Các trường hợp không được lập vi bằng hiện nay đặt ra nhằm mục đích hạn chế sự chồng chéo về thẩm quyền trong các hoạt động bổ trợ tư pháp; Ngăn chặn hành vi cố tình lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người, cơ quan, tổ chức khác; Đảm bảo vi bằng được lập một cách khách quan, chính xác. Vậy, các trường hợp không được lập vi bằng gồm những gì? Làm thế nào để biết một vấn để có thuộc các trường hợp không được lập vi bằng hay không? Các vướng mắc trên sẽ được Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách giải đáp qua bài viết sau đây hoặc số liên hệ 0975.686.065 (có zalo).
Không được lập vi bằng nếu không đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại không lập được vi bằng có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm:
“Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì”.
Không chỉ trong lĩnh vực vi bằng mà các hoạt động khác như công chứng; hoạt động tố tụng; … cũng được quy định nội dung tương tự. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân rằng lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ không đảm bảo khách quan khi ghi nhận nội dung có liên quan đến quyền lợi của bản thân và lợi ích của người thân.
Hơn nữa, trong trường có xảy ra tranh chấp liên quan đến nội dung lập vi bằng và cần Thừa phát lại làm chứng thì mối quan hệ giữa bên lập vi bằng, bên được lập vi bằng cũng sẽ không đảm bảo giá trị.
Không ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật.
Giao dịch trái pháp luật được hiểu là giao dịch vi phạm quy phạm pháp luật thể hiện dưới hình thức cấm làm một việc hoặc không được làm, phải làm một việc nào đó. Mà các giao dịch này nếu được lập sẽ không có giá trị, không được thừa nhận.
Khoản 3, điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, vi bằng là một chứng cứ không phải chứng minh lại nên nhiều người nghĩ đến việc lập vi bằng để các giao dịch này được thừa nhận.
Ví dụ:
Ông Hoàng Xuân T và ông Nguyễn Trường N có thỏa thuận vay tiền,. Theo đó ông T sẽ do ông N vay tổng số tiền 100.000.000 đồng. Mức lãi suất 3 nghìn/1 triệu/1 ngày. Hai bên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Khoản 1 Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Theo các quy định trên, đây được xem là giao dịch trái pháp luật thuộc các trường hợp không được lập vi bằng nên Thừa phát lại sẽ không thực hiện.
Không lập vi bằng đối với tài sản không có giấy tờ chứng minh.
Khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định một trong các trường hợp không được lập vi bằng là:
“Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định pháp luật hiện nay việc chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu một số loại tài sản cần được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt để được pháp luật công nhận. Đặc biệt đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và một số bất động sản cần phải đăng ký. Theo đó, để chuyển quyền các tài sản này một cách hợp pháp bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng chứng thực, đăng ký và phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều trường hợp các bên biết các tài sản không đủ điều kiện về mặt giấy tờ để chuyển quyền nhưng vẫn chấp nhận rủi ro và giao dịch. Thay vào đó, họ muốn lập vi bằng để ghi nhận giao dịch này với mục đích có sự chứng kiến của Thừa phát lại, sẽ đảm bảo giá trị hơn cho giao dịch. Theo quy định pháp luật thì các giao dịch này thuộc các trường hợp không được lập vi bằng nên Thừa phát lại sẽ không chấp thuận thực hiện.
Rủi do khi thực hiện giao dịch tài sản không có giấy tờ chứng minh:
Đa số những người tham gia loại giao dịch này nắm được vấn đề rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa biết hệ quả chính xác là gì và mức độ thế nào. Chúng tôi xin phân tích những hệ quả khi vi phạm các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
- Bên mua có thể rơi các bẫy lừa đảo. Do không có giấy tờ chứng minh nên có thể tồn tại khả năng tài sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của bên bán. Do đó, bên mua giao tiền nhưng sao đó không nhận được tài sản;
- Xảy ra tranh chấp và khó đảm bảo được quyền của bên mua với tài sản. Khác với trường hợp trên, bên mua trong trường hợp này có thể nhận được tài sản nhưng có thể bị cuốn vào tranh chấp với bên khác. Khi tranh chấp thì quyền của bên mua đối với tài sản không thể được bảo đảm vì giao dịch khi chưa đủ điều kiện và không được pháp luật công nhận. Theo đó, hòa toàn có thể tuyên giao dịch giữa các bên vô hiệu, người mua chỉ có thể đòi lại được phần tiền đã trả và khoản bồi thường nếu có thiệt hại.
Tham khảo thêm: Cách giải quyết tranh chấp vi bằng mua bán nhà đất.
Ví dụ:
Ông A là con cả trong gia đình 3 anh em. Sau khi bố mẹ mất không để lại di chúc ông tiếp tục sống trên nhà đất của bố mẹ. Theo phong tục tại địa phương ông A là con cả; thờ cúng bố mẹ sẽ được hưởng toàn bộ tài sản thửa kế. Sau khi bố mẹ mất ông tiếp tục quản lý, sử dụng mà không làm thủ tục kê khai gì vì tài sản này do bố mẹ ông khai hoang, xây dựng, chưa được cấp giấy tờ gì.
Năm 2019, ông A bán cho ông B tài sản nêu trên. Các bên quyết định lập vi bằng để ghi nhận lại. Theo quy định pháp luật, di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật cho tất cả những đồng thừa kế nên những người em khác của ông A hoàn toàn có quyền với đất. Và Ông B hoàn toàn có khả năng bị tranh chấp.
Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các giao dịch không đúng quy định pháp luật, ghi nhận nội dung chuyển quyền tài sản không có giấy tờ chứng minh.
Không ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Để có thể sử dụng làm chứng cứ trước Tòa án trong vụ án hành hành chính, dân sự và làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch khác thì vi bằng phải đảm bảo nội dung chính xác.
Thực tế, trong quá trình thực hiện thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại có sự hỗ trợ của thư ký nghiệp vụ nhưng thư ký không được phép thay thế hoạt động của Thừa phát lại. Hơn nữa việc truyền đạt thông tin qua người khác sẽ bị lồng ghép, mang theo ý chí của người truyền đạt và khi đến với Thừa phát lại không còn khách quan, nguyên vẹn.
Pháp luật hiện nay chỉ cho phép một chức danh duy nhất là Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng và chịu trách nhiệm về vi bằng mình đã lập. Vì vậy, vừa để đảm bảo cho Thừa phát lại, vừa để đảm bảo cho giá trị vi bằng Thừa phát lại cần trực tiếp chứng kiện sự việc, nội dung lập vi bằng.
Không lập vi bằng vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Hoạt động lập vi bằng cần phải do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và một số vụ việc cần đến trực tiếp nơi xảy ra sự kiện, hành vi. Việc di chuyển này không phải khi nào cũng thuận lợi đặc biệt là một số vùng được bảo vệ từ quân đội. Việc tự ý xâm phạm có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của những người đang thực hiện nhiệm vụ quân sự hoặc nặng hơn có thể thể vi phạm quy định về bí mật quân sự. Do đó, nếu thuộc những trường hợp sau thì Thừa phát lại cũng không được lập vi bằng:
Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
Không lập vi bằng vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Quy định này được áp dụng cho cả lĩnh vực lập vi bằng Thừa phát lại. Thông thường, để lập được vi bằng, Thừa phát lại cần yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung lập vi bằng. Điều này vừa phục vụ cho việc nắm thông tin, nội dung vụ việc vừa giúp Thừa phát xác định yêu cầu của khách có thuộc các trường hợp không lập vi bằng hay không.
Việc lập vi bằng trong đa phần trường hợp không chỉ là ý chí của một bên, có sự liên quan đến nhiều đối tượng khác. Do đó, để lập được vi bằng chính xác, khách quan nhất Thừa phát lại phải nắm thông tin của tất cả những đối tượng về các nội dung lập vi bằng. Và những nội dung này khi được đưa vào vi bằng cần có sự chấp thuận của chính cá nhân, gia đình đó, Thừa phát lại hoặc người yêu cầu lập vi bằng không thể tự ý lập vi bằng. Các nội dung này bao gồm:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình là gì?
Đời sống riêng tư của cá nhân được hiểu là tất cả những gì tạo thành nét riêng đặc thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân, không thể trộn lẫn với người khác. Điều này được hình thanh từ quá trình sống, thời gian sống, sự trải nghiệm trong các quan hệ xã hội mà hình thành và mang dấu ấn riêng của cá nhân.
Về bí mật cá nhân là các thông tin của một người mà nếu bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác.
Về bí mật gia đình: Là những thông tin về về quan hệ giữa các thành viên của gia đình với nhau như huyết thống, về bệnh lý, về năng lực trí tuệ của các thành viên … nếu bị bộc lộ sẽ gây ra sự bất lợi cho các thành viên gia đình trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực.
Không lập vi bằng có nội dung thuộc thẩm quyền của văn phòng công chứng.
Dù đều là các chức danh bổ trợ tư pháp nhưng Thừa phát lại và Công chứng viên được giao các nhiệm vụ khác nhau. Trong khi Công chứng viên thực hiện các công việc như chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch; Chứng thực bản chính các giấy tờ, chứng thực chữ ký…. thì Thừa phát lại có chứng năng tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, lập vi bằng… Các hoạt động này cần được tách biệt và phân công phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng đối tượng.
Chính vì vậy mà khoản 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP có quy định Thừa phát lại không được lập vi bằng trong các trường hợp:
“4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính”.
Được phép lập vi bằng khi giao dịch, mua bán tài sản trong trường hợp nào?
Các trường hợp nêu trên được trung tâm vi bằng Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách nhận được khá nhiều yêu cầu cầu Lập vi bằng, Thừa phát lại đặc biệt đối với lập vi bằng nhà đất. Việc lập vi bằng ghi nhận trực tiếp các giao dịch nhà đất thuộc thẩm quyền của Công chứng viên nên Thừa phát lại không thể thực hiện, các bạn cần tỉnh táo và kiểm tra kỹ khi tham gia các giao dịch này thông qua vi bằng.
Tuy vậy, đối với các hoạt động khác xung quanh giao dịch mua bán, chuyển quyền sử dụng tài sản như Lập vi bằng đặt cọc, bàn giao tài sản, lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản nhà, đất…. vẫn có thể được lập vi bằng hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo an toàn hơn cho giao dịch.
Ngoài các trường hợp nêu, còn các trường hợp không được lập vi bằng khác theo quy định pháp luật riêng. Để nắm rõ trường hợp của mình có thuộc các trường hợp không được lập vi bằng hay không và tư vấn về lập vi bằng các bạn có thể liên hệ trực tiếp số 0975.686.065 (có zalo).
Hệ quả của việc lập vi bằng không đúng quy định pháp luật
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, nếu nội dung cần ghi nhận thuộc các trường hợp không được lập vi bằng thì Thừa phát lại sẽ không được phép thực hiện. Khi cố tình thực hiện, có thể gây ra cả những hệ quả cho cả Thừa phát lại và người tham gia giao dịch trong vi bằng.
- Thừa phát lại bị phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Riêng đối với hành vi lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến, Thừa phát lại bị phạt tiền kèm theo tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng.
- Đối với những người yêu cầu lập vi bằng, người tham gia giao dịch được ghi nhận. Những người này có khả năng vướng vào các tranh chấp; Bị thiệt hại về vật chất; Các giao dịch, thỏa thuận không được công nhận; … và một số hệ quả khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Trước khi quyết định tham gia các giao dịch, muốn ghi nhận các sự kiện, hành vi các bạn nên cân nhắc mức độ rủi ro và có lựa chọn phù hợp. Nếu chưa nắm rõ quy định pháp luật các bạn có thể liên hệ tư vấn vi bằng theo số 0975.686.065 (có zalo).
Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại
Với đội ngũ Thừa phát lại kinh nghiệm chúng tôi có thể hỗ trợ lập vi bằng trên nhiều lĩnh vực và về nhiều vấn đề theo đúng quy định pháp luật. Khách hàng sử dụng dịch vụ lâp vi bằng sẽ được hỗ trợ bằng nhiều hình thức như:
- Tư vấn về các trường hợp nên lập vi bằng;
- Tư vấn về phương án lập vi bằng trong các trường hợp cụ thể;
- Trực tiếp lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng;
- Đăng ký vi bằng đã lập tại Sở tư pháp để đảm bảo giá trị pháp lý của vi bằng.
- …
Ngoài ra, Luật Hùng Bách có hỗ trợ khách hàng giải tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến vi bằng.
Để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc cần được tư vấn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng các bạn có thể liên hệ thông qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) để được tư vấn trực tiếp và nhanh chóng.
Trân trọng!
TA.