vụ việc cụ thể như sau:
Năm….., gia đình ông…….xây dựng cổng bê tông, xây tường rào trên phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình tôi. Tôi đã nhiều lần yêu cầu ông……..phá dỡ để lại đúng hiện trạng lối đi. Nhưng ông…….không hợp tác. Lo ngại việc đất của gia đình tôi tiếp tục bị lấn chiếm, ảnh hưởng đến quyền sử dụng của gia đình; tôi đã tiến hành xây dựng tường bao quanh thửa đất của mình. Tuy nhiên, trong quá trình gia đình tôi tiến hành xây dựng tường rào; các cán bộ thuộc…….đến nhà tôi cưỡng chế phá dỡ hàng rào mà gia đình tôi đã xây dựng.
Tôi nhận thấy sự việc trên có rất nhiều hành vi vi phạm quy định của pháp luật; gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi, cụ thể:
Thứ nhất, về cơ sở và trình tự, thủ tục cưỡng chế phá dỡ công trình của…….không đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc không xử lý công trình vi phạm khác trên cùng một thửa đất là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Nội dung nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Kính đề nghị…….. giải quyết nội dung khiếu nại của tôi theo quy định của pháp luật.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà đơn khiếu nại đất đai sẽ do các cơ quan, tổ chức khác nhau tiếp nhận và giải quyết. Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu hay nói cách khác là việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại không phải việc đơn giản và không phải ai cũng nắm được rõ nội dung này.
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai trong quá trình cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Bạn đọc gửi đơn khiếu nại đất đai tới chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu có yêu cầu giải quyết khiếu nại liên quan tới các nội dung như: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau;…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các vấn đề như: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.; Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;…
Giám đốc sở tài nguyên và môi trường sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các vấn đề như: Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;…
Nói tóm lại, muốn biết vụ việc của mình phải gửi đơn khiếu nại đất đai về đâu để giải quyết thì người làm đơn khiếu nại cần xác định được thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong vụ việc của mình. Để tránh tình trạng xác định không đúng, người làm đơn khiếu nại về đất đai nên tìm tới Công ty luật sư tư vấn để được tư vấn về đất đai. Bạn đọc có thể liên hệ tới:
Sau khi soạn xong đơn khiếu nại đất đai, người khiếu nại thực hiện các công việc tiếp theo để nội dung khiếu nại của mình được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết.
Người khiếu nại chuẩn bị đơn khiếu nại về đất đai; các tài liệu chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định hành chính; hoặc hành vi hành chính của mình. Để yêu cầu giải quyết khiếu nại được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì hồ sơ nộp kèm theo rất quan trọng.
Người khiếu nại phải chứng minh nội dung khiếu nại của mình là đúng thì quyền và lợi ích của người khiếu nại mới được đảm bảo. Hồ sơ kèm theo đơn khiếu nại có thể được tiếp tục cung cấp, bổ sung trong quá trình giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, để việc khiếu nại được thực hiện có hiệu quả hơn thì người khiếu nại cần có sự chuẩn bị chu đáo về những tài liệu chứng cứ kèm theo.
Sau khi chuẩn bị xong đơn khiếu nại và các tài liệu chứng cứ kèm theo người khiếu nại nộp hồ sơ khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai. Việc nộp đơn khiếu nại có thể được thực hiện bằng một trong hai cách:
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu xét thấy nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết cho các bên liên quan cùng biết.
Trường hợp nội dung khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cũng phải ra thông báo cho người khiếu nại. Trong thông báo cần phải nêu rõ lý do không thụ lý đơn khiếu nại đất đai.
Sau khi đơn khiếu nại được thụ lý, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ tiến hành các công việc tiếp theo để giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình sẽ thực hiện các công việc như:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý.
Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần 2 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục thụ lý và giải quyết khiếu nại lần 2 theo quy định của Luật khiếu nại.
Sau khi đã chốt được phương án giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại đất đai ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn 03 ngày; kể từ từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn đất đai uy tín. Với đội ngũ Luật sư chuyên về đât đai giỏi, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các vướng mắc liên quan đến thủ tục khiếu nại đất đai như:
Đất đai là tài sản có giá trị lớn. Kèm theo đó là các vấn đề pháp lý phức tạp, nhiều vấn đề cần khiếu nại. Trên thực tế, nhiều trường hợp tự nghiên cứu và đưa ra giải pháp đối với vụ án quyết tranh chấp đất đai của mình. Tuy nhiên, do kiến thức và tầm hiểu biết pháp luật đất đai còn hạn chế; nên đa số các trường hợp này đều không đạt được kết quả như mong đợi và đã gây ra hại rất lớn.
Nếu bạn gặp phải các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai; hoặc cần Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách thức sau:
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
BP.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…