Chính sách về nhà ở cho người có công với cách mạng


Quy định của chính sách về nhà ở cho người có công với cách mạng như thế nào? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại 0971.115.989 (Zalo).

Thế nào thì được coi là người có công với cách mạng?

Tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 pháp luật quy định về người có công với cách mạng bao gồm:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  • Liệt sĩ;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
  • Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
  • Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Người có công giúp đỡ cách mạng.

Như vậy, cá nhân thuộc các trường hợp trên là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi của người có công với cách mạng.

Chính sách về nhà ở cho người có công với cách mạng
Chính sách về nhà ở cho người có công với cách mạng – Liên hệ hotline 0971.115.989 (Zalo)

Quy định về nhà ở cho người có công với cách mạng.

Điều kiện người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở.

Theo Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD, người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở phải đáp ứng hai điều kiện:

Một là, người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại ngày 15 tháng 6 năm 2013.

Hai là, người đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các trường hợp:

  • Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
  • Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà.

Mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng thì quy định về mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) gồm:

  • 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới.
  • 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.

Hầu hết mức hỗ trợ về nhà được hưởng hiện nay đều lấy từ ngân sách địa phương. Căn cứ theo Nghị quyết 63/2017/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ đối với trường hợp những hộ gia đình người có công với cách mạng có tên trong đề án đã được Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017. 

Các trường hường phát sinh sau ngày 31/5/2017, việc hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có phương án hỗ trợ phù hợp.

Như vậy, mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng được quy định rõ như trên.

Luật sư tư vấn về chính sách hỗ trợ người có công – Liên hệ hotline 0971.115.989 (Zalo)

Yêu cầu về việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.

Tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 09/2013/TT-BXD hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở quy định về nguyên tắc hỗ trợ, cụ thể việc hỗ trợ người có công với cách mạng xây dựng mới nhà ở hoặc sửa chữa nhà ở phải bảo đảm yêu cầu chung như sau: 

  • Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên;
  • Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung – tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định như trường hợp nhà ở phá dỡ xây dựng lại ở trên.

Cụ thể tại Điều 5 Thông tư 09/2013/TT-BXD, yêu cầu về kĩ thuật, chất lượng và tổ chức xây dựng nhà ở như sau:

Một là, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng:

  • UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng để xây dựng nhà ở;
  • Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà thuộc 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10 m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên;
  • Nhà ở của các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ phải bảo đảm vệ sinh môi trường, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng cung cấp hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

Hai là, yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở:

  • Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật…) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình này;
  • UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở, vận động các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, .. giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở. Khi hoàn thành xây dựng phần nền móng và khung – tường nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn và khi hoàn thiện toàn bộ nhà ở thì phải lập Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu quy định tại phụ lục số V và số VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD).

Ba là, sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở:

  • Nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thời hạn xác nhận các thay đổi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc thắc mắc về chính xây nhà cho người có công – Liên hệ Luật sư 0971.115.989 (Zalo).

Mẫu đơn xin hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.

Căn cứ theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 09 /2013/TT-BXD, mẫu đơn xin hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trình bày như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———————

                                                            …………., ngày…… Tháng..…. năm..….…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

             Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã  (phường, thị trấn):……………… Quận (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)……….…

                              Tỉnh (thành phố):……….…………………………

          Tên tôi là:…………………………………………………………….………………………………………………….….

          Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………..…

          Đại diện cho hộ gia đình có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn)…………….xác nhận các nội dung sau đây:

  1. Hiện trạng nhà ở của gia đình: ghi rõ là nhà ở bị hư hỏng cả 3 phần (nền móng, khung-tường và mái).cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc nhà ở chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái)cần hỗ trợ sửa chữa:………………………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. Mẫu nhà áp dụng nếu xây dựng mới:………………………………………………………………………..…………..…
  3. Đề nghị cung ứng vật liệu để tự xây dựng nhà ở (nếu có nhu cầu):
  4. Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tự xây dựng nhà ở:…………………………………………………………………………………….
  5. Đề nghị tổ chức, đoàn thể giúp đỡ xây dựng nhà ở:……………………………………………………………………………..

 

TTTên vật liệu xây dựngĐơn vịKhối lượngGhi chú
1Xi măng loại…
2Thép
3Tấm lợp…..
4Gỗ
5…..

 

          Tôi xin trân trọng cảm ơn ./.

Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn)

                          Người làm đơn
                         (ký, ghi rõ họ tên)

Thủ tục để người có công với cách mạng được hưởng chính sách về nhà ở.

Người đề nghị hỗ trợ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở (mẫu như trên);
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;
  • Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng;
  • Sổ hộ khẩu gia đinh (bản sao có chứng thực);
  • Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực).

Sau khi hoàn thiện hồ sơ yêu cầu được hưởng chính sách về nhà ở, người đề nghị hỗ trợ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để  làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ.

Luật sư tư vấn thủ tục nhà đất.

Nếu bạn đọc đang gặp rắc rối liên quan đến đất đai có thể liên hệ tới Luật sư đất đai. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý như:

Liên hệ Luật sư đất đai Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự;… Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *