Chức năng của Văn phòng thừa phát lại


Hiện nay ở Việt Nam nhu cầu lập vi bằng và sử dụng các dịch vụ của thừa phát lại đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên Văn phòng thừa phát lại là gì và Chức năng của văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật như thế nào thì không phải ai cũng có thể nắm được. Nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc nêu trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Trước khi đưa ra khái niệm văn phòng Thừa phát lại, chúng ta cần hiều về chức danh Thừa phát lại theo quy định pháp luật luật. Căn cứ vào nghị định số 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Dựa trên khái niệm được các nhà làm luật đưa ra, có thể thấy Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, tương tự như luật sư hay công chứng viên thì khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định, Thừa phát lại cũng có thể thành lập tổ chức để hành nghề. Vậy, chính xác theo quy định pháp luật thì tên gọi của tổ chức hành nghề Thừa phát lại là văn phòng Thừa phát lại hay công ty Thừa phát lại.

Quy định về văn phòng Thừa phát lại tại khoản 1, điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:

“Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh”.

Vậy, hình thức pháp lý được quy định cho tổ chức này khi đăng ký thành thành lập phải là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp, công ty này có khả năng có thêm thành viên góp vốn.

Tổ chức này tuy được thành lập dưới hình thức pháp lý là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Tuy hiên tên gọi của nó có phần đặc biệt hơn so với các hình thức khác. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.

Một số lưu ý khi đặt tên Văn phòng Thừa phát lại.

  • Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật;
  • Không được trùng với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc;
  • Không được gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc;
  • không được vi phạm truyền thông lịch sử; văn hóa; đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Văn phòng Thừa phát lại Trường Phúc.

Vậy, theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân, nhưng tên gọi lại được đặt dưới hình thức văn phòng Thừa phát lại.

Chức năng của Văn phòng thừa phát lại
Chức năng của Văn phòng thừa phát lại theo quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng thừa phát lại.

Như đã phân tích trong phần trên, văn phòng Thừa phát lại có hình thức pháp lý là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Đối với doanh nghiệp tư nhân, một Thừa phát lại đứng ra thành lập sẽ là trưởng văn phòng và là chủ doanh nghiệp tư nhân. Đối với hình thức công ty hợp danh, hai thành viên là Thừa phát lại lập công ty sẽ có tư cách thành viên hợp danh.

Ngoài những người được coi là chủ sở văn phòng, để có thể thực hiện được các công việc và cũng phù hợp với quy định pháp luật, văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Công ty Thừa phát lại sẽ bao gồm: Một hoặc hai Thừa phát lại là chủ sở hữu tham gia thành lập văn phòng; Các Thừa phát lại khác hành nghề tại văn phòng và thư ký nghiệp vụ theo hợp đồng lao động.

Điều kiện trở thành Thừa phát lại.

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam;
  • Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Đối với thư ký nghiệp vụ, người được ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại cũng phải đạt được các điều kiện như:

  • Công dân Việt Nam không quá 65 tuổi;
  • Thường trú tại Việt Nam;
  • Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có trình độ từ trung cấp luật trở lên.

Ngoài ra cả hai chức danh này đều không được thuộc vào các trường hợp luật quy định không được bổ nhiệm Thừa phát lại ghi nhận tại điều 11, nghị định 08/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Liên hệ tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục lập vi bằng nhanh: 0975.686.065 (có zalo)

Chức năng của văn phòng thừa phát lại.

Khi được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, văn phòng Thừa phát lại sẽ có những chức năng cụ thể như sau:

Chức năng Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt. Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.

Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân (các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt.

Các giấy tờ Thừa phát lại được tống đạt theo nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, các loại văn bản này sẽ được thực hiện tống đạt theo yêu cầu và hợp đồng dịch vụ được ký kết giũa văn phòng Thừa phát lại và Bộ tư pháp.

Chức năng lập vi bằng.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Lập vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, do đó việc lập vi bằng theo đúng quy định sẽ giúp hạn bên yêu cầu hạn chế được rủi do có thể xảy ra. Vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Một số vi bằng ghi nhận hiện trạng điển hình:

  • Các bên thỏa thuận về tai sản khi kết hôn, ly hôn;
  • Trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế;
  • Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác;
  • Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình;

Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như:

  • Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền;
  • Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty;
  • Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc;
  • Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật;
  • Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án.

Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu (thường là bên có quyền trong vụ việc).

Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau:

  • Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng;
  • Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh;
  • Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Nội dung văn bản xác minh khi thi hành án:

  • Đối tượng cần xác minh;
  • Các nội dung cần xác minh;
  • Thông tin cần cung cấp;

Sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải  trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ lập vi bằng nhà đất Tại đây!

Chức năng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Thừa phát lại thực hiện thi hành án trong các trường hợp:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
  • Bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
  • Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Kết luận:

Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở. Ngoài ra, còn một điều kiện khác liên quan đến trường hợp Thừa phát lại có thể thi hành án là: Các yêu cầu thi hành án của khách hàng không thuộc thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án, bao gồm:

Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;

  • Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
  • Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản;
  • Các khoản thu khác cho Nhà nước;
  • Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Thủ tục thành lập và hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

Do phải thực hiện các chức năng liên quan đến tố tụng cũng như các thủ tục mà hệ quả pháp lý của chúng ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên. Văn phòng Thừa phát lại cần được kiểm soát một cách kỹ lưỡng khi thành lập. Trưởng văn phòng Thừa phát lại hoặc người được ủy quyền khi thực hiện thủ tục thành lập và hoạt động cần phải:

Thứ nhất, thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại muốn được đăng ký thành lập phải đáp ứng một số tiêu chí của Khoản 1, điều 21, nghị định 08/2020 như: Điều kiện về kinh tế – xã hội, số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và mật độ dân cư, nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Bên cạnh đó, trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện phải chưa có văn phòng Thừa phát lại, nếu đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì tại thời điểm đăng ký mới chỉ có 01 văn phòng Thừa phát lại được cấp phép. Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát để được xem xét cho phép thành lập.

Thứ hai, thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập. Việc được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động vừa là một thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, vừa là phương thức giúp các cơ quan tư pháp biết đến hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Vì sau khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản thông tin đăng ký hoạt động cho các cơ quan sau:

  • Cục Thi hành án dân sự;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
  • Cơ quan thuế;
  • Cơ quan thống kê;
  • Cơ quan Công an;
  • Chi cục Thi hành án dân sự;
  • Tòa án nhân dân;
  • Viện kiểm sát nhân dân;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Bộ Tư pháp;
  • Và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp.

Trong khi thực hiện các nghiệp vụ, văn phòng cần đến sự hợp tác của các cơ quan kể trên, cũng như các cơ quan nhà nước khác, bên cạnh đó chức năng tống đạt của văn phòng Thừa phát lại phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng với các cơ quan tư pháp.

Dịch vụ lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại.

Khi xảy ra một sự kiện, hành vi mà hệ quả của nó có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn muốn lưu lại các sự kiện, hành vi đó một cách hợp pháp để có căn cứ bảo vệ bản thân. VD: Hàng xóm đào móng nhà và trong quá trình đó có khiến cho tường nhà bạn bị nứt, vỡ, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại hành vi của hàng xóm và hậu quả của hành vi đó ( nhà bạn bị hư hại). Vi bằng này sẽ được dùng làm căn cứ để bạn có thể yêu cầu hàng xóm bồi thường thiệt hại đã xảy ra.

Theo quy định pháp luật trước đây, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng trong phạm vi đại bàn hành chính cấp tỉnh nơi văn phòng Thừa phát lại có trụ sở. Tuy nhiên, từ ngày 24/02/2020 Thừa phát lại có quyền lập vi bằng mà không bị giới hạn theo khu vực địa lý. Hiện nay Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách đang cung cấp Dịch vụ hỗ trợ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước. Nếu gặp phải những vướng mắc liên quan đến Văn phòng thừa phát lại hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ lập vi bằng bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 (có zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Tú Anh.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *