Mấy năm gần đây, bộ phận tư vấn của chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới chủ đề ly hôn. Nhiều nhất là các câu hỏi về ly hôn thuận tình như: Hồ sơ ly hôn thuận tình bao gồm các giấy tờ gì? Pháp luật có bắt buộc hòa giải khi ly hôn thuận tình không? Nếu có thì thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? và đặc biệt là nhiều bạn có mong muốn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình không cần hòa giải. Hôm nay, Luật sư ly hôn của Luật Hùng Bách sẽ giải đáp tất cả các vướng mắc đó thông qua bài viết này, nếu có vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục ly hôn các bạn có thể liên hệ theo số 0983.499.828 (Zalo).
Trước tiên, các bạn cần nắm rõ về các quy định pháp luật về loại hình ly hôn này. Người yêu cầu tránh nhầm lẫn với ly hôn đơn phương; bởi với mỗi hình thức ly hôn thì hồ sơ và trình tự, thủ tục sẽ khác nhau.
Khái niệm ly hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Các bạn lưu ý. Ly hôn được thực hiện khi vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký đảm bảo đủ điều kiện kết hôn; không vi phạm điều cấm của luật hôn nhân gia đình tại thời điểm kết hôn. Trường hợp hai bạn có đăng ký kết hôn nhưng không đúng quy định của pháp luật thì thực hiện thủ tục hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu hai bên chung sống nhưng không đăng ký kết hôn thì yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng.
Nếu bạn chưa xác định rõ trường hợp của mình thuộc loại nào thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được các vấn đề về con cái, tài sản chung, nợ chung. Tất cả các thỏa thuận này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được hay việc thỏa thuận đó ảnh hưởng tới lợi ích, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Hai vợ chồng bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định mới nhất như sau:
* Bản sao là bản photo có công chứng hoặc chứng thực.
Trường hợp hồ sơ bị thiếu do bị mất, ẩm mốc, rách nát,… bạn hãy liên hệ với luật sư ly hôn theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Mua mẫu đơn ly hôn ở đâu?
Liên hệ tư vấn ly hôn: 0983.499.828 (Zalo).
Nhiều bạn tải mẫu đơn ly hôn trên mạng về và làm theo mẫu đó nhưng bị Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung đơn theo đúng mẫu của Tòa. Chuyện này xảy ra bởi hiện nay nước ta chưa có quy định pháp luật cụ thể về mẫu đơn ly hôn thuận tình. Mẫu này thường được áp dụng tương tự như mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự chung bởi theo quy định của pháp luật thì ly hôn thuận tình cũng là việc dân sự.
Thực tế, mỗi vùng miền tại Việt Nam lại có lối sống, phong tục tập quán rất khác nhau. Tòa án cần phải linh động sao cho vừa phù hợp với quy định của pháp luật; vừa đảm bảo phù hợp với phong tục địa phương mình. Do đó, Tòa án tại mỗi quận/huyện, tỉnh/thành phố thường dựa vào mẫu chung để sửa đổi, bổ sung một số thông tin, đầu mục phù hợp. Bạn không nên dùng mẫu đơn ly hôn của Tòa này dùng sang tòa khác được vì rất có thể mẫu của hai Tòa khác nhau.
Như vậy, khi chuẩn bị hồ sơ ly hôn, vợ chồng bạn cần lưu ý thêm về việc mua mẫu đơn. Để có đúng mẫu đơn chuẩn của Tòa án có thẩm quyền, các bạn có thể tới trực tiếp Tòa án đó để mua hoặc liên hệ với LUẬT SƯ LY HÔN để được cung cấp mẫu.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình thuộc về Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bên vợ hoặc bên chồng đang cư trú, làm việc.
Anh A và chị C đã đăng ký kết hôn hợp pháp. Do lối sống quá khác biệt nên phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình chung sống. Nay hai người không thể duy trì mái ấm gia đình nên quyết định ly hôn thuận tình. Anh A hiện đang sinh sống tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Chị C sống tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Hai người cùng làm việc ở công ty ABC tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Như vậy, anh A và chị C hoàn toàn có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong 3 tòa án sau để thực hiện thủ tục ly hôn ly hôn thuận tình:
Một vài trường hợp đặc biệt như có yếu tố nước ngoài thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh,… sẽ được Luật sư của chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết lần tới.
Trước khi đi sâu vào vấn đề thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?, chúng ta cùng tìm hiểu xem quy định của pháp luật có bắt buộc hòa giải khi ly hôn thuận tình không?
Chúng tôi nhận thấy rằng hòa giải trong ly hôn là rất cần thiết. Bởi thông qua người thứ ba (hòa giải viên, thẩm phán, …) giải thích pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng; có thể họ sẽ suy nghĩ, tạo thêm cơ hội cho nhau; nhiều trường hợp gia đình được đoàn tụ, các con không phải sống cảnh thiếu hơi ấm của cha hoặc mẹ.
Hòa giải ly hôn theo quy định của pháp luật bao gồm: hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Cụ thể về hai loại hình hòa giải này như sau:
Hòa giải tại cơ sở được quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, đây không phải thủ tục bắt buộc. Hai vợ chồng bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận rồi lựa chọn tham gia hoặc không tham gia buổi hòa giải này.
Thực tế, các cặp vợ chồng thường bỏ qua bước này bởi họ biết rằng thủ tục này không bắt buộc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết duy nhất chỉ có Tòa án.
Hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng.
Cũng tương tự như hòa giải ở cơ sở, hòa giải tiền tố tụng không bắt buộc hai vợ chồng phải tham gia. Muốn từ chối tham gia hòa giải tiền tố tụng thì vợ chồng bạn phải có văn bản từ chối gửi tới Tòa án hoặc tới trực tiếp Tòa để trình bày ý kiến.
Hòa giải trong tố tụng thì bắt buộc hai bạn phải tham gia theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Liên hệ tư vấn ly hôn: 0983.499.828 (Zalo).
Để biết thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần, các bạn cùng điểm qua trình tự sau:
Hai vợ chồng bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã được luật sư hướng dẫn phía trên. Sau đó gửi tới Tòa án có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, Tòa án sẽ xem xét và đưa ra một trong hai Thông báo sau:
Theo quy định mới nhất tại luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, vợ chồng bạn phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc lựa chọn hoặc không lựa chọn hòa giải tiền tố tụng. Nếu hai vợ chồng tới trực tiếp Tòa án thì ý kiến sẽ được lập biên bản tại Tòa.
Sau đó, tùy theo lựa chọn hai bên thủ tục được tiếp diễn theo một trong hai hướng sau:
Nếu lựa chọn hòa giải tiền tố tụng và đã chọn hòa giải viên, bạn sẽ nhận được Thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải.
Trường hợp hòa giải viên đó từ chối tham gia buổi hòa giải thì cần lựa chọn lại theo đúng quy trình được quy định tại luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Hai vợ chồng phải có mặt tại buổi hòa giải theo đúng lịch triệu tập hòa giải của Tòa án.
Trường hợp vợ chồng bạn từ chối hòa giải tiền tố tụng, Tòa án sẽ chuyển hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng trong vòng 03 ngày làm việc. Thời gian nhận, xử lý việc lựa chọn hòa giải tiền tố tụng không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý đơn theo thủ tục tố tụng.
Khi đó, vợ chồng bạn sẽ nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí ly hôn. Sau khi thực hiện xong thủ tục này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý. Vợ chồng bạn nhận Thông báo thụ lý đó và tham gia các buổi làm việc theo lịch triệu tập của Tòa án.
Chọn cách hòa giải nào thì kết quả vợ chồng bạn nhận được đều là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án.
Quy định của pháp luật bắt buộc phải tham gia hòa giải ly hôn tại Tòa án. Vậy thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Khoản 1, Điều 22 luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định về phương thức hòa giải tại Tòa án như sau:
“Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.”
Như vậy, hòa giải tiền tố tụng có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều buổi hòa giải. Thế nhưng thời hạn hòa giải cần tuân thủ đúng theo quy định của luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể về thời hạn đó như sau:
Tương tự như hòa giải tiền tố tụng, hòa giải trong tố tụng cũng không quy định số buổi hòa giải. Có thể buổi hoà giải đầu các bên chưa thỏa thuận hết các vấn đề, hoặc thỏa thuận nhưng chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ và con. Khi đó, người hòa giải (hòa giải viên, thẩm phán,…) sẽ cho hai bên thêm thời gian để suy nghĩ và tổ chức buổi hòa giải tiếp theo vào một thời điểm hợp lý. Có những trường hợp tham gia nhiều phiên hòa giải nhưng vẫn chưa đủ điều kiện ly hôn thuận tình.
Video: Thủ tục ly hôn nhanh mới nhất
Thưa luật sư. Vợ chồng tôi đã thống nhất là ly hôn thuận tình; không có tranh chấp gì về tài sản, nợ. Con cũng đã thỏa thuận là giao cho bên vợ nuôi (do con còn nhỏ 30 tháng tuổi). Tòa án đã gọi vợ chồng tôi tới hòa giải 3 lần vẫn chưa cho Quyết định ly hôn. Luật sư cho hỏi thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Tại sao chúng tôi bị gọi ra Tòa để hòa giải nhiều thế? Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới bộ phận Luật sư ly hôn của chúng tôi.
Theo như trình bày của bạn, đúng là pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho bên mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Tuy nhiên, người mẹ đó phải có đủ điều kiện để nuôi con về phương diện chỗ ở; thu nhập và việc làm; thời gian chăm con, đạo đức,…
Về câu hỏi thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Chúng tôi đã trình bày rõ trong phần trên, bạn có thể tham khảo thêm.
Việc Tòa án tổ chức hòa giải nhiều lần chứng tỏ thỏa thuận của vợ chồng bạn chưa đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con. Bạn cần xem xét lại các thỏa thuận của mình để vụ việc nhanh chóng được giải quyết. Nếu xét thấy vẫn chưa dù điều kiện ly hôn thì khả năng tòa sẽ chuyển sang giải quyết việc ly hôn.
Do bạn chưa trình bày hết vấn đề, luật sư của chúng tôi chưa nắm rõ các tình tiết nên chưa đưa ra nhận định chính xác được. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc fanpage LUẬT SƯ LY HÔN để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Sau khi tìm hiểu và biết được thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần. Nhiều bạn thấy ngợp bởi luật quy định việc hòa giải có thể tổ chức một hoặc nhiều phiên, miễn sao đảm bảo trong thời hạn theo luật định. Lúc này, các bạn muốn tìm cách để thuận tình ly hôn không cần hòa giải; thời gian còn lại bạn muốn dành cho học tập, đi làm,…
Thế nhưng việc thực hiện thủ tục ly hôn cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.”
Như vậy, mong muốn thuận tình ly hôn không cần hòa giải của các bạn sẽ không được pháp luật đáp ứng. Một ví dụ điển hình là sáng nay, bộ phận tư vấn của chúng tôi nhận được câu hỏi từ một bạn trẻ như sau:
Xin chào luật sư, em có việc này muốn nhờ luật sư giải quyết giúp em gấp. Hai vợ chồng em ly thân từ lâu, giờ mỗi người đã có cuộc sống riêng của mình. Hôm qua, trao đổi qua điện thoại thì vợ em đã đồng ý ly hôn. Giấy tờ em đã chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn, đơn đã được hai bên ký. Em muốn tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn không cần hòa giải cho nhanh. Vì em không muốn kéo dài nhỡ vợ em thay đổi ý kiến. Em không muốn mất nhiều thời gian cho cô ấy nữa; cũng không muốn nhìn thấy cô ấy trên Tòa.
Chào em. Chúng tôi hiểu em đang muốn gì nhưng thủ tục ly hôn cần thực hiện theo đúng luật em nhé. Dù em có từ chối hòa giải tiền tố tụng thì vào thủ tục tố tụng em vẫn phải tham gia buổi hòa giải, ít nhất là một lần. Việc hòa giải này là bắt buộc đối với mọi trường hợp ly hôn tại Việt Nam. Nếu hai vợ chồng em đảm bảo đủ điều kiện ly hôn thuận tình thì sẽ được Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Em có thể liên hệ theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư của chúng tôi tư vấn về thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất có thể.
Thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thuận tình ly hôn; hồ sơ, thủ tục ly hôn thuận tình; đặc biệt là đã nắm rõ về việc thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần. Trường hợp vợ chồng bạn đã mâu thuẫn trầm trọng, không thể chung sống và đi đến quyết định ly hôn thuận tình; có mong muốn rút ngắn thời gian, trình tự thực hiện thủ tục; muốn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn không cần hòa giải;… thì có thể lựa chọn dịch vụ Luật sư ly hôn thuận tình nhanh của Luật Hùng Bách. Với dịch vụ này, vợ chồng bạn chỉ cần lên Tòa một buổi; không tốn công sức, thời gian và chi phí cho việc đi lại nhiều lần.
Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư trên khắp cả nước, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn nhanh tại 63 tỉnh/thành. Trường hợp bạn cần được tư vấn thêm về hồ sơ, thủ tục ly hôn hoặc có vướng mắc pháp lý cần được tư vấn có thể liên hệ với luật sư theo phương thức sau:
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…