Trong cuộc sống, không phải hôn nhân nào cũng kéo dài mãi mãi. Đôi khi, hai người vợ chồng không thể cùng nhau tiếp tục cuộc sống chung và quyết định ly hôn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chỉ một bên vợ/chồng muốn kết thúc cuộc hôn nhân, bên còn lại không đồng ý ly hôn. Vậy ly hôn đơn phương vắng mặt có giải quyết được không? Cần chuẩn bị những gì?… Tất cả các vấn đề này sẽ được Luật Hùng Bách giải đáp trong bài viết dưới đây. Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.
Không giống như ly hôn đồng thuận hay ly hôn thuận tình. Ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn. Vậy ly hôn đơn phương vắng mặt có giải quyết được không?
Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc: Xét xử trong trường hợp đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên toà:
“Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”
Vậy, trong trường hợp vợ/chồng vắng mặt trong quá trình ly hôn. Toà án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong các trường hơp:
Pháp luật Việt Nam có quy định việc vắng mặt trong quá trình giải quyết ly hôn. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có thể ly hôn vắng mặt. Vậy những trường hợp nào có thể giải quyết đơn ly hôn đơn phương vắng mặt?
Ly hôn đơn phương là khi một bên không đồng ý ly hôn, không nhất trí về việc nuôi con hoặc chia tài sản chung. Vì vậy có rất nhiều trường hợp bị đơn (người không đồng ý ly hôn) trốn tránh, không có mặt tại Toà khi có lệnh triệu tập. Điều này dẫn đến nguyên đơn (người ly hôn) phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn.
Theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Ngoài ra, ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn còn được giải quyết trong những trường hợp:
Pháp luật Việt Nam hiện hành có chấp nhận việc vắng mặt trong thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho một số trường hợp cụ thể. Nếu tự ý vắng mặt thì sẽ gây ra những hệ quả nhất định.
Cụ thể, theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu nguyên đơn (người yêu cầu li hôn) tự ý vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị cọi là từ bỏ yêu cầu ly hôn. Toà án sẽ đình chỉ giải quyết việc ly hôn và trả lại hồ sơ. Thậm chí, Toà án bác bỏ yêu cầu ly hôn và không giải quyết. Trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Xem thêm: Cách làm thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
Để được Toà án giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt,cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Xem thêm: Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt cần những gì?
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hơn đơn phương vắng mặt. Nguyên đơn nộp hồ sơ tới Toà án cấp huyện nơi cư trú của vợ/chồng theo ba cách:
Sự tham gia của Văn phòng Luật sư sẽ giúp bạn khắc phục toàn bộ các nhược điểm nêu trên, giúp thủ tục ly hôn trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Cụ thể:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.”
Theo đó, đối với trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu có tính chất phức tạp, có thể gia hạn thêm nhưng không quá 2 tháng.
Trong thời gian 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng. Ngoài ra, ly hôn đơn phương xuất phát từ yêu cầu của một phía nên có không ít trường hợp bên còn lại gây khó khăn, gây cản trở việc ly hôn. Vì vậy, thời gian ly hôn đơn phương thực tế có thể kéo dài hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn. Cụ thể về các mốc thời gian cần chú ý như sau:
Xem thêm: Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương thế nào?
Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc gửi đơn khởi kiện:
“1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)”.
Như vậy, người đang ở nước ngoài vẫn có thể gửi đơn ly hôn qua đường bưu điện; hoặc hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Toà án mà không cần phải có mặt tại Toà.
Trong quá trình giải quyết vụ án, có các thủ tục bắt buộc như: hoà giải; lấy lời khai;… thì thẩm phán có quyền gửi giấy triệu tập và đương sự phải có mặt để làm việc. Tuy nhiên, tại khoản 1, khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về một số trường hợp Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt. Theo đó, trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Khi toà án chấp nhận thụ lý đơn xin ly hôn đơn phương vắng mặt. Nguyên đơn sẽ thực hiện một nghĩa vụ bắt buộc khi xét xử ly hôn tại Toà án. Nguyên đơn sẽ phải tạm ứng một khoản án phí. Theo quy định hiện nay, khoản án phí tối thiểu cho phiên toà xét xử ly hôn hiện nay là 300.000 đồng.
Đối với trường hợp người ly hôn muốn yêu cầu Toà án phân chia tài sản thì sẽ phải đóng thêm một khoản án phí dựa vào giá trị tài sản tranh cháp. Cụ thể mức án phí sẽ được tính như sau:
Việc tính mức án phí dựa trên giá trị tài sản phân chia cũng là một trong những biện pháp khuyến khích hai bên tự thoả thuận về vấn đề phân chia tài sản.
Chi phí chi trả cho Luật sư ly hôn đơn phương vắng mặt được dựa trên nhiều yếu tố:
Luật Hùng Bách hội tụ đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vụ việc liên quan đến ly hôn. Chúng tôi luôn hướng tới hiệu quả của công việc. Lợi ích của khách hàng luôn được ưu tiên hàng đầu. Luật Hùng Bách luôn tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng sử dụng dịch vụ cùng với mức chi phí hợp lý nhất.
Luật Hùng Bách là đơn vị Luật sư ly hôn, cung cấp dịch vụ ly hôn trên phạm vi cả nước có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình. Dịch vụ ly hôn vắng mặt, ly hôn nhanh trọn gói sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc gồm:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về Giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn.Nếu cần hỗ trợ, tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến ly hôn. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau, chúng tôi luôn sẵn lòng cung cấp, tư vấn cho khách hàng những thông tin pháp lý nhanh chóng, kịp thời và chi tiết nhất:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…