GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT ĐÁNH NHAU, THƯƠNG TẬT BỊ ĐÁNH


Giám định thương tật đánh nhau như thế nào? Giám định sức khoẻ khi bị đánh ở đâu? Hồ sơ yêu cầu giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh gồm những gì? Đánh nhau thương tật bao nhiêu phần trăm thì khởi tố? … Đây là một số câu hỏi trong chủ đề giám định thương tích mà Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Nếu đang có cùng các vướng mắc nêu trên các bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tích trong bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Giám định thương tật đánh nhau như thế nào?

Hành vi đánh nhau gây thương tật có khả năng bị xử lý hình sự. Vì vậy, khi gặp thương tật do bị đánh hoặc phát hiện hành vi đánh nhau gây thương tật cần thực hiện việc trình báo để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trong quá trình đó, cơ quan nhà nước có thể thực hiện thủ tục trưng cầu giám định. Chúng tôi xin làm rõ như sau:

Trình báo tội phạm đánh nhau.

Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm. Tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Theo khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021:

“Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.”

Như vậy, theo quy định trên khi bị người khác gây thương tích thì bị hại có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi đến công an xã, phường, thị trấn nơi mình bị đánh hoặc nơi phát hiện tội phạm để tố giác về hành vi gây thương tích này.

Trưng cầu giám định thương tích hoặc đương sự yêu cầu.

Sau khi tiếp nhận và xem xét đơn tố giác tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Ngoài ra đương sự hoặc người đại diện của họ cũng có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.

Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, phải thông báo cho người yêu cầu bằng văn bản. Hết thời hạn trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định. (điểm a khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020).

Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.

Quy trình này sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám. Trường hợp các nhân yêu cầu giám định thì cần gửi yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định.

Bước 2: Giao, nhận các tài liệu, giấy tờ trưng cầu, yêu cầu giám định. Người giao tài liệu có thể thực hiện theo một trong hai phương thức: Giao nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 3: Thực hiện thủ tục giám định thương tích.

Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.

Trả kết quả giám định thương tật.

Kết luận giám định phải được gửi đến cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Trên đây là nội dung tư vấn về câu hỏi giám định thương tật đánh nhau như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật, hướng dẫn cách tính phần trăm tổn thương cơ thể có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Giám định thương tật đánh nhau
Tổng đài tư vấn giám định thương tật, hướng dẫn tính tỷ lệ thương tích: 0983.499.828 (Zalo)

Giám định thương tật khi bị đánh ở đâu?

 Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định như sau:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ y tế. Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh. Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng. Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ công an.
  • Trong lĩnh vực pháp y tâm thần: Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế. Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
  • Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an. Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh. Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Trên đây là các tổ chức giám định tư pháp công lập. Vì vậy, kết quả giám định thường được sử dụng trong các thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó, đối với trường hợp giám định y khoa thì thẩm quyền sẽ thuộc về các hội đồng giám định y khoa. Hoặc nếu bạn có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật khi bị đánh, hướng dẫn cách tính phần trăm tổn thương cơ thể có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Bảng tỷ lệ thương tật do thương tích mới nhất

Hồ sơ yêu cầu giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh.

Theo Luật giám định tư pháp, những chủ thể sau có quyền đề nghị giám định tư pháp:

  • Người trưng cầu giám định: Bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  • Người yêu cầu giám định: Bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Thông thường việc giám định sẽ nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng tại tòa án. Hồ sơ giám định thương tật do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:

  • Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
  • Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
  • Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
  • Bản ảnh giám định (nếu có);
  • Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
  • Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
  • Kết luận giám định tư pháp.

Để tư vấn hồ sơ yêu cầu giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh trong trường hợp cụ thể bạn đọc vui lòng liên hệ theo Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Đánh nhau thương tật bao nhiêu phần trăm thì khởi tố?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị xử lý nếu gây ra hậu quả như sau:

Gây thương tích trên 11%.

Tùy thuộc vào tỷ lệ thương tích của bị hại mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt theo các mức như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Gây thương tích dưới 11%.

Mặc dù gây thương tích dưới 11% nhưng người thực hiện hành vi vẫn có thể bị xử lý hình sự nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Bị hại là người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau, người không có khả năng tự vệ;
  • Thực hiện hành vi đối với ông bà, cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Phạm tội có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam/ đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng/ đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng/ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Hành vi có tính chất côn đồ;
  • Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trên đây là giải đáp của Luật Hùng Bách về nội dung: Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố? Nếu có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật hoặc cần tư vấn quy định pháp luật hình sự các bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Bài viết khác: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Đánh người không gây thương tích xử lý thế nào?

Hành vi đánh người không gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động đến cơ thể người khác. Nhằm gây tổn thương về sức khỏe cho người khác. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp không gây tỷ lệ thương tích. Như vậy, trong trường hợp này, hành vi đánh người không gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Tùy thuộc vào tính chất của hành vi và hệ quả xảy ra mà có thể phân chia theo hai trường hợp như sau:

Xử lý hình sự khi gây thương tích.

Bộ luật Hình sự có quy định nhiều tội danh liên quan tới hành vi dẫn tới thương tích. Điều 134 quy định trực tiếp về hành vi cố ý gây thương tích. Xác định khung hình phạt chủ yếu dựa trên tỷ lệ thương tích của bị hại. Vì vậy, trường hợp đánh người nhưng không gây thương tích thì khả năng bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích là rất thấp.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người thực hiện hành vi bị xử lý hình sự về tội danh khác:

  • Tội giết người;
  • Tội đe dọa giết người;
  • Tội hành hạ người khác;

Ví dụ:

Do hiềm khích cá nhân nên ngày 02/10/2022, ông A cầm dao bầu sang nhà đòi giết ông B. Khi tới nơi, ông A đạp ông B ngã sau đó dùng dao định đâm xuống vùng cổ nhưng ông B tránh được và bỏ chạy. Trong quá trình rượt đuổi ông A bị người dân bắt lại. Sau khi giám định thương tích, ông B chỉ bị bầm tím ở vùng mặt, không có tổn thương khác nên không gây thương tật. Tuy nhiên, ông A vẫn bị khởi tố về hành vi giết người. Lý do được đưa ra là mục đích ban đầu của ông A là giết người. Đồng thời, đã thực hiện hành vi đâm vào vùng cổ nhưng nạn nhân tránh được. Và việc không thực hiện được hành vi là trong quá trình rượt đuổi ông A bị người dân ngăn cản.

Có thể thấy, trường hợp này thương tích của nạn nhân là 0% nhưng ông A vẫn đứng trước nguy cơ bị xử lý hình sự.

Nếu chưa nắm rõ một hành vi có thể bị xử lý hình sự hay không, mức xử phạt như thế nào các bạn hoặc cần tư vấn quy định pháp luật về giám định thương tích các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư hình sự theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.

Xử phạt hành chính khi gây thương tích.

Trường hợp đánh người nhưng không đến mức độ bị xử lý hình sự người thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt chúng tôi xin làm rõ trong phần sau đây.

Nếu hành vi đánh người không gây thương tích vẫn chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi đánh người không gây thương tích có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Việc bồi thường được quy định tại các Điều 584, 585, 589 Bộ luật dân sự 2015.

Tham khảo: Cách tính mức bồi thường theo tỷ lệ thương tật

Tư vấn giám định thương tật đánh nhau qua Hotline: 0983.499.828 

Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự, giám định thương tích.

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: Hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại,…. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Đặc biệt, nếu gặp phải vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và cần tư vấn giám định y khoa các bạn có thể liên hệ Tổng đài 24/7 của chúng tôi để được hỗ trợ:

Tư vấn giám định thương tật, giám định y khoa.

  • Kiểm tra thử tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật y khoa theo hồ sơ;
  • Hướng dẫn cách tính tỷ lệ thương tật chuẩn quy định của Bộ y tế;
  • Soạn thảo đơn đề nghị, tư vấn hồ sơ đề nghị giám định thương tật, giám định y khoa;
  • Hỗ trợ thủ tục đề nghị giám định/giám định lại thương tật;

Hỗ trợ thủ tục trong vụ án hình sự.

  • Tư vấn pháp luật hình sự: Tội danh, mức hình phạt, tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, bảo lãnh,…;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn trình báo, tố giác tội phạm;
  • Tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;
  • Luật sư bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử;

Tư vấn, hỗ trợ thủ tục hành chính.

Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, lao động có liên quan tới thương tích: Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…

Để được tư vấn, hỗ trợ về giám định sức khỏe, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề Giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh”. Trường hợp gặp phải những vướng mắc liên quan đến nội dung này. Hoặc cần hỗ trợ về pháp lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo). Hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

Trang
5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *