Hiện nay, việc các gia đình nhận nuôi con nuôi rất phổ biến. Tuy nhiên, khi bố mẹ nuôi mất, không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. Vậy con nuôi có quyền được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi không? Thủ tục nhận thừa kế di sản của bố mẹ nuôi để lại? Thời hạn con nuôi được nhận thừa kế của bố mẹ nuôi là bao lâu?… Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc cùng với các quy định của pháp luật hiện hành, các Luật sư thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ đưa ra một số ý kiến để bạn có thể hiểu rõ hơn về quyền được hưởng thừa kế của con nuôi.
Quy định của pháp luật về con nuôi – cha mẹ nuôi.
Thế nào là con nuôi – cha mẹ nuôi?
- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
- Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Tại sao lại nhận nuôi con nuôi?
Điều kiện để nhận con nuôi là gì?
Điều kiện của người nhận con nuôi.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Lưu ý.
Tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần các điều kiện:
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Điều kiện của người được nhận làm con nuôi.
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng.
Kết luận, con nuôi – cha mẹ nuôi chỉ được pháp luật công nhận sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi. Đồng thời, người được nhận nuôi phải đáp ứng một trong các điều kiện như sau: Trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc các trường hợp: được cha dượng mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi?
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
- Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Ví dụ.
Vợ chồng anh A và chị B là người dân tộc Mường. Anh A và chị C muốn nhận cháu C hiện đã được 3 tuổi làm con nuôi. Sau đó đã hoàn tất thủ tục nhận cháu C làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã. Vậy, vợ chồng anh A, chị B có thể thực hiện thủ tục thay đổi họ, tên của cháu C. Và dân tộc của cháu C được xác định là dân tộc Mường.
Con nuôi có được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi không?
Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Chúng tôi muốn nhờ quý Công ty tư vấn giúp một việc như sau: Năm 1990, bố mẹ tôi có đăng ký Xin con nuôi tại một bệnh viện. Sau khi có người cho trẻ, bố mẹ tôi đã hoàn tất đầy đủ thủ tục để nhận con nuôi – em của tôi. Hiện nay, bố mẹ tôi đều đã mất. Bố mẹ tôi có tài sản chung là nhà đất có địa chỉ ở Hà Nội. Tôi và em tôi thống nhất muốn chia di sản thừa kế của bố mẹ tôi để lại. Vậy mong Quý công ty có thể hỗ trợ giải đáp các thắc mắc dưới đây của tôi:
- Con nuôi có được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi không?
- Phần thừa kế con nuôi của bố mẹ tôi được hưởng là bao nhiêu?
- Rất mong sớm nhận được hồi âm của Quý Công ty! Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư đất đai tư vấn.
Thủ tục nhận thừa kế của bố mẹ nuôi.
Trường hợp bố mẹ nuôi chết để lại di chúc.
Trường hợp bố mẹ nuôi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai của bố mẹ nuôi như thế nào?
Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi muốn nhờ Quý Công ty tư vấn giúp một việc như sau: Tôi được bố mẹ nuôi nhận nuôi từ năm 1999 và đã hoàn tất đầy đủ thủ tục để nhận con nuôi theo quy định pháp luật. Hiện nay bố mẹ nuôi của tôi đều đã mất. Bố mẹ tôi có tài sản chung là thửa đất có diện tích 300m2 đã được cấp Giấy chứng nhận. Tôi muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai của bố mẹ nuôi. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục khai nhận di sản thừa kế là như thế nào?
Rất mong sớm nhận được hồi âm của Quý Công ty! Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư đất đai tư vấn.
Trường hợp 1.
Nếu bố mẹ nuôi chết và có để lại di chúc với nội dung chỉ định để lại tài sản là quyền sử dụng thửa đất đó cho bạn thì bạn tiến hành thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng có thẩm quyền.
Trường hợp 2.
Trường hợp 3.
Thời hạn con nuôi được nhận thừa kế của bố mẹ nuôi.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Luật sư hướng dẫn chia thừa kế.
Liên hệ Luật sư giải quyết lĩnh vực đất đai.
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0971.115.989 (Zalo)
- Fanpage: Công ty Luật Hùng Bách
- Website: https://luathungbach.vn/