Phân biệt vi bằng và công chứng


Ngày nay, vi bằng đã trở nên khá phổ biến. Việc lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi là một trong những cách thức được nhiều người sử dụng để có được văn bản mang giá trị chứng cứ khi tham gia các giao dịch. Tuy nhiên, một số người không hiểu rõ thế nào là vi bằng và thế nào là công chứng, dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của vi bằng và thiết lập những giao dịch không đúng quy định của pháp luật. Nếu như bạn cũng đang gặp phải khó khăn trong việc phân biệt vi bằng với văn bản công chứng có thể tham khảo nội dung dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp đến Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0975 686 065  để được tư vấn và hỗ trợ.

Khái niệm vi bằng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng cũng như giá trị pháp lý của nó được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

 “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Như vậy, thầm quyền lập vi bằng được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán; kiểm sát viên; luật sư; công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng. Do đó, tuy không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước nhưng thừa phát lại được tuyển chọn và bổ nhiệm theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Do các sự việc hay hành vi được lập vi bằng đều mang tính chất dân sự hoặc có thể mang yếu tố hành chính nên không nghiễm nhiên mà Thừa phát lại thực hiện thủ tục này. Các vi bằng được lập đều phải xuất phát từ ý chí của những người liên quan đến sự kiện, hành vi nên lập vi bằng

Thủ tục lập vi bằng.

Theo quy định của nghị định mới nhất là nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì thủ tục lập vi bằng chỉ được hướng dẫn từ bước Thừa phát lại trực tiếp lập vi bằng. Do đó, để các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này chúng tôi sẽ đưa ra quá trình lập vi bằng từ khi một người tìm đến văn phòng Thừa phát lại tư vấn đến khi vi bằng được đăng ký xong. Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này chúng tôi xin cung cấp trình tự thực hiện của các trường hợp nên lập vi bằng như sau:

Phân biệt công chứng và vi bằng
Phân biệt công chứng và vi bằng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng.

Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:

  • Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…..
  • Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, hợp đồng….

Tùy từng loại vụ việc và yêu cầu của các bạn khi lập vi bằng mà các giấy tờ hoặc tài liệu cần cung cấp có thể thay đổi do đó để tiết kiệm thời gian đi lại các bạn nên chuẩn bị kỹ tài liệu trước khi đến văn phòng Thừa phát lại. Nếu có vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ các bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) để được Thừa phát lại tư vấn.

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Như chúng tôi đã phân tích ở phân trên bài viết thì không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền lập vi bằng hợp pháp. Pháp luật nước ta hiện nay quy định việc lập vi bằng phải được thực hiện do người được bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn là Thừa phát lại. Do đó, khi bạn muốn lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại đáng tin cậy. Bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng.

Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:

  • Thông tin các nhân của bên yêu cầu ( họ, tên; Số chứng minh thư; Địa chỉ; Thông tin liên hệ…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập vi bằng ( tên văn phòng; Địa chỉ; Người đại diện….).
  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí thực hiện lập vi bằng.
  • Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 4: Tiến hành lập vi bằng.

Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà vi bằng có thể được lập tại trụ sở của thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó phục vụ cho quá trình lập vi bằng một cách chính xác, khách quan. Tại địa điểm lập vi bằng Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim….. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.

Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của vi bằng sẽ được gửi đến Sở tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày. Các bạn nên lưu ý vấn đề này vì nếu vi bằng không được đăng ký thì coi như chưa hợp pháp và dùng làm chứng cứ thì sẽ khó được tòa án chấp thuận.

Phân biệt công chứng và vi bằng.

Mặc dù vi bằng đã ngày càng trở nên phổ biến nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn đang hiểu sai về tính pháp lý của vi bằng. Để dễ dàng phân biệt văn bản công chứng và vi bằng, tránh nhầm lẫn giá trị của hai loại văn bản này, Luật Hùng Bách xin chia sẻ với quý bạn đọc về sự khác nhau của hai loại văn bản này.

Thứ nhất, sự khác nhau về khái niệm.

  • Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
  •  Công chứng:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng thực tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo đó, văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.

Thứ hai, về chủ thể thực hiện lập văn bản công chứng và vi bằng.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP bao gồm:

  1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
  5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
  • Văn bản công chứng sẽ do Công chứng viên thực hiện công chứng.

Công chứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Công chứng:

  1. Có bằng cử nhân Luật
  2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
  5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Thứ ba, sự khác nhau về nội dung giữa văn bản vi bằng và công chứng.

  • Công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại văn phòng công chứng.
  • Vi bằng là hoạt động của thừa phát lại tập hợp các chứng thư về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà sự kiện, hành vi đó được mô tả bằng văn bản, có quay phim, ghi âm, ghi hình. mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

Thứ tư, về giá trị pháp lý giữa vi bằng và công chứng.

  • Giá trị pháp lý của vi bằng được ghi nhận tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Không có thời hiệu cho vi bằng.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực, các văn bản hành chính khác.

  • Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được ghi nhận tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014:

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Luật công chứng không quy định về thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng mà trên thực tế, tùy vào tính chất của từng loại văn bản sẽ có giá trị khác nhau.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Thứ năm, về phạm vi thực hiện công việc.

  • Đối với vi bằng:

Lập vi bằng đối với sự kiện, hành vi theo yêu cầu  của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 4 và Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền của UBND các cấp và các trường hợp theo quy định của pháp luật.

  • Đối với công chứng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên của tổ chức, hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Thứ sáu, về hoạt động lưu trữ văn bản.

  • Đối với vi bằng.

Vi bằng được lập thành 03 bản, 01 bản được gửi cho người yêu cầu, 01 bản được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng và 01 bản nộp cho Sở Tư pháp lưu trữ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sơ Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

  • Đối với văn bản công chứng.

Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

Như vậy, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng trong các quan hệ pháp lý, vi bằng chỉ là những văn bản ghi nhận những sự kiện pháp lý, tình trạng sự việc thiệt hại xảy ra trên thực tế, giá trị của vi bằng sẽ được cơ quan chức năng xem xét. Trong đó văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao, chứng nhận sự hợp pháp của giao dịch, hợp đồng, là chứng cứ không cần phải chứng minh. Vì vậy, cần phân biệt rõ vi bằng và văn bản công chứng để tránh nhầm lẫn mà thiết lập các giao dịch không đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ lập vi bằng.

Với đội ngũ Thừa phát lại kinh nghiệm chúng tôi có thể hỗ trợ lập vi bằng trên nhiều lĩnh vực và về nhiều vấn đề theo đúng quy định pháp luật. Khách hàng sử dụng dịch vụ lâp vi bằng sẽ được hỗ trợ bằng nhiều hình thức như:

  • Tư vấn về các trường hợp nên lập vi bằng;
  • Tư vấn về phương án lập vi bằng trong các trường hợp cụ thể;
  • Trực tiếp lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng;
  • Thực hiện các thủ tục để đăng ký vi bằng đã lập tại Sở tư pháp để đảm bảo giá trị pháp lý của vi bằng.

Ngoài ra, Luật Hùng Bách có hỗ trợ khách hàng giải tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến vi bằng.

Để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc cần được tư vấn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng các bạn có thể liên hệ thông qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng.

Trân trọng! 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *