Khi nào thương tích cần phải giám định? Bản thân là bị hại thì có được từ chối trưng cầu giám định thương tích không? Quy định pháp luật hiện hành ghi nhận về giám định thương tích như thế nào?…. Tất cả những vướng mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết sau. Liên hệ Luật Hùng Bách để được hỗ trợ nhanh chóng, phù hợp với từng trường hợp cần xác định tỷ lệ thương tật cụ thể – Hotline: 0983.499.828 (zalo).
Trưng cầu giám định là biện pháp điều tra trong quá trình thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự. Trưng cầu giám định được tiến hành theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý án hình sự.
Giám định thương tích là quá trình xác định, đánh giá và phân tích các dấu hiệu tổn thương, vết thương trên cơ thể. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân, tính chất và mức độ của thương tích.
Trưng cầu giám định thương tích có thể hiểu là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Hoạt động này được thể hiện bằng việc ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn cần thiết về lĩnh vực y khoa theo quy định của pháp luật, nhằm giám định, nghiên cứu, kết luận về tỷ lệ thương tích của cá nhân trong quá trình giải quyết.
Việc trưng cầu giám định thương tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Trưng cầu giám định giúp gỡ nút thắt trong việc đánh giá hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội; xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, hoạt động trưng cầu giám định phải tuân thủ theo quy trình khá chặt chẽ.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này, hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định thương tích được quy định cụ thể tại khoản 4, Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm:
“4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động”
Theo đó, trong các vụ án hình sự, dân sư hoặc các thủ tục hành chính khác, khi cần xác định tính chất của thương tích, xác định mức độ tổn hại đối với sức khỏe; khả năng lao động của người bị thương thì cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tích.
Thông thường, thủ tục trưng cầu giám định nhằm một số mục đích như sau:
Việc sử dụng kết quả giám định thương tích có ý nghĩa quan trọng đối với bên bị thương tích, bên gây thương tích và cả cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi xin làm rõ như sau:
Kết quả giám định thương tích giúp bên gây thương tích và bên bị thương nắm được tỷ lệ thương tổn, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp:
Để được hỗ trợ kiểm tra thử mức độ thương tích các bạn có thể liên hệ trực tiếp số 0983.499.828 (Zalo).
Các thông tin được khai thác từ quá trình giám định thương tích có thể sử dụng vào các hoạt động cụ thể của cơ quan điều tra như:
Khi sử dụng những thông tin này, cơ quan điều tra cần phải chú ý về phạm vi chứng minh, mức độ tin cậy và giá trị pháp lý của các tài liệu giám định. Kết quả giám định thương tích phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các tài liệu, chứng cứ đã có.
Tham khảo thêm: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?
Do có xích mích qua lại, trong lúc nóng nảy, anh N và anh T đã xảy ra xô xát tại nhà anh N, anh N rút chiếc dao ở bếp ra chém vào anh T. Anh H (em trai anh T) thấy thế vội ra can ngăn, nên cũng bị anh N chém vào tay.
Anh T và anh H đều bị thương và được đưa đến cơ sở y tế để điều trị. Anh T bị mất đốt 1 ngón tay I bàn tay trái.
Cơ quan Cảnh sát điều tra công an quận P đã tiến hành trưng cầu giám định của Trung tâm pháp y thành phố H Tại theo Quyết định trưng cầu giám định số 102, ngày 10/09/2022. Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 68/2022/TgT ngày 15/09/2022 của Trung tâm pháp y thành phố H kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra đối với anh T là 1,5%.
Anh T nhận thấy bản kết luận giám định đã xác định không đúng tỷ lệ tổn thương cơ thể do anh N gây ra, người nhà anh T đã đến Công ty Luật Hùng Bách nhờ tư vấn hỗ trợ.
Theo quy định tại mục 7.1 chương 7 Thông tư số 22/2019/TT-BYT thì tỷ lệ thương tích mất đốt 1 ngón I được xác định là 3%. Như vậy, tỷ lệ thương tích ở đây đang có dấu hiệu sai lệch giữa thực tế và bản kết luận anh T đang cung cấp. Anh T có thể thực hiện thủ tục yêu cầu giám định lại thương tật. Anh T và bạn đọc có thể liên hệ Luật sư tư vấn, hướng dẫn thủ tục theo số: 0983.499.828 (zalo).
Điều 36 Luật Giám định tư pháp có quy định như sau:
“1. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
2. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.”
Như vậy, chi phí trưng cầu giám định thương tích sẽ do người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định trả cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Bên cạnh đó, trường hợp người dân có nhu cầu giám định y khoa thì mức phí sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
Câu hỏi: Kính chào Luật Hùng Bách. Tôi là Hoàng Tiến H, hiện đang cư trú tại Trực Ninh, Nam Định. Tôi có câu hỏi như sau mong được giải đáp. Cháu tôi là M có tham gia đánh nhau và bị thương khá nhiều, có cả vết rách da, bị bầm và vết thương hở. Ban đầu bên kia có thái độ rất thách thức nên tôi đang định làm đơn ra công an. Nhưng gia đình họ lại đến xin được bồi thường để hòa giải. Tôi đang rất phân vân và muốn nhờ Luật sư đánh giá xem với bệnh án như vậy thì cháu tôi bị thương bao nhiêu % để gia đình tôi cân nhắc. Và cũng có tôi biết luôn về phí công việc. Tôi xin cảm ơn.
Chào anh H, trường hợp của anh muốn biết được tỷ lệ thương tật làm cơ sở thỏa thuận giữa hai bên có thể chuyển hồ sơ vụ việc tới Luật Hùng Bách. Chúng tôi sẽ đánh giá hồ sơ và quy định pháp luật hiện hành để xác định mức độ thương tích. Cùng với đó, Luật sư hình sự cũng sẽ tư vấn quy định pháp luật liên quan để gia đình đưa ra quyết định phù hợp. Anh H và bạn đọc có thể tham khảo mức phí dịch vụ như sau:
Sau khi gia đình gửi đơn trình báo, tố giác tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết đinh trưng cầu giám định để xác định kết quả thương tích chính thức. Từ đó làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Mọi nhu cầu hỗ trợ xác định tỷ lệ thương tật và tư vấn pháp luật được tiếp nhận theo số 0983.499.828 (zalo). Các bạn cũng có thể gửi hồ sơ trực tiếp qua địa chỉ email: Luathungbach@gmail.com.
Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thủ tục trưng cầu giám định thương tích được thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định vụ việc thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định.
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Nội dung quyết định cần có:
Bước 3. Chuyển giao quyết định tới các đơn vị liên quan.
Quyết định trưng cầu giám định phải được cơ quan trưng cầu giám định giao hoặc gửi cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kèm theo là hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Bài viết tham khảo: Thời gian giám định thương tích.
Khoản 4, Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Bị hại có các nghĩa vụ:
Bên cạnh đó, điểm b, khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng có quy định dẫn giải có thể áp dụng đối với:
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Từ những quy định nêu trên, người bị hại không được từ chối trưng cầu giám định thương tích. Bị hại bắt buộc phải giám định thương tích để xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm, mức xử phạt. Nếu đã có quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bị hại từ chối mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị hại có thể dẫn giải để thực hiện việc giám định đó.
Trưng cầu giám định thương tích là thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định. Hoặc nhiều trường hợp nắm được thủ tục nhưng không muốn tốn thời gian đi lại, làm việc nhiều lần. Khi đó, sự tham gia của Luật sư hình sự sẽ hỗ trợ bảo vệ quyền lợi tối đa, giúp vụ việc được giải quyết nhanh và thuận lợi hơn.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, tư vấn pháp luật về giám định thương tật, thương tích, y khoa… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các công việc gồm:
Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ xác định phần trăm thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể để sử dụng vào mục đích dân sự/theo nhu cầu của khách hàng. Nếu đang cần hỗ trợ giải quyết các công việc trên, bạn đọc có thể liên hệ theo các cách sau.
Bạn đọc cần hỗ trợ giải quyết các thủ tục nêu trên hoặc cần tư vấn pháp luật có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,…:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách với nội dung “Quy định pháp luật về quyết định trưng cầu giám định thương tích”. Trường hợp gặp phải những vướng mắc liên quan đến thủ tục giám định thương tật, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
CV
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…