THỦ TỤC THÊM TÊN CHA VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON


Hiện nay nhiều trường hợp con sinh ra vì một số lý do mà khi đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh chỉ ghi nhận thông tin mẹ, không có thông tin về cha. Vậy sau này, nếu có mong muốn bổ sung thông tin cha vào Giấy khai sinh có thực hiện được không? Thủ tục thêm tên cha vào Giấy khai sinh cho con quy định như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp qua số: 0966.053.058 (Zalo) để được Luật sư Luật Hùng Bách tư vấn, hỗ trợ.

Thêm tên cha vào giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn được không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định cha, mẹ cụ thể như sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Theo đó, con sinh ra trước khi vợ, chồng đăng ký kết hôn nếu được cha, mẹ thừa nhận thì sẽ được coi là con chung của vợ chồng. Vì vậy, hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh của con khi vợ chồng chưa đăng ký kết hôn.

Khoản 2, điều 16 thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:

Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt.

Trường hợp con sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của người con.

Như vậy, con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn và có văn bản thừa nhận con chung, người yêu cầu chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi thông tin về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh cho con.

Trường hợp không có văn bản thừa nhận con chung. Trước khi thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch, người cha có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con. Hoặc nếu có phát sinh tranh chấp thì khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xác nhận quạn hệ cha con.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha con trọn gói.

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha, con trọn gói. Tuỳ vào điều kiện và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn những dịch vụ sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục: Miễn phí. Liên hệ: 0966.053.058 (Zalo);
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ + hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: 500.000 đồng;
  • Hỗ trợ thu thập giấy tờ nếu còn thiếu: từ 1.000.000 đồng (phụ thuộc vào giấy tờ còn thiếu);
  • Hướng dẫn chứng minh quan hệ huyết thống + giới thiệu đơn vị xét nghiệm ADN uy tín, đảm bảo pháp lý:Miễn phí – Liên hệ: 0966.053.058 (Zalo);
  • Phí nhận uỷ quyền tham gia xử lý vụ việc (trọn gói): Chỉ từ 30.000.000 đồng.

Khoản phí trên có thể được điều chỉnh để phù hợp với vụ việc của khách hàng và mức độ phức tạp của vụ việc. Liên hệ tư vấn, báo chi phí ghi chú trọn gói đối với từng trường hợp cụ thể: 0966.053.058 (Zalo).

Luật Hùng Bách hỗ trợ thủ tục nhân cha con trong các trường hợp.

  • Thủ tục nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn;
  • Thủ tục nhận cha con để làm giấy khai sinh;
  • Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú;
  • Thủ tục nhận cha con tại Toà án.
thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con
Liên hệ tư vấn, hỗ trợ thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con: 0966.053.058 (Zalo).

Thêm tên bố vào giấy khai sinh cần giấy tờ gì?

Thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con.

Trường hợp này chỉ cần phải tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch trên giấy khai sinh của người con. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký bổ sung thông tin hộ tịch;
  • Giấy tờ làm căn cứ bổ sung thông tin hộ tịch (văn bản thừa nhận con chung);
  • Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu;
  • Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.

Trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con trước khi thêm tên cha.

Để thực hiển thủ tục đăng ký nhận cha con cần phải có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con như sau:

Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Ngoài những chứng cứ chứng minh quan hệ cha con như trên. Người yêu cầu thêm tên cha vào Giấy khai sinh khi thực hiện tại UBND nộp kèm các giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng sinh;
  • Giấy khai sinh bản gốc của người cần bổ sung hộ tịch;
  • Giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con tại đâu?

Thẩm quyền bổ sung tên cha vào giấy khai sinh đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước.

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014.

Điều 7: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

Theo đó, đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Thẩm quyền bổ sung hộ tịch thuộc về UBND cấp xã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc UBND cấp xã nơi cư trú của người có yêu cầu.

Thẩm quyền bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con có yếu tố nước ngoài.

  • Trường hợp người nước ngoài trước đây đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. thẩm quyền bổ sung hộ tịch thuộc về UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc UBND cấp huyện nơi cư trú  của người đó.
  • Đối với trường hợp người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài. Thẩm quyền bổ sung hộ tịch thuộc về UBND cấp huyện  trước đây đã đăng ký hộ tịch.
  • Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể thực hiện việc bổ sung hộ tịch tại Cơ quan đại điện của Việt Nam ở nước đó. Nếu việc đăng ký này không trái so với pháp luật của nước tiếp nhận và không so với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh.

Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con.

Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại cơ quan hộ tịch.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha con;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con ruột;
  • Giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ tịch bằng một trong các hình thức:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan;
  • Nộp hồ sơ theo đường bưu điện;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến.

Bước 3: Nhận kết quả và đăng ký nhận bản sao. Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu sẽ được cán bộ hộ tịch bàn giao biên bản giao nhận giấy tờ cùng với thời gian trả kết quả. Bản sao sử dụng làm giấy tờ chứng minh quan hệ cha con khi thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch.

Thủ tục nhận cha, con tại Tòa án nhân dân.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm.

  • Đơn khởi kiện yêu xác định cha cho con;
  • CMND, hộ khẩu/ giấy xác nhận thông tin cư trú của cha, mẹ;
  • Giấy khai sinh của con;
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – mẹ – con.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên. Người yêu cầu có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Toà án, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống cổng thông tin điện tử của Toà án.

Bước 3: Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết.

  • Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ. Thời gian xem xét hồ sơ yêu cầu xác định quan hệ cha con là 8 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án và giải quyết theo quy định.
  • Sau khi hồ sơ được thụ lý, Toà án sẽ thực hiện thủ tục hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không thành thì Toà sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Tòa án giải quyết yêu cầu xác định cha, con.

Nếu cha, mẹ thống nhất việc thừa nhận con chung. Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp không thể thỏa thuận và thừa nhận con chung. Tòa án xét xử xụ án và ra ban hành bản án theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Nhận kết quả.

Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Cha, mẹ có thể đến UBND để làm thủ tục đăng ký, thay đổi thông tin hộ tịch trên giấy khai sinh của con. Thủ tục nhận cha con tại Cơ quan hộ tịch thuộc UBND.

Thủ tục bổ sung hộ tịch thêm tên cha vào giấy khai sinh.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu;
  • Giấy Khai sinh của người cần bổ sung hộ tịch;
  • Văn bản thừa nhận là con chung của cặp vợ chồng nếu thuộc trường hợp bổ sung hộ tịch cho con được người vợ sinh ra trước khi đăng ký kết hôn hoặc được sinh ra khi cha, mẹ sinh sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn;
  • Văn bản xác nhận của các cơ quan y tế, các cơ quan giám định hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền ở trong hoặc ngoài nước về việc xác nhận quan hệ cha con (nếu có);
  • Các bằng chứng, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con (nếu có);
  • Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu đăng ký bổ sung hộ tịch.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên. Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ tại UBND nơi đã đăng ký khai sinh cho con trước đây hoặc UBND nơi cư trú của con.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo với Chủ tịch UBND xin ý kiến. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Cán bộ hộ tịch tiến hành ghi nội dung bổ sung và cùng với người yêu cầu ký vào Sổ hộ tịch. Ghi nội dung bổ sung thông tin về cha vào mục tương ứng và đóng dấu nội dung bổ sung vào Giấy khai sinh bản gốc của con đã được cấp.

Bước 4: Trả kết quả.

Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả là Giấy Khai sinh bản gốc đã được bổ sung thông tin về cha và Trích lục bổ sung hộ tịch cho người yêu cầu theo đúng ngày hẹn trên giấy hẹn trả kết quả.

Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài.

Tình huống: Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi là T.T.L, sống ở Quảng Bình. Tôi có một đứa con chung với anh Thomas.M là người nước ngoài, quốc tịch Bỉ. Năm 2022, tôi sinh cháu ở Việt Nam, chồng tôi khi đó ở Bỉ. Do vợ chồng tôi chưa đăng ký kết hôn nên Giấy khai sinh của cháu chỉ có thông tin về mẹ, phần thông tin người cha để trống. Nay chồng tôi quay trở lại Việt Nam và muốn bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh cho con thì phải làm thế nào ạ? Mong Luật sư giải đáp.

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn! Luật sư Luật Hùng Bách tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Đối với trường hợp bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con có yếu tố nước ngoài. Người có yêu cầu thực hiện các thủ tục:

  • Thủ tục đăng ký nhận cha, con;
  • Thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch.

Thủ tục đăng ký nhận cha, con có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, con có yếu tố nước ngoài chủ yếu thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú và được thực hiện như sau:

Hồ sơ thực hiện thủ tục nhận cha, con có yếu tố nước ngoài.

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, con (theo mẫu quy định);
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con: Kết luận giám định ADN. Văn bản cam đoan của các bên cha, mẹ, con về mối quan hệ cha, mẹ, con. Đồng thời, có ít nhất 2 người làm chứng (Trong trường hợp không có văn bản giám định của cơ quan y tế);
  • Giấy tờ nhân thân của người yêu cầu: Hộ chiếu/CCCD/CMND,…;
  • Trích lục khai sinh của con.

Lưu ý:

  • Hồ sơ, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch, công chứng hoặc chứng thực chữ ký theo quy định.

Thủ tục nhận cha, con có yếu tố nước ngoài.

  • Bước 1: Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như Luật Hùng Bách đã hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhận cha, con tại Trung tâm Hành chính công thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, sửa đổi.
  • Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Công chức hộ tich xác minh, niêm yết viêc nhận cha, con trong thời hạn 07 ngày liên tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện. Đồng thời niêm yết tại UBND cấp xã trong 07 ngày liên tục.
  • Bước 5: Nếu việc xác nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trích lục đăng ký nhận cha, con cho người có yêu cầu.

Thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch thêm tên cha vào giấy khai sinh.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nhận cha, con tại UBND cấp huyện. Người yêu cầu thực hiện thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh của con. Thủ tục bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh cho con bạn thực hiện như hướng dẫn trên.

Thời gian thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con.

Trường hợp bổ sung thông tin hộ tịch, việc giải quyết thủ tục thực hiện ngay trong ngày làm việc. Nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ mà thì kết quả có thể trả trong ngày làm việc tiếp theo.

Trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký nhân cha mẹ con thời gian thực hiện thủ tục kéo dài thêm như sau:

  • Nếu không có tranh chấp, thủ tục được thực hiện tại cơ quan hộ tịch. Tùy từng trường hợp thời hạn giải quyết từ 03-07 ngày làm việc. Trường hợp phải xác minh có thể kéo dài thêm từ 7-15 ngày làm việc.
  • Nếu có tranh chấp và thực hiện khởi kiện yêu cầu xác nhận cha con tại Tòa án. Thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 04 đến 06 tháng. Hoặc có thể kéo dài một năm hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào tính chất và độ vụ án.

Dịch vụ Luật sư thực hiện thủ tục nhận cha con.

Trong trường hợp cần tư vấn thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con hoặc thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con.Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn và thực hiện các công việc gồm:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục nhận cha, mẹ cho con;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản thừa nhận con chung của vợ chồng;
  • Hỗ trợ thu thập giấy tờ còn thiếu;
  • Hướng dẫn chứng minh quan hệ huyết thống;
  • Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc.

Liên hệ dịch vụ Luật Hùng Bách.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con”. Nếu còn có thắc mắc về thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. Quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ bằng các phương thức sau để được tư vấn:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *