Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc có nhu cầu mua mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi, cần tư vấn về giao dịch có dấu hiệu cho vay nặng lãi. Vì vậy, trong bài viết này, Luật Hùng Bách làm rõ các vấn đề liên quan tới Tội cho vay nặng lãi và mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi để Quý bạn đọc có thể tham khảo.
Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất, theo đó suất vay được pháp luật cho phép như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”
Như vậy, khi cho vay – mượn, nếu mức lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay tương đương 1.66%/tháng thì % mức lãi suất nêu trên vượt quá sẽ không có hiệu lực pháp luật.
A vay B số tiền: 100.000.000 (đồng) trong thời hạn 1 (năm) với thỏa thuận mỗi tháng A phải trả cho B số tiền lãi là 2.000.000/tháng.
Trong trường hợp này, mức lãi 2.000.000đ/tháng sẽ tương đương với 2%/tháng, vượt quá mức lãi suất quy định 0.34%. Theo quy định trên thì 0.34% tương đương với số tiền lãi 340.000đ/tháng sẽ không có hiệu lực.
Trên thực tế, nếu bên vay chưa thanh toán số tiền lãi vượt quá mức quy định trong luật thì có thể từ chối thanh toán. Nếu đã hoàn tất quá trình thanh toán thì khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm được trả lại cho người vay tiền.
Xem thêm: Luật sư hình sự giỏi, uy tín
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
Thứ nhất, cho người khác vay với lãi suất cao với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 điều 468 BLDS 2015. Tức là, mức lãi suất từ 100%/năm hoặc 8.3%/tháng sẽ có thể bị xem xét về tôi cho vay nặng lãi.
Thứ hai, người cho vay phải thuộc một trong các trường hợp sau:
Cách xác định số tiền thu lợi bất chính từ giao dịch vay, nợ được hướng dẫn cụ thể theo Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13 tháng 09 năm 2019 TAND Tối cao. Theo đó, số tiền được coi là khoản lợi bất chính là số lãi vượt quá 20%/năm tương đương 1,66%/tháng chứ không bao gồm tất cả số lãi trên nợ gốc.
Ông A cho bà B vay số tiền 100 triệu đồng với mức lãi suất 120%/năm – tương đương 10%/tháng. Ông A cho bà B vay được 4 tháng thì bà B không có khả năng thanh toán tiếp. Như vậy, trong trường hợp này, số tiền thu lợi bất chính được xác định là:
Số tiền thu lợi bất chính: (10% -1.66%) * 4 tháng *100 (triệu) = 33.360.000 VNĐ.
Như vậy, Mức lãi suất cho vay từ 8,3% và thuộc một trong các trường hợp nêu trên đây thì người cho vay tiền, mượn tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.
Xem thêm: mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cho vay nặng lãi là một tội phạm hình sự, theo đó công dân có quyền tố giác, tố cáo tội phạm, đồng thời là nghĩa vụ với quốc gia. Nếu trong trường hợp công dân biết hành vi phạm tội nhưng cố ý không tố cáo, tố giác tội cho vay nặng lãi thì người đó cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm (điều 389 BLHS 2015).
Vì vậy, nếu bạn phát hiện hoặc nhận thấy hành vi của người cho vay nặng lãi, bạn có nghĩa vụ trình báo, tố giác hành vi phạm tội này tới cơ quan điều tra theo đúng thẩm quyền và nội dung sự việc.
Việc tố cáo, tố giác tội phạm được bảo mật và cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ người có đơn, thư tố giác tội phạm theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, nếu bạn bị cho vay nặng lãi thì việc trình báo, tố cáo tội phạm này là giải pháp để bạn thoát khỏi những thiệt hạ tài sản và hậu quả pháp lý không đáng có.
Vậy trình tự tố cáo cho vay nặng lãi như thế nào? Mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi ra sao sẽ được Luât Hùng Bách giải đáp tiếp trong phần nội dung sau đây.
Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
Việc đầu tiên khi bạn chuẩn bị tố cáo hành vi cho vay nặng lãi, bạn cần có 1 mẫu đơn và nội dung đơn tố cáo chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành. Vì nếu không đáp ứng các điều kiện này, cơ quan điều tra có quyền từ chối tiếp nhận đơn, thư tố giác không hợp lệ.
Sau đây là mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi mới nhất do Luật Hùng Bách biên soạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–……., ngày…. tháng…. năm ……
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………
Tên tôi là:…………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:…………………………………
Nay tôi đề nghị:………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nội dung đơn tố cáo sẽ quyết định 80% nội dung trình báo có được thụ lý giải quyết hay không. Ngoài ra, nội dung đơn tố cáo cần thận trọng để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Vì vậy, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cơ bản về cách viết đơn tố cáo cho vay nặng lãi sau đây của Luật sư:
Cần xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc – cơ quan công an nơi xảy ra hành vi phạm tội;
Nhiều bạn đọc có hỏi: Có nên cung cấp đúng thông tin cá nhân khi trình báo, tố cáo tội phạm không?
Luật sư giải đáp: Đối với các hành vi xâm phạm trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bạn nên cung cấp đúng thông tin để phía cơ quan điều tra tiện xác minh trong quá trình giải quyết vụ việc.
Tại mục này, người trình báo, tố cáo cần làm rõ và nổi bật các tình tiết, sự việc xảy ra trong quan hệ vay, nợ theo đúng trình tự của sự việc, Cụ thể:
Tại mục này, người có đơn tố cáo cần chốt lại nội dung đề nghị tới cơ quan điều tra. Đây cũng là nội dung quan trọng và cần cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng. Bởi lẽ, nếu nội dung đề nghị không đúng hoặc vượt quá phạm vi vụ việc bạn có thể bị đối phương tố cáo về hành vi vu khống.
Nếu bạn cần hỗ trợ cách soạn thảo mẫu Đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi, bạn có thể liên hệ ngay hotline số: 0971115989 (zalo) để được Luật sư hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo
Theo thông tư số: 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC việc giải quyết đơn tố cáo phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:
Đơn tố cáo tội phạm, đơn tố cáo cho vay nặng lãi chỉ được giải quyết khi công dân có đề nghị cơ quan điều tra đúng thẩm quyền để xem xét truy cứu hành vi đó. Theo quy định, cơ quan công an cấp quận/huyện nơi diễn ra hành vi là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo tội phạm.
Ông A (hộ khẩu thường trú: quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) có hành vi cho vay nặng lãi với bà B số tiền là 500.000.000đ tại nhà riêng của ông A (địa chỉ: số 5, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).
Trong tình huống này, khi bà B nhận thấy hành vi của ông A có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi, bà B có trách nhiệm nộp đơn tố cáo, tố giác tội phạm tới cơ quan Công an cấp quận nơi xảy ra hành vi – tức là Cơ quan Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Khi đó, đơn tố giác sẽ được tiếp nhận xử lý theo đúng trình tự tố tụng.
Sau khi tiếp nhận các đơn, thư tố giác đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật của công dân theo đúng thẩm quyền, cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ nội dung và phân loại đơn thư tố giác:
– Đơn thư tố giác có căn cứ;
– Đơn thư tố giác tội phạm không có căn cứ.
Với các đơn thư không có căn cứ, cơ quan điều tra sẽ trả lời bằng văn bản trả lời công dân và kết luận “không có căn cứ truy cứ thụ lý đơn tố giác tội phạm”.
Đối với Đơn thư tố giác tội phạm có căn cứ, có dấu hiệu tội phạm sẽ được chuyển qua bước tiếp theo là thụ lý đơn tố cáo.
Sau khi tiếp nhận đơn, thư tố giác, tố cáo tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đáp ứng các điều kiện sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý nội dung tố cáo,tố giác, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Sau khi thụ lý, cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh thông tin tố cáo và được tiến hành như sau:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin; tài liệu làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ về giao dịch có dấu hiệu cho vay nặng lãi hoặc tố cáo, trình báo hành vi cho vay nặng lãi; cần tham khảo, soạn mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi;…Bạn có thể liên hệ Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách để được tư vấn hỗ trợ kịp thời qua các kênh liên lạc sau đây:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…