Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Do vậy không phải ai cũng nắm được khái niệm Thừa phát lại là gì? Chức năng của thừa phát lại theo quy định của pháp luật như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khái niệm Thừa phát lại được ghi nhận tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Theo quy định trên, nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và các công việc của Thừa phát lại có quyền thực hiện, các điều kiện và thẩm quyền này sẽ được phân tích ở phần sau của bài viết. Chức danh Thừa phát lại là một chức danh chưa quá quen thuộc đối với người dân như công chứng viên, mặc dù phạm vi thẩm quyền của họ rất rộng và nhiều người cũng đã biết đến lập vi bằng – một trong các công việc của Thừa phát lại.
Lý do chức danh này chưa phổ biến có thể xuất phát từ chính tên gọi “Thừa phát lại”, cụm từ này có nguồn gốc Hán – Việt nên khó cắt nghĩa. Thực ra, ý nghĩa gốc được dùng để chỉ một người do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để thực hiện một số chức năng giống với thẩm quyền của nhân viên nhà nước nhưng lại không phải cán bộ, công chức nhà nước.
Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.
Mặc dù đến thời gian gần đây, các văn phòng thừa phát lại mới phát triển mạnh và chế định này được nhiều người chú ý hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thừa phát lại đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc, miền Bắc gọi là Chưởng tòa, miền Trung gọi là Mõ tòa, miền Nam là Thừa phát lại. Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chế định Thừa phát lại tồn tại đến năm 1950 đối với miền Bắc, còn miền Nam nó tiếp tục phát triển đến năm 1975.
Sau nhiều năm không xuất hiện trong các văn bản pháp luật và cả thực tiễn áp dụng, nhà nước đã ban hành nhiều nghị định mới về Thừa phát lại, bắt đầu từ nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 24/2008 cho thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và đến ngày 25-11-2015 thì thông qua Nghị quyết số 107/2015, chính thức cho thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 1-1-2016.
Có thể thấy, nhà nước đang dần mở rộng sự tham gia của yếu tố tư nhân vào các công việc thuộc thẩm quyền của mình, trong đó có lĩnh vực Thừa phát lại. Chế định này ban đầu được đưa trở lại thực thi thí điểm tại các thành phố lớn, nay đã được phổ biến trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Đạt được điều này, một phần là nhờ cơ chế của nhà nước và cũng phản ảnh nhu cầu thực tế của người dân đối với chế định Thừa phát lại.
Nghị định 08 về Thừa phát lại là quy định mới nhất có hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực này quy định về các chức năng của Thừa phát lại cụ thể như sau: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định 08/2020 và pháp luật có liên quan.
Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt. Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.
Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân ( các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt. Một số giấy tờ thuộc thẩm quyền Thừa phát lại có thể tống đạt được quy định tại nghị định 08/2020 như sau:
Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Lập vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, do đó việc lập vi bằng theo đúng quy định sẽ giúp hạn bên yêu cầu hạn chế được rủi do có thể xảy ra. Vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.
Trong đó, Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình….. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.
Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc). Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.
Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản.
Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở.
Ngoài ra, con một điều kiện khác liên quan đến trường hợp Thừa phát lại có thể thi hành án là: Các yêu cầu thi hành án của khách hàng không thuộc thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án, bao gồm: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Về bổ nhiệm thừa phát lại, người được bổ nhiệm phải là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, để phù hợp với tính chất công việc, Thừa phát lại phải có nền tảng chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, cụ thể:
Về miễn nhiệm, Thừa phát lại được bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ như một số chức danh của cơ quan nhà nước, một người đã được bổ nhiệm chỉ bị bãi nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc thuộc vào một trong các điểm tại khoản 2, điều 13 nghị định 08/2020. Trường hợp miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sơ Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.
Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại có thể chia làm một số nhóm cụ thể như sau:
Các quyền và nghĩa vụ khi hành nghề:
Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức nghề nghiệp:
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay Trung tâm vi bằng của chúng tôi là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về chế định thừa phát lại và vi bằng tại Việt Nam. Nếu bạn có vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0975686065 (Zalo) để được hỗ trợ dịch vụ.
TA
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…