Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt cần những gì?


Việc ly hôn tưởng như chỉ đơn giản là chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đến Tòa án để giải quyết là xong. Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp phát sinh khi gặp phải lại không biết xử lý như thế nào. Gần đây chúng tôi nhận được một số trường hợp nổi trội như: Ly hôn đơn phương vắng mặt có làm được không? Hồ sơ ly hôn vắng mặt cần những gì? Thủ tục giải quyết ra sao?…. Để giải đáp cũng như đưa đến cho bạn đọc nguồn tin tham khảo hữu hiệu nhất, Luật Hùng Bách mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có 1 bên muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng mà bên kia không mong muốn. Hoặc cũng có thể hai bên vợ chồng không thể thống nhất về quyền nuôi con, phân chia tài sản sau khi ly hôn cũng được gọi là trường hợp đơn phương ly hôn.

Ly hôn đơn phương vắng mặt.

Là trường hợp ly hôn đơn phương nhưng vắng mặt nguyên đơn; ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn; hoặc ly hôn đơn phương vắng mặt cả hai vợ chồng. Việc ly hôn đơn phương vắng mặt thường xảy ra khi:

  • Ly hôn đơn phương mà bên vợ/chồng không hợp tác và không đến tòa án khi được triệu tập;
  • Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng bỏ nhà đi và cố tình giấu nơi cư trú;
  • Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng mất tích;
  • Ly hôn đơn phương khi vợ/chồng bị ốm đau, bệnh tật;
  • Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài không thể về Việt Nam.

Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn.

  • Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ giải quyết ly hôn đơn phương.

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu:

  • có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt
Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt cần những gì? Liên hệ tư vấn: 0983.499.828 (có zalo)

Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt cần những gì?

Tình huống tư vấn hồ sơ ly hôn vắng mặt.

Chào Luật sư! Tôi chuẩn bị thực hiện thủ tục ly hôn với vợ tại tòa án. Vì làm ăn xa, tôi thường xuyên không có mặt ở nhà. Thời gian gần đây tôi phát hiện vợ tôi có dấu hiệu ngoại tình với người đàn ông khác. Tôi đã cố gắng tha thứ cho cô ấy và mong cô ấy có thể thay đổi. Tuy nhiên ngựa quen đường cũ vợ tôi vẫn qua lại với người đó. Nay tôi muốn thưc hiện thủ tục ly hôn. Vợ tôi không đồng ý ly hôn, chúng tôi không có con chung, chỉ có 1 căn nhà tại Hồ Tây là tài sản chung.

Tôi không nắm rõ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này lắm. Mong luật sư hỗ trợ giúp tôi hồ sơ ly hôn vắng mặt cần những giấy tờ gì? Mong luật sư hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn.

Luật Hùng Bách giải đáp hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt.

Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn, vợ không đồng ý ly hôn và bạn có mong muốn chia tài sản chung. Vì vậy, khi nộp hồ sơ lên Tòa bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ theo hướng giải quyết đơn phương ly hôn. Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm các giấy tờ dưới đây:

  1. Đơn xin ly hôn đơn phương.Tùy thuộc vào quan điểm của từng Tòa án mà mỗi đơn vị sẽ ban hành những mẫu đơn xin ly hôn đơn phương riêng. Tuy nhiên, về nội dung vẫn phải tuân theo và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  2. Bản sao chứng thực CCCD
  3. Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung
  4. Giấy xác nhận thông tin cư trú của 2 vợ chồng
  5. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  6. Bản sao tài sản chung yêu cầu phân chia khi ly hôn (nếu có).

Thiếu hồ sơ có ly hôn đơn phương được không?

Nhiều người lo lắng việc mình không chuẩn bị đủ hồ sơ nộp tại Tòa án sẽ không thể thực hiện thủ tục ly hôn được. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn sẽ có cách giải quyết. Để tiến hành đơn phương ly hôn khi không có các giấy tờ, người yêu cầu ly hôn cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy tờ tùy thân, cụ thể như sau:

  • Đối với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Đến UBND cấp xã nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
  • Về giấy khai sinh: Có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.
  • Đối với sổ hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi người yêu cầu thường trú xác nhận là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
  • Đối với chứng minh thư nhân dân: Có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Có thể liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND.

Đối với giấy tờ tùy thân của bị đơn (CMND, sổ hộ khẩu,…) có thể trình bày trong đơn ly hôn và yêu cầu Tòa án yêu cầu bị đơn cung cấp giấy tờ để tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định. Như vậy, hồ sơ ly hôn thiếu giấy tờ vẫn có thể ly hôn được.

Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt.

Hiện nay không có quy định mẫu chung về Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt do đó quý độc giả có thể tham khảo nội dung sau đây:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–

                                                              ………, ngày……tháng……năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN……………………………………….

Tôi là: …………………, sinh năm ……

CMND/CCCD số:………… cấp ngày …………… tại…………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………..…………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………..…………………………………………………….………

Tôi là ………… trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là……..………………. bị đơn là ……… Vụ án đang được TAND ……….…… thụ lý, giải quyết.

Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:

Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và………………… vào ngày…. tháng……..năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt/ do công việc bận rộn,…) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt.

Tình huống Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương vắng mặt.

Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi 1 số vấn đề liên quan đến việc ly hôn. Hiện tại tôi đang ở Bắc Giang, chồng tôi đang sống tại Hà Tĩnh. Vợ chồng tôi đã ly thân được 7 năm nay. Chúng tôi có nhiều khác biệt trong suy nghĩ cộng thêm vấn đề kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vợ chồng tôi cãi nhau thường xuyên làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các con.

Nhận thấy không thể tiếp tục tình trạng như này nữa nên tôi muốn ly hôn. Tuy nhiên, chồng tôi không chịu ly hôn và không muốn đến Tòa làm việc. Chồng tôi tuyên bố nếu tôi gửi đơn lên Tòa anh ta sẽ không đến và dọa sẽ giết tôi. Tôi rất lo lắng không biết tôi có thể ly hôn khi vắng mặt không? Thủ tục giải quyết như thế nào? Mong luật sư tư vấn. Cảm ơn luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến để Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ bạn. Khi ly hôn vắng mặt thì đương sự cũng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ như khi xét xử có mặt cả hai người. Bởi nếu thuận tình ly hôn thì phiên tòa sẽ bị đình chỉ nên dưới đây là thủ tục ly hôn đơn phương khi vắng mặt đương sự.

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương.

Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt gồm các giấy tờ, tài liệu Luật sư ly hôn đã hướng dẫn ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đến tòa án có thẩm quyền.

Trong trường hợp bị đơn cố tình giấu nơi cư trú; hoặc ly hôn với người bị mất tích, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt là tòa án nơi cư trú cuối cùng của bị đơn.

Nếu ly hôn đơn phương mà bị đơn không hợp tác nhưng biết rõ nơi cư trú của họ, tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nơi bị đơn đang thực tế sinh sống.

Việc nộp hồ sơ ly hôn có thể được nộp qua bưu điện; nộp trực tiếp tại tòa; hoặc ủy quyền cho người khác nộp thay.

Bước 3: Tòa án kiểm tra, thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, tòa án tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Việc kiểm tra hồ sơ ly hôn được thực hiện trong 08 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ.

Nếu hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt còn thiếu giấy tờ, tài liệu, tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu. Trong trường hợp người khởi kiện ly hôn đơn phương không cung cấp, bổ sung được tài liệu theo yêu cầu, Tòa án sẽ trả lại hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương. Do vậy, việc chuẩn bị hồ sơ ly hôn đầy đủ ngay từ đầu là rất cần thiết.

Nếu hồ sơ ly hôn đơn phương đã đầy đủ, Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện thực hiện đóng tiền tạm ứng án phí ly hôn. Sau khi người khởi kiện đóng tiền theo thông báo và nộp lại biên lai cho Tòa, vụ án ly hôn đơn phương chính thức được thụ lý giải quyết.

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải, chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn đơn phương.

Sau khi thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương, Tòa án mời các bên đến để hòa giải. Trường hợp đã được triệu tập hợp lệ theo quy định nhưng bị đơn vẫn không có mặt, Tòa án ra biên bản hòa giải không thành và mở phiên tòa xét xử.

Thời gian chuẩn bị xét xử ly hôn đơn phương theo quy định từ 04 đến 06 tháng. Trường hợp vắng mặt bị đơn thì thời gian chuẩn bị xét xử sẽ bị kéo dài hơn. Nếu người khởi kiện có lý do chính đáng thì có thể đề nghị không tiến hành hòa giải.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa giải quyết ly hôn đơn phương.

Tại phiên tòa ly hôn, bị đơn được triệu tập hợp lệ nhưng không có mặt thì tòa án sẽ tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt bị đơn theo quy định. Ngoài ra, nếu người khởi kiện có lý do chính đáng và đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa án cũng sẽ giải quyết cho ly hôn vắng mặt người khởi kiện.

Bản án ly hôn có thể bị kháng cáo trong 15 ngày. Hết thời gian kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án ly hôn chính thức có hiệu lực. Việc ly hôn được hoàn thành khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt.

Ly hôn đơn phương vắng mặt phải trải qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định.

  • Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lê Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí.
  • Hòa giải: Theo quy định tại điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên tòa sơ thẩm

Như vậy, thời gian giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn thông thường là khoảng 6 tháng.

Dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương vắng mặt.

Để việc giải quyết ly hôn của bạn được nhanh chóng, thuận tiện, Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện các công việc gồm:

  • Cung cấp mẫu đơn xin ly hôn đơn phương; mẫu đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Soạn thảo hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt; hồ sơ ly hôn thuận tình;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, tài liệu ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương; ly hôn thuận tình;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình nhanh;
  • Tham gia giải quyết ly hôn đơn phương có tranh chấp giành quyền nuôi con, phân chia tài sản,…

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là nội dung tư vấn với vấn đề “Hồ sơ ly hôn vắng mặt cần những gì?”. Nếu có các vướng mắc về ly hôn hoặc có nhu cầu Luật sư hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh. Bạn đọc vui lòng liên hệ Luật Hùng Bách để được cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, làm việc trực tiếp với Luật sư ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Trân trọng!

TN

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *