Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích


Bạn sẽ làm gì khi bạn hoặc người thân bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, thân thể? Việc bạn có thể làm ngay để bảo vệ quyền trong trường hợp này là có đơn tố giác, tố cáo hành vi cố ý gây thương tích tới cơ quan công an có thẩm quyền. Trong nội dung bài viết sau đây, Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ và làm rõ các nội dung về thủ tục tố giác cố ý gây thương tích, Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích để bạn đọc có thể tham khảo. 

Hành vi cố ý gây thương tích là gì?

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo mới nhất năm 2021

Quy định pháp luật: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội cố ý gây thương tích
Cố ý gây thương tích là hành vi tác động đến thân thể của người khác. Hành vi này làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc… và làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ. Nhưng không làm cho nạn nhân bị tử vong. 

Hơn nữa, hành vi của người phạm tội được thực hiện một cách cố ý. Người thực hiện nhận thức rõ hành vi của mình. Song, nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Hành vi được bị coi là cố ý gây thương tích khi thỏa mãn các dấu hiệu sau đây: 

Thứ nhất, có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Đối tượng bị tác động là thân thể con người đang sống.

Thứ hai, hành vi người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân bằng các hành vi như đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v…

Dẫn đến hậu quả có thể là:

  • Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này.
  • Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11% nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều 134 BLHS.

Thứ ba, hành vi của người phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý. Tức là nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác; và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Thứ tư, người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, với người phạm tội từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 – 4 và Khoản 5 điều 134 BLHS.

Như vậy:

Hành vi bị coi là cố ý gây thương tích khi thỏa mãn các dấu hiệu được nêu trên đây. Nạn nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị hại có quyền Tố cáo, tố giác hành vi cố ý gây thương tích tới cơ quan điều tra để đối tượng phạm tội bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi số 1: 

Cách đây 2 tháng, khi em đang đi trên đường thì bắt gặp anh Nguyễn Văn Tùng (người cùng làng, cùng xã với em). Khi đó, anh ta chặn xe em lại và yêu cầu em xuống xe. Em khi chưa biết chuyện gì xảy ra thì anh ra đã lao tới và tấn công liên tiếp vào phần đầu và người em. Hung khí anh ta dùng là 2 tuýp sắt. 2 tay anh ta liên tiếp vụt, đập vào phần cơ thể em.

Khi đó, em choáng váng và van xin anh ta tha nhưng anh ta vẫn liên tiếp tấn công. Một lát sau, khi em mất khả năng chống cự. Thật may, khi đó một vài người dân can ngăn anh ta ra. Khi đó anh ta mới chịu dừng tay.
Sau khi sự việc diễn ra, em đã được đưa đi viện. Hậu quả là em bị gãy tay trái. Phần cơ thể bầm, dập nhiều bộ phận trên cơ thể. Kết quả giám định thương tật,tỉ lệ thương tật là 36.5%.

Em xin hỏi Luật sư:

Hành vi của anh ta là thuộc tội giết người hay tội cố ý gây thương tích. Em muốn làm đơn tố cáo hành vi của anh ta gây ra.
Em rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn! 

Luật sư tư vấn: 

Chào bạn, Luật sư hình sự Luật Hùng Bách đã tiếp nhận câu hỏi tình huống của bạn. Luật sư giải đáp các thắc mắc về vụ việc của bạn như sau: 

Theo nội dung sự việc của em, hành vi đối tượng Tùng có các dấu hiệu như:

  • Có mưu đồ và lên kế hoạch cố ý tấn công;
  • Dùng hung khí để tấn công;
  • Tấn công gây ra thương tật tỉ lệ tổn hại sức khỏe trên 11%;
  • Tấn công vào các vùng, bộ phận trên cơ thể. 

Với các tình tiết, hành vi của Tùng thỏa mãn cấu thành Tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, để xác định hành vi của Tùng là giết người hay cố ý gây thương tích, trong trường hợp này cần làm rõ vị trí gây thương tích, để xác định rõ động cơ, mục đích gây án của Tùng. 

Nếu hành vi của Tùng tác động đến các vị trí hiểm yếu trên cơ thể; có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như: đầu, ngực, cổ,… khi đó, có cơ để xem xét hành vi của Tùng theo tội danh Giết người. Ngoài ra, để đánh giá đúng tính chất hành vi, Luật sư có thể nghiên cứu và đánh giá giúp bạn cụ thể hơn. 

Trước tiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của em, em cần có 1 đơn trình báo nội dung vụ việc tới cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét. Nếu em cần tư vấn, đánh giá cụ thể về vụ việc, em có thể liên lạc với Luật sư hình sự theo số máy: 0971115989 (zalo)

Câu hỏi số 2: 

Cách đây vài ngày, em cùng đám bạn có đánh một gã trộm cắp ở địa phương. Trong khi đánh gã đó, bọn em dùng tuýp sắt và đánh vào các vùng thân trên của cơ thể. Sau 1 lúc, tụi em thấy gã ta có vẻ đã bị đau nên tụi em dừng tay. Tuy nhiên, sau khi thấy gã ta bị thương nặng. Bọn em có đưa đi viện để cấp cứu. Nhưng không may gã ta vẫn tử vong.

Luật sư cho em hỏi, trong trường hợp này:

  • Nếu có thì tụi em sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội danh nào?
  • Em tìm hiểu quy định nhưng chưa rõ là hành vi của bọn em thuộc Tội cố ý gây thương tích hay Tội giết người?

Em mong Luật sư giải đáp giúp em để tụi em thu xếp công việc vì cũng đã bị cơ quan điều tra triệu tập lên làm việc. 

Luật sư giải đáp: 

Chào em, Luật sư hình sự sẽ giải đáp trường hợp của em như sau:

Đầu tiên cần phân biệt tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.

– Điểm giống nhau giữa cả hai tội này đều có những điểm giống nhau là xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

– Điểm khác nhau cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích” ở mục đích phạm tội và lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, ngoài ra còn một số yếu tố khác:

– Mục đích của hành vi phạm tội:

Tội “Giết người”: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Tội “Cố ý gây thương tích” hoặc “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

– Xác định mức độ, cường độ tấn công

Tội “Giết người”: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Tội “Cố ý gây thương tích”: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

– Vị trí tác động trên cơ thể:

Tội “Giết người”: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…

Tội “Cố ý gây thương tích”: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân,…

– Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác:

Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy… cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.

–  Yếu tố lỗi:

Tội “Giết người”: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm. Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp.

Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra. Tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.

Tội “Cố ý gây thương tích”: Người thực hiện hành vi thấy trước hành vi của mình có thể gây thương tích cho người khác nhưng vẫn mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Nếu “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người thì người thực hiện hành vi thấy trước hành vi của mình có thể có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Ở đây người phạm tội chỉ có ý thức và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả thương tích chứ không phải hậu quả chết người. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

Như vậy:

Trong trường hợp phạm tội “Cố ý gây thương tích”, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra.

Còn trường hợp phạm tội “Giết người” là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ (giết người chưa đạt).

Đối chiếu, phân tích với trường hợp, tình huống của bạn đọc:

Thứ nhất, hành vi của em và các bạn là không có chủ đích trước và diễn ra trong trạng thái tinh thần có thể bị kích động mạnh do hành vi trộm cắp của nạn nhân;

Thứ hai, hành vì diễn ra không mong muốn nạn nhân chết. Chủ thể chỉ muốn đánh để cảnh cáo, răn đe vào những bộ phận thông thường của cơ thể nạn nhân;

Thứ ba, việc nạn nhân không may tử vong cũng là hậu quả ngoài dự tính và một phần do các bạn không thấy trước hậu quả xảy ra. 

Tuy nhiên, việc nạn nhân tử vong là hậu quả nghiêm trọng và là tình tiết dẫn đến khó xác định chính xác cấu thành tội danh. Bởi lẽ, mặc dù đã thỏa mãn 3 yếu tố, khía cạnh nêu trên nhưng nếu giám định pháp y thể hiện rằng các bộ phận hiểm yếu của nạn nhân bị tác động dẫn đến tử vong thì tính chất vụ việc hoàn toàn khác. Khi đó, có cơ sở để truy cứu trách nhiệm theo tội danh Giết người.

Vì vậy, nếu bạn cần tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích, bạn có thể gọi qua hotline số: 0971115989 (zalo).

Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích
Luật sư soạn thảo đơn, tư vấn thủ tục tố cáo hành vi cố ý gây thương tích: 0971115989 (zalo).

Mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích

Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo

Khi có đơn tố giác, tố cáo hành vi cố ý gây thương tích đúng hình thức, nội dung theo quy định. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh, điều tra vụ việc. Vì vậy, công dân cần chuẩn bị 1 mẫu đơn tố cáo chuẩn thì trình thủ tục sẽ được xem xét, giải quyết nhanh, gọn theo đúng trình tự pháp luật. Bạn đọc có thể tham khảo Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích mới nhất do Luật Hùng Bách biên soạn như sau: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

……., ngày…. tháng.… năm ……

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi cố ý gây thương tích)

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………

Tên tôi là:…………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:…………………………………

Nay tôi đề nghị:………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

Người tố cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn Tố cáo hành vi cố ý gây thương tích

Để hoàn thành mẫu đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích theo mẫu trên, bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau:

* Thứ nhất, mục “Kính gửi…”,

Người viết đơn sẽ điền tên cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra hành vi. Ví dụ: “Kính gửi công an quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội”

* Thứ hai, mục “Tên tôi là…” và “Địa chỉ…”,

Người có đơn tố cáo cần cung cấp đúng, đủ thông tin nhân thân của mình;

Nhiều bạn đọc có hỏi: Có nên cung cấp đúng thông tin cá nhân khi trình báo, tố cáo tội phạm không? 
Luật sư giải đáp: Đối với các hành vi xâm phạm trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bạn nên cung cấp đúng thông tin để phía cơ quan điều tra tiện xác minh trong quá trình giải quyết vụ việc. 

* Thứ ba, mục “Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của…”

Tại mục này, người trình báo, tố cáo cần trình bày, làm rõ các tình tiết xảy ra theo đúng trình tự thời gian của sự việc, Cụ thể:

  • Thời điểm diễn ra sự việc, địa điểm, thời gian;
  • Lý do các bên gặp nhau?
  • Lý do bên kia có hành vi gây thương tích với mình?
  • Tại thời điểm đó có những ai chứng kiến;
  • Nêu chi tiết quá trình đối tượng có hành vi hành hung, gây thương tích. (sử dụng hung khí gì, tác động vào vị trí nào trên cơ thể, có ai can ngăn không, thái độ có hung hãn không,…)
  • Sau khi sự việc diễn ra, đối tượng có thái độ gì khắc phục hậu quả không?
  • Có bằng chứng, tài liệu chứng cứ gì kèm theo?
  • Và các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Các nội dung này đống vai trò quan trọng. Vì vậy, để phía cơ quan điều tra có nhận định ban đầu đúng về tính chất vụ việc. Bạn cần nên có 1 đơn tố cáo, trình báo với nội dung hoàn chỉnh. Nếu bạn chưa biết cách soạn nội dung này ra sao? Bạn có thể liên lạc ngay với Luật sư qua hotline: 0971115989 (zalo) để được hỗ trợ, tư vấn.  

* Thứ tư, mục “Nay tôi đề nghị…”

Tại mục này, người có đơn tố cáo cần chốt lại nội dung đề nghị tới cơ quan điều tra. Đây cũng là nội dung quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng.  Bởi lẽ, nếu nội dung đề nghị không đúng hoặc vượt quá phạm vi vụ việc; ngược lại là bạn có thể bị đối phương tố cáo về hành vi vu khống. 

Ngoài ra, người viết đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích cần lưu ý là khi nộp đơn thì nên nộp kèm các chứng cứ về hành vi cố ý gây thương tích của người khác đối với mình (nếu có). Ví dụ: hình ảnh, video, file ghi âm…

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn và hỗ trợ về đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích, đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì hãy liên hệ ngay đến hotline 0971115989 (zalo) để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời. 

Luật sư hỗ trợ soạn thảo mẫu đơn tố cáo  cố ý gây thương tích

Để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè trước những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến thân thể, sức khỏe thì bạn cần thực hiện đúng việc tố cáo hành vi cố ý gây thương tích theo trình tự, thủ tục của pháp luật.

Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ soạn thảo mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích, đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì hãy liên hệ tới hotline:0971115989 (zalo) để được những luật sư hình sự giỏi tư vấn và hỗ trợ. Hoặc bạn đọc có thể liên hệ tới một trong các kênh thông tin sau:

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *