TRỒNG CẦN SA CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển thì cũng sẽ kéo theo những vấn đề tiêu cực liên quan đến các loại tội phạm. Trong đó, hiện nay nhà nước ta vẫn đang không ngừng đấu tranh để phòng, chống tội phạm ma túy. Cần sa cũng là một trong những chất ma túy phổ biến nhất hiện nay. Vậy, trồng cần sa có vi phạm pháp luật không? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách hoặc liên hệ đến số điện thoại (Zalo): 0983.499.828  để được tư vấn, hỗ trợ.

Trồng cần sa là gì?

Cây cần sa còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như cây gai đầu, tài mà, gai mèo, bin, cỏ hay cỏ dại,…Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì “6. Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định”. Chính vì thế, có thể hiểu cần sa là một loại ma túy. Cũng như bao chất ma túy khác, cần sa gây ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức của người sử dụng nó. Sử dụng lâu ngày sẽ có cảm giác bị lệ thuộc và trở nên nghiện.

Hành vi trồng cần sa được thể hiện bằng các hành động như: Làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón. Việc trồng cần sa có thể do một người thực hiện toàn bộ quá trình hoặc một số công viêc. Mục đích đều là nhằm trồng được cây. Việc trồng cây có thể thu hoạch được hoặc không.

Đặc tính của cây cần sa là rất dễ trồng. Ngày nay, việc trồng cần sa còn xuất hiện len lỏi trong thành thị chứ không phải chỉ có ở những nơi vùng núi, hẻo lánh như giai đoạn trước. Và điều này gây ảnh hưởng không ít đến tình hình an ninh, trật tự của khu vực đó.

Trồng cần sa có vi phạm pháp luật không?
Trồng cần sa có vi phạm pháp luật không? Liên hệ hotline:  0983.499.828

Trồng cần sa có vi phạm pháp luật không?

Tình huống: Xin chào Luật sư Hình sự. Tôi tên là Alex Nguyen, hiện đang sống và làm việc tại Đức. Vì công việc bên này rất căng thẳng, áp lực nên tôi có trồng cần sa tại nhà để phục vụ cho mục đích giải trí của bản thân. Sắp tới, tôi có kế hoạch về Việt Nam sinh sống vài năm. Chính vì thế tôi muốn tìm hiểu trước rằng tại Việt Nam việc trồng cần sa có vi phạm pháp luật không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn.

Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy :

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

…”

Có thể thấy, khác với một số nước trên thế giới, hiện nay pháp luật Việt Nam nghiêm cấm trồng cây có chứa chất ma túy (Trong đó có cả cần sa). Chính vì vậy, việc trồng cần sa trên lãnh thổ Việt Nam là bất hợp pháp. Và phụ thuộc vào tính chất, mức độ hành vi mà bạn có thể bị xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, trồng cần sa là vi phạm pháp luật nhưng chế tài xử lý như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể liên hệ với Luật sư chuyên Hình sự qua Số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp trồng cần sa không vi phạm pháp luật.

Tình huống

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Trần Văn P, hiện đang cư trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Để phục vụ cho công việc, tôi đang soạn thảo một bài tuyên truyền liên quan đến việc nghiêm cấm hành vi trồng cần sa. Nội dung cơ bản sẽ xoay quanh vấn đề như: Thực trạng trồng cần sa ở nước ta ngày nay, pháp luật quy định thế nào về việc trồng cần sa,…Vậy Luật sư cho tôi hỏi, có trường hợp trồng cần sa không vi phạm pháp luật không? Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn

Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách trả lời:

Dựa vào nội dung được ghi nhận tại Danh mục I Điều 1 Nghị Định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất

“Điều 1. Danh mục các chất ma túy và tiền chất

Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

…”

Đồng thời hành vi trồng loại cây này là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Được coi là tội phạm theo quy định tài Điều 247 Bộ luật hình sự. Cụ thể là “Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy”.

Theo đó, pháp luật quy định cấm tuyệt đối việc sử dụng các chất ma túy trong y học và trong đời sống xã hội. Cần sa và các chế phẩm từ cần sa cũng nằm trong danh mục này. Tuy nhiên, pháp luật cũng có thêm một quy định “mở” cho việc sử dụng cần sa để phục vụ mục đích nghiên cứu kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm.

Lưu ý: Việc sử dụng cần sa phải tuân thủ theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, chỉ có trường hợp cơ quan có thẩm quyền sử dụng cần sa vào những mục đích nêu trên thì mới được xem là không vi phạm pháp luật.

DỊCH VỤ LUẬT TƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ0983.499.828 (Zalo)

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Tình huống: Con tôi là Phạm Đình T nghe theo lời bạn bè xúi dục nên đã tự nghiên cứu và trồng cần sa tại nhà. Tôi biết trồng cần sa là vi phạm pháp luật nên đã nhiều lần ngăn cản nhưng cháu không nghe và vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trên. Luật sư cho hỏi việc con tôi trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau: Đối với hành vi trồng cần sa thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Xử phạt vi phạm hành chính.

Hành vi trồng cần sa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức phạt vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

“Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

…”

Bên cạnh đó, tại Khoản 8 Điều này cũng quy định những hình thức xử phạt bổ sung như:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi trồng cây cần sa
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi trồng cây cần sa.

*Lưu ý: Mức phạt trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tóm lại, cá nhân trồng cần sa sẽ bị xử phạt với mức 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tổ chức trồng cần sa sẽ bị xử phạt với mức 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trồng cây cần sa.

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, cá nhân có hành vi trồng cần sa cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào mức độ hành vi mà chế tài có thể khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự hiện hành về mức phạt tù như về tội trồng cần sa như sau:

Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Với số lượng 3.000 cây trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, để khuyến khích người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả thì pháp luật có quy định thêm trường hợp người phạm tội đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. (Chỉ áp dụng đối với những hành vi có thể chịu phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm)

Nếu đủ yếu tố cấu thành thì người có hành vi có thể bị phạt tù lên đến 07 năm. Để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi phải đáp ứng những điều kiện:

  • Số lượng từ 500 đến 3.000 cây;
  • Đã được giáo dục 02 lần và được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  • Trước khi thu hoạch đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng.

Tùy vào mức độ hành vi của con trai bạn mà người đó có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hỗ trợ

Luật sư giỏi chuyên giải quyết án ma tuý Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách tự tin là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực. Chính vì thế, chúng tôi sở hữu đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực Hình sự. Trong quá trình giải quyết án ma túy, Luật sư chuyên Hình sự có thể hỗ trợ khách hàng:

  • Tiếp nhận nội dung vụ án;
  • Nghiên cứu nội dung vụ án;
  • Phân tích cho khách hàng các quy định về quy trình tố tụng;
  • Xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can, bị cáo;
  • Tư vấn các phương án có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ bị can, bị cáo thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi;
  • Hỗ trợ việc soạn thảo các văn bản trong quá trình tố tụng;
  • Tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo;
  • Sao chụp và nghiên cứu hồ sơ vụ án;
  • Đưa ra các phương án bào chữa cho bị can, bị cáo;
  • Hướng dẫn, thu thập tài liệu chứng cứ về tình tiết giảm nhẹ cho bị can, bị cáo;
  • Tư vấn, hướng dẫn và thực hiện các công việc khác có liên quan trong suốt quá trình tố tụng.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Trồng cần sa có vi phạm pháp luật không?”. Nếu bạn còn vướng mắc hay cần hỗ trợ thì hãy liên hệ đến Luật sư chuyên Hình sự – Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *