Vợ chồng ngoại tình bị xử phạt như thế nào?


Trong thời buổi hiện nay thực trạng vợ chồng có quan hệ ngoại tình diễn ra khá phổ biến. Vậy ngoại tình có vi phạm pháp luật không? Nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu bạn có những thắc mắc trên hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vợ chồng ngoại tình bị xử phạt như thế nào?”.

Ngoại tình là gì?

Mặc dù là một hiện tượng xã hội rất phổ biến. Nhưng đến nay cụm từ “ngoại tình” vẫn chưa được quy định cụ thể trong pháp luật. Đây là cách gọi thông thường đối với hành vi của người đã có vợ, có chồng mà lại có quan hệ yêu đương bất chính với người không phải vợ, chồng mình.

xử phạt ngoại tình
Luật sư tư vấn xử phạt hành vi ngoại tình: 0983.499.828 (có zalo)

Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh một người có mối quan hệ tình cảm trái pháp luật với người thứ ba. Đây là những chứng cứ chứng minh được việc chồng hoặc vợ có quan hệ tình cảm trái pháp luật với người khác; hoặc có hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng mà pháp luật không cho phép.

Quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 giải thích về chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật; được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng; hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định; và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Cùng với đó, tại Điều 94 Bộ luật này quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
  • Vật chứng;
  • Lời khai của đương sự;
  • Lời khai của người làm chứng;
  • Kết luận giám định;
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
  • Văn bản công chứng, chứng thực;
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”.

Trên thực tế, Bằng chứng ngoại tình thường bao gồm những loại sau:

Những tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình. Những tin nhắn, hình ảnh này phải là những tin nhắn do chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn tin và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình và người tình của họ.

Với người vợ ngoại tình thì chứng cứ có thể là việc người vợ sinh con. Nhưng đứa con không phải là con của người chồng. Việc chứng minh đứa con không phải là con của người chồng có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ như giám định ADN.

Lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này thường rất ít khi xảy ra những cũng có những trường hợp người có hành vi ngoại tình tự khai nhận hành vi của chính mình.

Với người chồng ngoại tình thì chứng cứ có thể là con riêng của người chồng với nhân tình. Tuy khi có hành vi ngoại tình người chồng thường giấu rất cẩn thận.. Nhưng việc tìm ra con riêng của chồng không phải là vấn đề quá khó khăn đối với người tiến hành thu thập chứng cứ.

Lời khai nhận của người xâm phạm quan hệ hôn nhân cũng có thể coi là chứng cứ để chứng minh hành vi ngoại tình có trên thực tế.

Trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo quy định tại khoản 1 điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên.

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo đó, có bằng chứng ngoại tình sẽ là căn cứ để tòa án giải quyết cho ly hôn.

Vợ chồng ngoại tình xử phạt như thế nào ?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi và chồng kết hôn năm 2014 và có 02 con chung. Tuy nhiên gần đây tôi phát hiện chồng tôi có hành vi ngoại tình với một người phụ nữ khác. Họ đã có con riêng với nhau. Tôi đã thu thập được bằng chứng ngoại tình là tin nhắn qua lại giữa hai người. Đồng thời có chứng cứ bắt quả tang ngoại tình. Tôi cũng đã xác định là sẽ ly hôn với chồng. Nhưng trước khi ly hôn tôi muốn kiện người phụ nữ và chồng tôi. Luật sư cho hỏi trong trường hợp của tôi thì chồng ngoại tình bị xử phạt thế nào?

Cảm ơn Luật sư!

Trả lời: 

Chào bạn! Đối với câu hỏi “Chồng ngoại tình bị xử phạt thế nào?” của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

Trên phương diện pháp luật, việc người đã có vợ, có chồng nhưng lại sống chung với người khác như vợ chồng là vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình.

Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm:

“2. Cấm các hành vi sau đây:…;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Theo đó, tại điểm b khoản 1 điều 48 NĐ 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:…;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”. Như vậy, mức phạt hành chính đối với hành vi trên là từ 10.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, hành vi ngoại tình ở mức độ sống chung với nhau như vợ chồng còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc …

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Có thể thấy, nếu hành vi ngoại tình đang diễn ra ở mức độ là sống chung với nhau như vợ chồng và thuộc các trường hợp sau thì sẽ bị xử lý theo chế tài hình sự.

  • Thứ nhất là sống chung với nhau như vợ chồng và làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên dẫn đến ly hôn.
  • Thứ hai là sống chung với nhau như vợ chồng trong khi đã bị xử phạt về hành vi này.

Mức phạt áp dụng đối với hai trường hợp trên là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

  • Thứ ba là sống chung với nhau như vợ chồng và làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
  • Thứ tư là bất chấp việc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn cố tình duy trì quan hệ đó.

Mức phạt đối với các trường hợp trên là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nói tóm lại.

Khi người đã có vợ, có chồng có hành vi ngoại tình mà hành vi đó đáp ứng đủ các yếu tố đươc pháp luật quy định thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị xử lý hình sự.

Đó là những trường hợp ngoại tình và bị xử phạt. Vậy có cách nào ngoại tình mà không vi phạm pháp luật hoặc không bị xử phạt không?

Thứ nhất:

Phải khẳng định rằng khi đã ngoại tình thì dù hành vi đó có ở mức độ nào thì cũng vi phạm Pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng:

“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.

Như vậy, hành vi ngoại tình dù chỉ là qua đường cũng là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng, người vợ.

Thứ hai.

Mặc dù vi phạm nghĩa vụ chung thủy của người chồng, người vợ nhưng pháp luật lại không đưa ra chế tài xử phạt đối với những trường hợp ngoại tình ở mức độ nhẹ. Có thể liệt kê một số trường hợp như sau:

  • Hành vi ngoại tình nhằm đáp ứng nhu cầu về tình dục. Hành vi đó thường được gọi với cái tên “tình một đêm” hay “qua đường”.
  • Những hành vi tán tỉnh, cợt nhả hoặc có thể thân mật quá mức của người vợ, người chồng với người thứ ba.
  • Có những buổi hẹn hò,  những bữa tiệc chung với nhau hoặc có sự chia sẻ tài chính nhưng con số không lớn.

Nhìn chung, ngoại tình nhưng có giới hạn và không gây ra những hậu quả ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng hiện tại thì pháp luật không quy định chế. Đồng nghĩa với việc tồn tại những trường hợp ngoại tình nhưng không bị xử phạt.

Video: Ngoại tình có thể bị phạt tù nếu là nguyên nhân dẫn đến ly hôn.

Vợ chồng ngoại tình có nên ly hôn không?

Tình huống tư vấn

Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi và vợ kết hôn được 5 năm. Tuy nhiên gần đây chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Vợ tôi đang quan hệ bất chính với người khác. Biết được sự việc, tôi hết sức tức giận. Vì lý do này mà hai vợ chồng lời qua tiếng lại; cuộc sống chung hết sức nặng nề. Hiện tại chúng tôi đã có hai con chung. Tôi vẫn mong muốn cả hai cháu được sống trong tình yêu của bố mẹ. Đồng thời, tôi vẫn còn tình cảm với vợ mình. Nhưng tôi cũng không biết mình có nên tiếp tục cuộc sống hôn nhân hay không. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Giải đáp.

Luật sư Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Không chỉ vậy, khi vợ chồng ly hôn còn kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác. Điển hình như tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản chung, giải quyết nợ chung… Do vậy, trước khi đi đến quyết định ly hôn cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng.

Trong những nguyên nhân dẫn tới ly hôn của các cặp vợ chồng thì ngoại tình là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu.

Vấn đề vợ chồng ngoại tình có nên ly hôn hay không cần xem xét trên nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, cần xem xét động cơ của người có hành vi ngoại tình là gì. Nếu đơn thuần chỉ là giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống thì không nên đặt ra vấn đề ly hôn.

Thứ hai, xét về mức độ ngoại tình, nếu người có hành vi ngoại tình chỉ ở giai đoạn bắt đầu hoặc với tần suất thấp thì người còn lại nên có những giải pháp hợp lý để kiểm soát vấn đề.

Thứ ba, cần cân nhắc về khả năng “ở lại” của người có hành vi ngoại tình. Tránh trường hợp người còn lại tự mình đưa vấn đề đi quá xa.

Trong trường hợp người vợ, người chồng của người có hành vi ngoại tình cảm thấy cuộc sống hôn nhân trở nên bế tắc, mục đích hôn nhân không đạt được, việc ngoại tình có mục đích là tìm con đường mới thì cần thiết đặt ra vấn đề ly hôn.

Nói tóm lại, vấn đề có nên thực hiện Thủ tục ly hôn hay không thì không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác mà cần xem xét dựa trên từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra việc ly hôn còn phụ thuộc vào nguyện vọng của vợ, chồng, con và những người có liên quan.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là những nhận định và chia sẻ của Luật Hùng Bách về vấn đề “Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu pháp luật cũng như trong cuộc sống.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *