Mức độ thương tích của bị hại là một trong các yếu tố quan trọng để xem xét trách nhiệm hình sự. Vậy, tỷ lệ thương tích hình sự có ý nghĩa thế nào? Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố? Gây thương tích dưới 11% có bị xử phạt không?… Để các bạn hiểu rõ được quy định pháp luật về vấn đề này Luật Hùng Bách xin làm rõ ý nghĩa của tỷ lệ thương tích hình sự trong bài viết dưới đây. Bạn đọc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về thương tích hình sự vui lòng liên hệ trực tiếp số Hotline: 0983.499.828 (Zalo).
Tỷ lệ thương tích là phần trăm cụ thể xác định được thông qua quá trình đánh giá các tổn thương, chấn thương hoặc vết thương trên cơ thể của một người. Theo cách hiểu khác thì tỷ lệ thương tích là kết quả có được sau quá trình giám định. Kết quả này được dùng làm căn cứ giải quyết các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng.
Tỷ lệ thương tích là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá các tổn thương cơ thể đối với các trường hợp khác nhau. Có thể điểm qua một số ý nghĩa mà tỷ lệ thương tật đem lại. Như:
Trong lĩnh vực hình sự, tỷ lệ tổn thương cơ thể mang một số ý nghĩa như sau:
Thông thường, cố ý/vô ý gây thương tích là loại tội phạm chủ yếu được áp dụng khi có hành vi gây thương tích. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hành vi gây thương tích bị xử lý về tội khác.
Ví dụ:
Ông A và Ông B có xích mích do nhà ông A thường xuyên hát karaoke gây ảnh hưởng. Trong một lần cãi vã ông B đã dùng dao bầu bản to đâm một nhát vào bụng ông A. Sau đó tiếp tục rượt đuổi và đâm thêm một nhát vào đùi ông A. Sau khi giám định, ông A bị thương tật là 10%. Tuy nhiên, hành vi của ông B vẫn có thể bị truy cứu về tội giết người. Lý do là vết đâm thương tích không dẫn tới chết người nhưng là vùng trọng yếu. Mặt khác thì công cụ dùng để gây án có sức sát thương rất lớn.
Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về hành vi cố ý gây thương tích chia thành một số khung hình phạt tương ứng với tỷ lệ thương tật như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Như vậy, khung phạt đối với hành vi này có thể là từ 2-6 năm tù. Tuy nhiên, nếu so sánh hai trường hợp bị hại tổn thương cơ thể 40% và bị hại tổn thương 60% thì mức độ thiệt hại chênh lệch rất lớn. Từ đó, Tòa án sẽ cân nhắc hình phạt phù hợp trong khung từ 2-6 năm.
Lưu ý: Bên cạnh tỷ lệ thương tật thì Tòa án cũng căn cứ vào các yếu tố khác để đưa ra phán quyết, như:
Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về ý nghĩa của tỷ lệ thương tích hình sự. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào tương tự về tỷ lệ thương tật, giám định tỷ lệ thương tật trong hình sự các bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài: 0983.499.828 (Zalo).
Tham khảo: Quy định về tỷ lệ thương tật mới nhất.
Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định các trường hợp phải giám định thương tích mà chưa quy định cụ thể các tội danh phải giám định tỷ lệ thương tật trong hình sự. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác định các tội phải giám định thương tật dựa trên một số đặc điểm như sau:
Ví dụ: Điều 142 quy định về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
…
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Tư vấn tỷ lệ thương tích hình sự – Luật sư hình sự: 0983.499.828 (Zalo).
Điều 208 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định thời hạn giám định tỷ lệ thương tích đối với tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động là 09 ngày.
Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác.
Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 208 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Thời hạn giám định quy định tại Điều 208 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại thương tật.
Như vậy, thời hạn giám định thương tích thường sẽ là 09 ngày, trừ trường hợp giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Tư vấn tỷ lệ thương tích hình sự – Luật sư hình sự: 0983.499.828 (Zalo).
Nội dung tham khảo: Quy định pháp luật về giám định thương tích.
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi có đứa cháu tham gia đánh nhau và có lỡ dùng dao chém bên kia vào vai. Sau khi đưa đi giám định thương tích đánh nhau thì kết luận bên kia tổn thương 5%. Tôi tìm hiểu trên mạng thì phải trên 11% mới bị xử lý nhưng cháu tôi vẫn bị khởi tố. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi trường hợp này cố ý gây thương tích dưới 11% có phải đi tù không. Cảm ơn Luật sư.
Chào anh/chị. Đối với câu hỏi này Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau:
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…”
Theo quy định trên, trường hợp cố ý gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì vẫn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, bao gồm:
Tư vấn tỷ lệ thương tích hình sự – Luật sư hình sự: 0983.499.828 (Zalo).
Cơ sở pháp lý: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người thực hiện hành vi đánh người thương tích trên 11% có thể bị phạt theo các mốc sau:
Bên cạnh các khoảng tổn thương như trên, việc xử phạt cũng cần căn cứ vào các tình tiết khác như nhân thân, tình tiết giảm nhẹ… của người thực hiện hành vi. Nếu đang gặp phải trường hợp tương tự và cần hỗ trợ tư vấn các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo).
Công thức xác định tỷ lệ thương tích quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
Bài viết khác: Bảng tỷ lệ thương tật do thương tích mới nhất.
Bạn đọc đang gặp phải vụ việc về thương tật, thương tích hình sự mà chưa biết cách xử lý để đảm bảo quyền lợi có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách để được hỗ trợ:
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo). Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn các nội dung nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý tới khách hàng.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách với nội dung “Tỷ lệ thương tích hình sự có ý nghĩa thế nào?”. Nếu bạn đọc gặp phải những vướng mắc liên quan tới thủ tục giám định thương tật hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…