Dịch vụ khác

Dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, an toàn

Chế định Thừa phát lại mới phát triển vài năm trở lại đây nên hệ thống các văn phòng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại từng địa phương. Nhiều người có nhu cầu lập vi bằng không biết phải liên hệ như thế nào để thực hiện thủ này và cũng nhiều người đã liên hệ nhưng vi bằng được lập chưa đúng theo quy định pháp luật. Nếu bạn đang gặp phải các vướng mắc trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách và liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 (có zalo) để được hỗ trợ Dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn ở phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước.

Vi bằng là gì? Thừa phát lại là gì?

Khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vi bằng và Thừa phát lại các bạn cần nắm rõ khái niệm về hai nội dung này được quy định tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP như sau:

Khái niệm vi bằng tại khoản 3, Điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP:

“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Như vậy, vi bằng phải do chính Thừa phát lại trực tiếp lập bằng văn bản. Do các thông tin trong vi bằng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp các bên. Điều này đổi hỏi Thừa phát lại phải thực hiện:

  • Trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hành vi;
  • Kiểm tra các tài liệu liên quan;
  • Chịu trách nhiệm về các thông tin được ghi nhận trong vi bằng.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Theo quy định cũ, thư kí nghiệp vụ có quyền giúp Thừa phát lại lập vi bằng. Thừa phát lại chịu trách nhiệm về tính chính xác của vi bằng do thư kí nghiệp vụ lập. Tuy nhiên, kể từ ngày 24/02/2020 thư ký nghiệp vụ không còn thẩm quyền này nữa. Thừa phát lại bắt buộc phải trực tiếp chứng kiến; lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Xem thêm: Phân biệt vi bằng và công chứng

Dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn: 0975.686.065 (có zalo)

Nội dung vi bằng có thể ghi nhận các sự kiện, hành vi hoặc hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như:

  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn;
  • Vi bằng ghi nhận di sản thừa kế;
  • Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác;
  • Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình;
  • Hành vi giao nhận tiền, tài sản;
  • ….

Khái niệm Thừa phát tại khoản 1, Điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP:

“ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Từ hai khái niệm trong nghị định 08/2020/NĐ-CP có thể thấy Thừa phát lại là một chức danh được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và thực hiện những chức năng luật định trong đó có bao gồm lập vi bằng.

Tại sao nên lập vi bằng thừa phát lại.

Trước khi được tư vấn về vi bằng và Thừa phát lại nhiều người đều có chung thắc mắc là tại sao nên lập vi bằng? Hay lập vi bằng có giá trị pháp lý không? Các câu hỏi này có thể được giải đáp như sau:

Đối với giá trị pháp lý của vi bằng khoản 3, Điều 36 nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: “ Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”. Căn cứ vào quy định này, vi bằng sẽ có giá trị pháp lý trong hai trường hợp sau:

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.

Trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp dân sự hoặc hành chính, vi bằng sẽ được tòa án xem xét là một chứng cứ để đưa ra phán quyết. Theo quy định của luật chỉ có hai lĩnh vực là hành chính và dân sự thì vi bằng được lập mới có giá trị; khi đọc quy định này các bạn có thể thấy phạm vi của vi bằng không rộng. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như tất cả các sự kiện hoặc giao dịch trong đời sống đều có thể được ghi nhận lại thông qua vi bằng vì lĩnh vực dân sự ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng. Nên, khi xem xét giải quyết các vụ án từ hành chính, hôn nhân và gia đình, thừa kế, dân sự….. vi bằng hợp sẽ đều được coi là chứng cứ trước tòa án.

Ví dụ:

Tại buổi họp gia đình, các đồng thừa kế của ông A đã thỏa thuận phân chia di sản. Thỏa thuận được Thừa phát lại lập vi bằng  ghi nhận nội dung:

Tất cả các bên đồng ý để lại phần đất 200m2 để xây nhà thờ họ; Giao cho anh B là con trưởng quản lý.

Sau khi hoàn tất thủ tục và giấy tờ, B đã rao bán diện tích đất cho người khác. Khi đó, các đồng thừa kế có thể khởi kiện tại tòa án yêu cầu B thực hiện thỏa thuận. Vi bằng đã được lập hợp pháp sẽ là căn cứ có lợi cho nguyên đơn trước tòa án.

Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khi hai bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí về việc sẽ giao kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch thì tại thời điểm thỏa thuận các bên chưa có văn bản xác nhận làm căn cứ rõ ràng. Do đó, trước khi chính thức giao dịch thì một bên có thể vi phạm thỏa thuận chưa được lập rõ ràng đó khiến bên còn lại thiệt hại.

Ví dụ:

Hai bên đã thỏa thuận rằng A sẽ mua hàng hóa của B vào ngày 10/11/2019. Theo thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao đúng và đủ hàng còn bên mua phải nhận hàng và trả đủ tiền. Do không có sẵn hàng nên B đã ứng trước tiền để mua hàng theo yêu cầu của A với giá trị 100 triệu VNĐ; đến thời hạn thỏa thuận A đã không thực hiện nghĩa vụ và không thừa nhận thỏa thuận của hai bên đã tồn tại.

Có thể thấy, nhiều người rơi vào tình huống giống với bên bán nói trên và không biết làm cách nào để bảo đảm quyền lợi cho bản thân. Xét ở một trường hợp khác nếu thời điểm hai bên thỏa thuận về giao dịch chung và đã yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi thì khi một bên chối bỏ nghĩa vụ bên còn lại có thể dùng vi bằng làm chứng cứ. Vi bằng sẽ chứa toàn bộ nội dung các bên cam kết nên nếu các bên không chịu thực hiện thì phải bồi thường cho bên còn lại. Vậy, có thể nói vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Tóm lại

Vi bằng được lập hợp pháp sẽ có giá trị pháp lý là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại.

Một vi bằng muốn có hiệu lực pháp luật không những phải đáp ứng yêu cầu về nội dung mà còn phải tuân thủ về thủ tục lập. Hơn nữa, để có thể phối hợp với các Thừa phát lại trong quá trình lập vi bằng các bạn cũng nên nắm rõ quy trình một vi bằng được lập từ khi bắt đầu yêu cầu Thừa phát lại đến khi vi bằng được đăng ký. Thủ tục lập vi bằng của văn phòng Thức phát lại sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Như chúng tôi đã phân tích ở phân trên bài viết thì không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền lập vi bằng hợp pháp. Pháp luật nước ta hiện nay quy định việc lập vi bằng phải được thực hiện do người được bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn là Thừa phát lại. Do đó, khi bạn muốn lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại đáng tin cậy. Bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.

Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:

  • Thông tin các nhân của bên yêu cầu (Họ, tên; Số chứng minh thư; Địa chỉ; Thông tin liên hệ…).
  • Thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập vi bằng (Tên văn phòng; Địa chỉ; Người đại diện….).
  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí thực hiện.
  • Thỏa thuận khác giữa các bên như: Quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.

Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà vi bằng có thể được lập tại trụ sở của thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó phục vụ cho quá trình lập vi bằng một cách chính xác, khách quan.

Tại địa điểm lập vi bằng Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép; đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim….. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu. Bên cạnh đó, để vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của vi bằng sẽ được gửi đến Sở tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.

Như vậy, khi thực hiện thủ tục này các bạn nên chú ý vi bằng phải được tiến hành lập theo các bước như trên để đảm bảo giá trị pháp lý trước tòa án và các bên liên quan.

Liên hệ dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng: 0975.686.065 (có zalo)

Phí dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng.

Pháp luật hiện này cho phép các bên thỏa thuận về chi phí lập vi bằng dựa trên:

  • Mức độ công việc cần thực hiện;
  • Giờ làm việc.

Các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm:

  • Chi phí đi lại;
  • Phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin (nếu có);
  • Tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

Thông thường, bảng giá dịch vụ được niêm yết công khai tại trụ sở Văn phòng Thừa phát lại. Ttùy theo vụ việc bạn có thể tham khả mức giá cụ thể tại văn phòng. Bảng giá sẽ bao gồm các chi phí kèm thêm theo dịch vụ được yêu cầu như:

  • Chi phí làm việc ngoài giờ (nếu vi bằng lập vào cuối tuần hoặc ngoài giờ hành chính).
  • Chi phí áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo yêu cầu khách hàng (thực hiện ghi âm; quay hình….).

Các nội dung về phí lập vi bằng sẽ được các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ ràng vào hợp đồng dịch vụ để làm căn cứ thực hiện.

Xem thêm: Phí lập vi bằng hết bao nhiêu tiền

Các trường hợp nên lập vi bằng.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do đó tất cả các sự kiện, hành vi thực tế không thuộc vào trường hợp cấm lập vi bằng thì đều có thể được Thừa phát lại ghi nhận. Bên cạnh các ghi nhận sự kiện, hành vi thì hiện trạng của sự vật tại một thời điểm xác định cũng là đối tượng của vi bằng. Có thể thấy phạm vi của vi bằng được quy định trong luật rất rộng nhưng trên thực tế thì vi bằng thường được các bên yêu cầu lập và nên lập trong các trường như sau:

Lập vi bằng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất.

Để chuyện nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì phải các bên phải thực hiện thủ tục công chứng theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh giao dịch chính là chuyển nhượng quyền thì còn các giao dịch khác khi mua bán nhà đất cũng cần có giá trị pháp lý như:

  • Đặt cọc;
  • Giao nhận tiền, giấy tờ;
  • Gặp mặt để thỏa thuận hay kiểm tra hiện trạng nhà đất;

Tất cả các công việc này đều có thể được Thừa phát lại lập thành vi bằng. Đây sẽ là những căn cứ bổ trợ; ghi nhận việc các bên đã hoàn thành các công việc:

  • Nghĩa vụ giao nhận tiền và tài sản;
  • Thời điểm và cách thức giao nhận.

Để tránh các rủi do trong và sau khi giao dịch, khi mua bán nhà đất ngoài việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng các bên nên lập vi bằng.

Xem thêm: Mua nhà đất qua vi bằng có làm sổ đỏ được không?

Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.

Khác với các loại vi bằng như vi bằng ghi nhận hiện trạng hay vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi; thừa phát lại phải đến tận địa điểm nơi ghi nhận để lập vi bằng. Thừa phát lại sẽ xác nhận nội dung các dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi vu khống và nói xấu sau đó mô tả lại trong vi bằng kèm theo các tài liệu hỗ trợ như chụp ảnh, video…. Trong vi bằng sẽ ghi nhận một số nội dung cơ bản như:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
  • Họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung của sự kiện, hành vi được ghi nhận – ở đây là thông tin bịa đặt, nói xấu;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Dấu Văn phòng Thừa phát lại;
  • Chữ ký các bên: Thừa phát lại; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu; người tham gia khác (nếu có); người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Xem thêm: Các trường hợp không được lập vi bằng chi tiết nhất

Lập vi bằng ghi nhận sự kiện thu giữ tài sản của ngân hàng.

Khi một bên dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản nợ tại ngân hàng mà đến thời hạn đã thỏa thuận chưa thanh toán thì ngân hàng sẽ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Trước khi tiến hành thì ngân hàng sẽ có thông báo đến chủ sở hữu do đó bạn có thể tìm đến Thừa phát lại yêu cầu lập vi bằng tại thời điểm ngân hàng thu giữ. Việc lập vi trong trường hợp này sẽ giúp ghi nhận toàn bộ hiện trạng tài sản và sự việc diễn ra.

Trong trường hợp bên ngân hàng trong quá trình thu giữ có hành vi làm tổn hại tài sản thì vi bằng sẽ được coi là căn cứ để yêu cầu bồi thường. Và khi tài sản được bán đấu giá hoặc bên bị thu giữ được nhận lại tài sản thì vi bằng cũng là chứng cứ xác định giá trị tài sản hoặc phần tài sản được nhận.

Xem thêm: Dịch vụ lập vi bằng nhà đất

Lập vi bằng di chúc.

Theo quy định pháp luật người để lại di sản chết và để lại di chúc thì tài sản sẽ được phân chia theo di chúc hợp pháp. Nếu không có di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Trong cả hai trường hợp này thì vi bằng đều có thể được lập với chức năng là cơ sở phân chia di sản. Trước khi di sản được phân chia các bên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, toàn bộ tài sản được để lại sẽ được liệt kê và xác định hiện trạng tại thời điểm lập vi bằng.

Nội dung vi bằng khi không có di chúc định đoạt tài sản:

  • Thỏa thuận của các bên về việc mỗi người sẽ nhận được phần tài sản nào;
  • Phần tài sản nào được thỏa thuận sử dụng cho mục đích chung.

Vi bằng được lập sẽ là cơ sở cho các bên khi xác lập quyền sở hữu với phần di sản cũng như có giá trị chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp.

Ngoài các trường hợp phổ biến kể trên thì còn một số trường hợp khác nên được lập vi bằng để đảm bảo quyền lợi của các bên như: Vi bằng xác nhận hiện trạng tài sản; Vi bằng ghi nhận tình trạng lấn chiếm đất; Vi bằng về việc giao hàng kém chất lượng; Vi bằng về hành vi cạnh tranh không lành mạnh……. Khi gặp phải các tình huống nói này và muốn có căn cứ để yêu cầu tòa án giải quyết hoặc yêu cầu bên còn lại thực hiện hành vi nào đó; các bạn nên tìm đến văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn.

Xem thêm: Phân biệt vi bằng và công chứng

​Liên hệ dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn.

Như đã phân tích vi bằng là cơ sở để các bên tiến hành các giao dịch hợp pháp; là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Do đó, khi tham gia giao dịch hoặc xảy ra bất cứ sự kiện; hành vi nào có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân các bạn nên lập vi bằng để tránh các rủi do xảy ra. Để vi bằng được lập hợp pháp thì các bạn cần tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng uy tín và có kinh nghiệm.

Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật vi bằng, cung cấp dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi có đội ngũ Thừa phát lại hỗ trợ khách hàng lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn trên phạm vi cả nước với chi phí hợp lý. Để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc cần được tư vấn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng; các bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) hoặc địa chỉ email luathungbach@gmail.com, Thừa phát lại sẽ có tư vấn trực tiếp và nhanh chóng vấn đề của bạn.

Tú Anh.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago