Hiện nay có nhiều người muốn lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện, hành vi pháp lý để phục vụ cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu được một cách chính xác Vi bằng là gì và Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách sẽ giới thiệu cho các bạn đầy đủ các kiến thức về khái niệm, thủ tục lập vi bằng, phí lập vi bằng, những trường hợp nào thì nên lập vi bằng và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Vi bằng là gì?
Theo quy định tại khoản 3, điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Từ khái niệm này, có thể thấy vi bằng là loại văn bản được thực hiện như sau:
Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản.
Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng, điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.
Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Cụ thể:
Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.
Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như:
- Hành vi giao nhận tiền, tài sản;
- Hành vi giao hàng kém chất lượng;
- Hành vi đưa tin vu không;
- Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện….
Ví dụ: Theo hợp đồng thuê nhà giữa A và B, bên thuê (B) được thuê nhà trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019. Quá thời hạn trả nhà 10 ngày, dù bên A đã nhiều lần thông báo cho bên B về việc quá hạn và bên B vẫn chưa bàn giao nhà.
Trong tình huống này, bên A có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi của B.
Vi bằng ghi nhận hiện trạng.
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế;
- Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác;
- Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…
VD: Hàng xóm của bạn tiến hành phá dỡ nhà để xây dựng công trình mới. Việc pháp dỡ khiến trên tường nhà của gia đình bạn xuất hiện nhiều vết nứt. Khi đó, bạn cần lập vi bằng ghi nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác để có căn cứ yêu cầu đền bù thiệt hại.
Giá trị pháp lý của vi bằng.
Giá trị pháp lý của vi bằng.
Khoản 3, điều 36 nghị định 08/2020 quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“ Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định trên, có thể nhận thấy vi bằng không là một văn bản mang tính chất bắt buộc phải có, tuy nhiên việc lập vi bằng giúp giảm thiểu rủi do cho bên yêu cầu lập vi bằng.
Đối với vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, vi bằng sẽ ghi nhận: Sự kiện giao nhận tiền, gửi thông báo đòi nhà, đòi nợ, xác lập hợp đồng, lập di chúc; hành vi vi phạm pháp luật của người khác, hành vi sử dụng nhà thuê không đúng mục đích…..
Ví dụ.
Bên cho thuê nhà (A) và bên thuê nhà (B) ký kết hợp đồng thuê nhà. Trong hợp đồng có ghi nhận mục đích sử dụng là để ở, nếu bên B muốn thay đổi mục đích sử dụng phải được sự đồng ý của bên A ,nếu không sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng là 50 triệu và không được tiếp tục thuê. Sau một thời gian sử dụng, bên B đã tự ý dùng nhà làm địa điểm kinh doanh và không chịu trả tiền phạt.
Khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng được ký kết giữa hai bên chỉ có thể ghi nhận việc đã có thỏa thuận về chuyển mục đích sử dụng và phạt vi phạm, nhưng không thể ghi nhận được việc B có thật sự vi phạm thỏa thuận không và vi phạm từ thời điểm nào. Khi đó, nếu các bên đã tiến hành lập vi bằng ghi lại hành vi của B thì tại tòa án, vi bằng đó sẽ được dùng làm căn cứ chứng minh vi phạm của B.
Như vậy, có thể thấy vi bằng thừa phát lại lập là loại chứng cứ có giá trị pháp lý cực kỳ cao để chứng minh cho sự kiện, hành vi pháp lý đã xảy ra.
Giá trị pháp lý của vi bằng trên thực tiễn.
Thực tiễn cho thấy, vi bằng ra đời là cũng để khỏa lấp những khó khăn trong việc xác minh, công nhận chứng cứ do đương sự cung cấp trong các vụ án, khắc phục điểm yếu của các dạng chứng cứ khác như:
- Chứng cứ bằng miệng, bằng lời nói: Dễ bị thay đổi, không thống nhất.
- Chứng cứ bằng văn bản: Có thể bị giả mạo chữ ký, bị thất lạc, bị mờ, lỗi gây khó xác nhận nội dung.
- Chứng cứ File ghi âm, ghi hình: Khó thu thập, khó lưu giữ, phải thực hiện thêm thủ tục Giám định rất phức tạp và tốn kém chi phí khi đương sự không thừa nhận.
Liên hệ tư vấn pháp luật miễn phí và hỗ trợ thủ tục lập vi bằng nhanh: 0975.686.065 (có zalo)
Những trường hợp nên lập vi bằng (giá trị pháp lý của vi bằng).
Quy định của pháp luật về những trường hợp nên lập vi bằng.
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định về phạm vi lập và trường hợp được lập vi bằng như sau:
“Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này”.
Như vậy, pháp luật không quy định trong những trường hợp nào thì phải lập vi bằng mà dựa trên nhu cầu thực tế.
Những trường hợp nên lập vi bằng (giá trị pháp lý của vi bằng).
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bạn có thể lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện, hành vi pháp lý dưới đây:
Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng:
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình đang thi công.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
- Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà xưởng, mặt bằng cho thuê.
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà cửa trước khi hàng xóm xây nhà.
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình xây dựng.
- Dịch vụ lập Vi bằng nhà đất.
Lập vi bằng ghi nhận hành vi pháp lý, sự kiện:
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
- Lập vi bằng củng cố chứng cứ để giao nộp cho Tòa án.
- Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền khi mua nhà đất.
- Lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận mua bán tài sản.
- Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông; Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên;
- Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
- Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
- Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật.
- Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi gây thiệt hại tài sản, hiện trạng tài sản.
- Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.
- Lập vi bằng ghi nhận vi phạm nhãn hiệu, bản quyền.
- Lập vi bằng ghi nhận việc gửi thông báo.
- Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận của vợ chồng, gia đình.
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua, khi cho thuê.
- Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.
- Xác nhận việc chiếm giữ tài sản trái pháp luật.
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu.
- Xác nhận mức độ ô nhiễm môi trường.
- Xác nhận việc vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại.
Ngoài các trường hợp nêu trên, Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ lập vi bằng ghi nhận lại tất các các hành vi, sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật ngoại trừ một số trường hợp bị hạn chế dưới đây.
Các trường hợp không được lập vi bằng.
Hiện nay pháp luật không quy định các trường hợp phải lập vi bằng, nên khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thừa phát lại phải xem xét nội dung yêu cầu và căn cứ vào những trường hợp không được lập vi bằng tại điều 37, nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Cụ thể các trường hợp không được phép lập vi bằng gồm:
Thứ nhất.
Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm:
- Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;
- Vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;
- Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
Thứ hai.
Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
Như vậy, không thể tiến hành lập vi bằng có liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác. Thừa phát lại không có chức năng, không đủ thẩm quyền để yêu cầu các bên xuất trình điện thoại, thư tín, điện tín… Do đó, không nếu lập vi bằng trong trường hợp này vừa vi phạm quy đinh pháp luật, vừa không có đủ căn cứ.
Thứ ba.
Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. Khoản 2, điều 36 nghị định 08/2020 quy định “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”.
Thứ tư.
Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Thứ năm.
Vi bằng nhà đất ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu.
Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. Mục đích lập vi bằng là làm căn cứ để thực hiện giao dịch, hợp đồng hoặc trong trường hợp xảy ra tranh chấp vi bằng sẽ có giá trị chứng cứ trước tòa án. Do đó, lập vi bằng để hợp thức hóa giao dịch trái pháp luật của các bên dù được lập cũng không có giá trị pháp lý.
Thứ bảy.
Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
Ngoài những trường hợp nêu trên, khi xảy ra bất cứ sự kiện, hành vi pháp lý nào mà có khả năng gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân thì bạn hoàn toàn có thể lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện, hành vi pháp lý đó.
Thủ tục lập vi bằng.
Bước 1: Tư vấn, kiểm tra tính hợp pháp nội dung yêu cầu lập vi bằng.
Khi có nhu cầu, khách hàng đến các văn phòng thừa phát lại sẽ được tư vấn về một số quy định của pháp luật liên quan đến vi bằng mà khách hàng muốn lập. Khách hàng điền nội dung yêu cầu lập vi bằng vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu). Thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của nội dung yêu cầu lập vi bằng, trình Thừa phát lại quyết định. Nếu yêu cầu của khách hàng hợp pháp, khách hàng phải điền vào Phiếu cung cấp thông tin (theo mẫu) những thông tin cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng.
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.
Khách hàng và Văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ với một số nội dung cơ bản như: Nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng, điều khoản chấm dứt hoặc tạm dừng thực hiện hợp đồng.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.
Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi được yêu cầu lập vi bằng cũng như thực hiện các hoạt động như đo đạc, quay phim, chụp ảnh…. Để thể hiện tính khách quan, trung thực trong vi bằng.
Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính, bên Thừa phát lại và bên yêu cầu mỗi người giữ một bản, một bản được gửi cho sở tư pháp để thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng.
Thời gian thực hiện lập vi bằng phụ thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của khách hàng, khoảng cách giữa văn phòng thừa phát lại và nơi lập vi bằng….. Nếu yêu cầu không phức tạp và được lập ngay tại văn phòng Thừa phát lại, khách hàng có thể nhận được vi bằng sau vài tiếng (cần thời gian để Thừa phát lại xử lý hình ảnh, thông tin và giấy tờ kèm theo vi bằng).
Chi phí cho việc lập vi bằng.
Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
Chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm:
- Chi phí đi lại;
- Chi phí cho người làm chứng;
- Chi phí cho người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
Chi phí cho từng loại vụ việc cụ thể được thực hiện theo danh mục biểu phí của Văn phòng. Sau khi thỏa thuận được về phí và nội dung yêu cầu lập vi bằng, phần phí các bên thỏa thuận sẽ được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ được ký kết.
Dịch vụ lập vi bằng.
Hiện nay Trung tâm vi bằng của Luật Hùng Bách, với đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống văn phòng thừa phát lại phát triển rộng khắp có thể tự tin cung cấp Dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước.
Bên cạnh việc cung cấp Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp. Trung tâm vi bằng của chúng tôi còn có đội ngũ Luật sư hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan như:
- Có nên lập vi bằng không?
- Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?
- Nếu sau này phát sinh tranh chấp thì phải xử lý ra sao để có thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp tối đa cho mình?
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng “. Trường hợp gặp phải những vướng mắc liên quan đến thủ tục vi bằng thừa phát lại hoặc cần sử dụng dịch vụ lập vi bằng, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
TA.