QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH


Giám định thương tích được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Hồ sơ, quy trình giám định thương tích ra sao? giám định thương tích có mất phí không?… Bài viết sau đây của Luật Hùng Bách xin giải đáp các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới những vấn đề trên. Nếu có những vướng mắc khác hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục giám định thương tật, kiểm tra thử tỷ lệ thương tích các bạn vui lòng liên hệ: 0983.499.828 (Zalo).

Các văn bản pháp luật về giám định thương tích.

Chế định pháp luật về giám định thương tích khá phức tạp và có nhiều thay đổi theo thời gian. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu thi hành trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực này có thể kể đến như:

Quy định về giám định thương tích trong tố tụng hình sự.

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021).
  • Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
  • Luật số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
  • Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.

Quy định về việc xác định tỷ lệ thương tích.

  • Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Quyết định 5135/QĐ-BYT năm 2019 đính chính Thông tư 22/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Quy định về bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ thương tích.

  • Bộ luật dân sự 2015 (Theo khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015);
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày 06 tháng 9 năm 2022.

Quy định về xác định tội danh và khung hình phạt theo tỷ lệ thương tích.

  • Bộ luật hình sự 2015;
  • Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

LIÊN HỆ TƯ VẤN THƯƠNG TẬT, GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH: 0983.499.828 (Zalo).

Cách tính tỷ lệ thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Mức bồi thường thiệt hại khi bị thương tích.

  • Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, gồm: Chi phí khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe/chức năng, phí bồi dưỡng sức khỏe,…;
  • Chi phí từ thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, gồm: Thu nhập/tiền công, tiền lương của người bị thương tích;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc: Phí đi lại, ở, thu nhập bị mất khi không đi làm được trong thời gian chăm sóc người bị thương…;
  • Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần: Do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ được tính theo mức < hoặc = 50 lần mức lương cơ sở.

Cách tính tỷ lệ phần trăm thương tích.

Tỉ lệ thương tật (TLTT) = T1 + T2 + T3 +…+ Tn.

Trong đó:

  • T1: Được xác định là TLTT thứ nhất.
  • T2: Được xác định là TLTT thứ hai: T2 = (100  T1TLTT thứ 2/100.
  • T3: Được xác định là TLTT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) TLTT thứ 3/100.
  • Tn: Được xác định là TLTT thứ n: Tn – {100 – T1 – T2 – T3 – … -T(n-1)} TLTT thứ n/100.

Tổng TLTT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Tham khảo bài viết: Tỷ lệ thương tật gãy tay.

Mức bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm.

Trong trường hợp người bị thương tích chết thì việc bồi thường sẽ được tính trên hai khoản gồm:

Bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm.

Được tính như trường hợp sức khỏe bị xâm phạm như trên.

Bồi thường do tính mạng bị xâm phạm.

Chi phí hợp lý cho việc mai táng người chết.

  • Chi phí thuê xe đưa tang;
  • Các chi phí khác liên quan đến việc mai táng: hương, hoa, nến, khăn tang…
  • Chi phí mua quan tài;
  • Chi phí hỏa táng (nếu có), chôn cất;

Bồi thường nghĩa vụ cấp dưỡng của người chết.

Nếu người chết đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho: Cha, mẹ, vợ, chồng,… theo quy định pháp luật thì người gây thương tích phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này.

Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về tinh thần là loại thiệt hại rất khó để ước tính. Vì vậy, pháp luật đã ghi nhận hai phương thức bồi thường về tinh thần như sau:

  • Các bên thỏa thuận được: Mức bồi thường được xác định theo thỏa thuận;
  • Các bên không thỏa thuận được: Tòa án sẽ xác định nhưng < hoặc = 100 lần mức lương cơ sở.

Trên đây là các khoản bồi thường khi bị gây thương tật theo quy định pháp luật. Nếu đang gặp phải các trường hợp tương tự mà chưa biết cách tính mức bồi thường tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ tư vấn qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Quy định pháp luật giám định thương tích
Tư vấn pháp luật về giám định thương tích, tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).

Có được từ chối giám định thương tích không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các trường hợp bắt buộc phải giám định thương tật bao gồm: 

  • Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội (khi có dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu trách nhiệm hình sự);
  • Tình trạng tâm thần người làm chứng; người bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; 
  • Nguyên nhân dẫn tới chết người;
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

Đối với các trường hợp giám định bắt buộc như trên, người bị tật thương phải chấp hành theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không hợp tác, gây ảnh hưởng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có thể bị áp dụng biện pháp dẫn giải. Đây là biện pháp vừa đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra đúng quy định, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho.

Kết luận giám định là chứng cứ để xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đây là căn cứ để xác định tội danh, khung hình phạt cho người phạm tội.

Hậu quả khi từ chối giám định thương tích trong trường hợp bắt buộc.

Điều 127 BLTTHS năm 2015 quy định:

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

Như vậy, trong trường hợp bắt buộc giám định mà người bị hại trong vụ án hình sự từ chối giám định thì có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế là dẫn giải đến nơi giám định để tiến hành việc giám định.

KIỂM TRA THỬ TỶ LỆ THƯƠNG TÍCH, TƯ VẤN GIÁM ĐỊNH: 0983.499.828 (Zalo).

Thủ tục yêu cầu giám định thương tích.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: 

Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Do vậy, người bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu giám định thương tích để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp việc xác định tỷ lệ thương tích liên quan đến việc buộc tội bị can, bị cáo sẽ do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khi thấy cần thiết.

Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự.

Đơn yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định thương tích.

Nội dung đơn yêu cầu Công an/ Viện kiểm sát/ Tòa án trưng cầu giám định thương tích có những nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên Cơ quan tố tụng có thẩm quyền (Công an/ Viện kiểm sát/ Tòa án);
  • Họ tên và các thông tin về nhân thân của người yêu cầu;
  • Căn cứ đề nghị trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật;
  • Nội dung sự việc, nguyên nhân ban đầu gây tổn thương trên cơ thể; tình trạng cơ thể hiện nay…;
  • Tên tài liệu có liên quan gửi kèm theo (nếu có);
  • Chữ ký, họ và tên của người yêu cầu.

Đơn yêu cầu giám định thương tích.

Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

  • Họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Họ tên, tình trạng của người được giám định;
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ án hình sự;
  • Các tài liệu khác liên quan đến việc giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Bài viết tham khảo: Các cách giám định thương tật.

Quy trình giám định thương tích trong vụ án hình sự.

Bước 1: Đề nghị trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định.

Đương sự hoặc người đại diện có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trưng cầu giám định thương tích. Trường hợp sau 07 ngày kể từ khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định mà không được chấp nhận thì người yêu cầu có thể tự mình yêu cầu giám định thương tích.

Bước 2: Giao nhận hồ sơ và đối tượng giám định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận quyết định trưng cầu/ đơn yêu cầu giám định, bên trưng cầu/ yêu cầu giám định có trách nhiệm phân công, chỉ đảo người giám định và giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định. Việc giao nhận hồ sơ và đối tượng giám định sẽ được lập thành biên bản. 

Bước 3: Tiến hành giám định.

Cơ quan được trưng cầu/ yêu cầu giám định có trách nhiệm tiến hành việc giám định trong thời hạn luật định hoặc theo thỏa thuận của các bên. Cụ thể:

  • Trưng cầu giám định bắt buộc nguyên nhân chết người: 01 tháng.
  • Trưng cầu giám định bắt buộc tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động: 09 ngày.
  • Trưng cầu giám định thương tích không bắt buộc: Từ 03 đến 04 tháng tùy trường hợp.
  • Đối với yêu cầu giám định thì phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên yêu cầu và bên giám định.

Bước 4: Giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Trong trường hợp kết luận giám định chưa rõ, chưa đẩy đủ hoặc có nghi ngờ về kết quả giảm định không chính xác thì đương sự có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Bước 5. Kết luận giám định.

Sau khi hoàn thành việc giám định, người giám định hoặc tổ chức giám định phải ra kết luận giám định. Kết luận giám định phải rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp.

TƯ VẤN THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT: 0983.499.828 (Zalo).

Nội dung khác: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?

Chi phí giám định thương tích.

Chi phí giám định thương tích trong tố tụng hình sự được quy định như sau:

Luật Giám định tư pháp quy định “Người yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định”

Từ ngày 01/01/2017 phí giám định tư pháp sẽ không được quy định cụ thể mà sẽ được chuyển sang cơ chế giá theo Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị định 81/2014/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP thì chi phí giám định thương tích bao gồm một hoặc một số chi phí dưới đây:

  • Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
  • Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.
  • Chi phí vật tư tiêu hao.
  • Chi phí sử dụng dịch vụ.
  • Các chi phí khác liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định.

Như vậy, hiện nay chi phí giám định thương tích sẽ không được quy định mức cụ thể và cố định mà được tính dựa trên đối tượng và nội dung giám định để đưa ra mức phí cụ thể với từng trường hợp.

Bảng phí giám định thương tích.

Bạn đọc có thể tham khảo một số mức phí giám định thương tích được quy định cụ thể trước đây:

STTNội dungMức phí
1Giám định tổn hại sức khỏe535,000 đồng/ trường hợp
2Giám định sức khỏe và xác định vật gây thương tích535,000 đồng/ trường hợp
3Giám định hiếp dâm665,000 đồng/ trường hợp
4Giám định vật gây thương tích480,000 đồng/ trường hợp
5Giám định xác định vật gây thương tích140,000 đồng/ trường hợp
6Giám định tử thi chết dưới 48 giờ1,480,000/ trường hợp
7

Liên hệ tư vấn thủ tục giám định thương tích.

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực hình sự, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong các công việc sau:

  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc giám định thương tật và tỷ lệ thương tật.
  • Luật sư hỗ trợ tính khoảng tỷ lệ thương tật dựa trên mức độ thương tích qua hồ sơ bệnh án;
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo Đơn yêu cầu giám định thương tật, đơn yêu cầu giám định lại thương tật;
  • Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong vụ án hình sự.

Bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản… theo một trong các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0983.499.828 (Zalo). 
  • Facebook: Luật Hùng Bách
  • Email: luathungbach@gmail.com.
  • Đến làm việc trực tiếp tại văn phòng/ chi nhánh tại: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,….

Trên đây là bài viết “Quy định pháp luật về giám định thương tích” của Luật Hùng Bách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề trên vui lòng để lại bình luận để được Luật sư giải đáp kịp thời.

Trân trọng!

Dũng

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *