Đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299/TTg

Tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Do vậy, trong bài viết sau đây, Luật sư đất đai giỏi thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ làm rõ các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 Ttg để bạn đọc cùng nắm rõ. Nếu còn vướng mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ 097.111.5989 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 TTg là gì?

Chỉ thị đất đai 299 là gì?

Chỉ thị 299, hồ sơ 299, hồ sơ ruộng đất 299…đều là cách gọi tắt của chỉ thị 299 Ttg do Phó thủ tướng ban hành ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trên cả nước.

Ý nghĩa của chỉ thị 299 Ttg:

Theo đó, chỉ thị này được ban hành với vai trò quản lý chặt chẽ, thống nhất được đất đai trong cả nước. Đồng thời, để xây dựng hệ thống tài liệu cơ bản cho công tác quy hoạch, kế hoạch hóa của các ngành kinh tế các vùng miền thời kỳ đó.

Chỉ thị 299 Ttg 1980 còn hiệu lực không?

Chỉ thị 299 Ttg 1980 do Phó thủ tướng ban hành ngày 10/11/1980 có hiệu lực từ ngày 10/11/1980 và đã hết hiệu lực.

Quy định chi tiết của chỉ thị 299/TTg năm 1980.

Chỉ thị 299/Ttg năm 1980 được chia thành 3 điều khoản, trong đó:

  • Khoản 1 quy định:

Mục tiêu, hoạch định và kế hoạch triển khai các công tác quản lý ruộng đất thời kỳ 1981 – 1985 qua việc: đo đạc, xây dựng bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký thống kêt sử dụng ruộng đất trên toàn quốc. Bên cạnh đó, quy định tại khoản này cũng nêu rõ thời gian hoàn thành công việc nói trên ở các vùng trong nước.

Ví dụ như: Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cuối năm 1982; Vùng Đông Nam bộ; Tây nguyên; ven biển miền Trung: cuối năm 1983; Các vùng khác (phía Bắc): cuối năm 1984.

  • Khoản 2 quy định:

Phương thức lưu trữ hồ sơ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý hồ sơ địa chính.

  • Khoản 3 quy định:

Tổ chức chỉ đạo triển khai công tác tại khoản 1; khoản 2; trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan như: Tổng cục quản lý ruộng đất, Bộ nông nghiệp; Cục đo đạc và bản đồ nhà nước; Bộ quốc phòng,…

Giá trị pháp lý của các giấy tờ được lập theo chỉ thị 299/TTg.

Các giấy tờ được lập theo chỉ thị 299 –Ttg có nhiều giá trị pháp lý khác nhau. Tuy nhiên đa số mọi người biết đến chỉ thị này có ý nghĩa; giá trị để chứng minh QSD đất hợp pháp; cụ thể:

Quy định khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 có liệt kê về các loại giấy tờ được xác định làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, các giấy tờ được lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính Phủ liên quan tới quyền sử dụng đất được xem xét là cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Cụ thể, điểm G khoản 1 Điều 100 Luật đất đai như sau:

“ g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Dẫn chiếu điều 18 nghị định số 43/2014/NĐ- CP giải thích; hướng dẫn áp dụng điểm G khoản 1 Điều 100 nêu trên như sau: 

“Điều 18. Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai

Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt….”

Như vậy:
Các loại giấy tờ được liệt kê theo điểm a, b, c khoản 2 điều 18 nghị định 43/2014/NĐ-CP được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo chỉ thị 299 –Ttg năm 1980 của Thủ tướng chỉnh phủ là các tài liệu; chứng cứ cơ sở để công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 TTg: 097.111.5989 (Zalo)

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299/TTg.

Luật sư Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đăng ký theo chỉ thị 299/Ttg. Nếu bạn đọc đang có thắc mắc về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 ttg? Hãy cùng Luật sư đất đai thuộc công ty Luật Hùng Bách giải đáp qua tình huống sau đây:

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ 1:

Gia đình em hiện đang có tranh chấp về ranh giới đất với hàng xóm. Tuy nhiên, hai gia đình đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ có các giấy tờ theo chỉ thị 299 Ttg năm 1980 theo chủ trương thời đó. Cụ thể là nhà em có lưu giữ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã thời điểm thực hiện chỉ thị số 299 Ttg.

Nhà hàng xóm cũng có tài liệu chứng cứ nhưng họ không nêu ra. Hiện tại; hai gia đình vẫn đang tranh chấp về ranh giới sử dụng đất gây ra rất nhiều sự bất tiện. Em xin hỏi Luật sư:

Vậy có cách nào giải quyết tranh chấp đất trường hợp nhà em? Và Luật sư đánh giá về giá trị của giấy tờ 299 ttg giúp em. Em mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn em gửi câu hỏi tới Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách. Với câu hỏi hỏi của em, Luật sư đất đai giỏi sẽ giải đáp như sau:

Thứ nhất, cần xác định quan hệ tranh chấp của gia đình em là tranh chấp gì?

Trong trường hợp này, tranh chấp giữa gia đình em và hàng xóm là tranh chấp quyền sử dụng đất – ranh giới đất.

Theo quy định pháp luật hiện hành; các tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bắt buộc phải thông qua bước hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; trước khi một trong các bên khởi kiện tới Tòa án để giải quyết.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Theo đó, đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có thể lựa chọn một trong hai cơ quan sau đây để giải quyết (sau khi đã thông qua bước hòa giải tại UBND xã/phường):

Thứ ba, cần làm gì trong trường hợp này?

Đối với 1 vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất nói chung và vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất đai theo chỉ thị 299 TTG nói riêng, việc có được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc mình sử dụng đất là hợp pháp sẽ quyết định 80 90% tỉ lệ thắng kiện/thua kiện.

Trong tình huống này, gia đình em có 1 tài liệu, chứng cứ rất quan trọng là Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất theo chỉ thị 299 TTG . Biên bản này có ý nghĩa chứng minh cho việc sử dụng đất của phía gia đình em là hợp pháp. Theo đó, người sử dụng đất có tên trong biên bản xét duyệt này là đối tượng được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Giải pháp:

Chính vì vậy, với tính chất vụ án; phía gia đình em cần bám sát; phân tích tính chất pháp lý của tài liệu này. Khi đó, gia đình sẽ có cơ sở bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp. Đồng thời; loại bỏ các yêu cầu bất hợp pháp của người có tranh chấp với gia đình mình. 

Trên đây là giải đáp của Luật sư đất đai đối với câu hỏi của bạn đọcliên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299 Ttg. Nếu bạn đọc có các thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ hotline Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 để được hỗ trợ; tư vấn miễn phí.

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ 2:

Thưa luật sư, em muốn hỏi về đất của nhà em. Đất sử dụng từ đời ông bà em để lại. Qua đời bố mẹ sử dụng ổn định từ năm 1975. Sau bố mẹ xây dựng nhà cửa trên đất và sử dụng. Không có ai tranh chấp gì với nhà em. Năm 2014, có đợt làm sổ đỏ, em có đề nghị UBND cấp sổ. Nhưng đã nhiều năm mà bên UBND chưa cấp sổ cho nhà em. Em có nghe về chỉ thị 299 TTG và nhà em có tên trên bản đồ 299 TTg. 
Em xin hỏi Luật sư, trong trường hợp của nhà em cần làm gì? Và làm như thế nào để có đủ cơ sở yêu cầu cấp sổ đỏ. Em mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư. 

Luật sư giải đáp: 

Luật sư đất đai Luật Hùng Bách giải đáp như sau: 

Theo quy định, các giấy tờ liên quan đến bản đồ 299 là cơ sở; căn cứ để được UBND xét cấp Giấy chứng nhận/sổ đỏ. Vì vậy, TH của gia đình em có thể thuộc diện này. Vậy làm cách nào để được cấp Sổ đỏ theo diện bản đồ 299 TTg?

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ đất đai tại UBND

Mặc dù các quy định theo thông tư 299 TTG năm 1980 đã hết hiệu lực. Nhưng nếu gia đình có giấy tờ; tài liệu thuộc 1 trong 3 loại giấy tờ sau đây thì được xem xét cấp sổ đỏ; cụ thể: 

  • Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã (xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp);
  • Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do UBND xã; hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
  • Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

Phía gia đình em cần tới các cơ quan quản lý đất đai để có thể kiểm tra, trích lục các giấy tờ nêu trên. Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền lưu giữ hồ sơ nêu trên là: 

  • UBND cấp xã/phường; UBND cấp quận/huyện;
  • Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện;
  • Phòng đất đai cấp huyện;
  • Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện.

Theo đó, gia đình em có thể tới 1 trong các cơ quan nêu trên để xin cấp; xin trích lục hồ sơ theo chỉ thị 299 TTg đối với thửa đất nhà mình đã quản lý sử dụng. 

Bước 2: Nhận định, đánh giá tính chất hồ sơ 299 TTg của thửa đất

Khi đã có được các hồ sơ, tài liệu về thửa đất; gia đình em cần nhận định và đánh giá được tính chất của hồ sơ xem có cơ sở để cấp Sổ đỏ hay không? 

Thực tế, hầu hế hồ sơ bản đồ liên quan tới TT 299 TTg lưu giữ không còn tốt, nguyên vẹn và có nhiều sai lệch. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tới quyền sử dụng đất hợp pháp của nhiều hộ gia đình.

Do vậy, nhiều người đã liên hệ đến Luật sư đất đai Luật Hùng Bách để được hỗ trợ tư vấn, đánh giá về khả năng, tỉ lệ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Gia đình em có thể gửi hồ sơ qua Hotline của Luật sư Luật Hùng Bách để được xem xét và đánh giá cụ thể: 097.111.5989 (Zalo)

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai theo chỉ thị 299/TTg.

Cảm ơn Quý bạn đọc đã quan tâm dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Hùng Bách. Chúng tôi – Luật Hùng Bách luôn tự hào là đơn vị pháp lý uy tín với đội ngũ Luật sư; chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp; chuyên môn giỏi. Luật Hùng Bách đã và đang hỗ trợ; giải quyết cho rất nhiều khách hàng. Dựa trên uy tín đã có và nền tảng đội ngũ Luật sư giỏi chuyên môn, chúng tôi luôn hân hạnh và sẵn sàng hỗ trợ tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý sau đây:

Bạn đọc có thể liên hệ Luật sư qua một trong các kênh thông tin sau đây:

5/5 - (3 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản ghi nhận thoả thuận mua bán…

3 tháng ago

THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN SƠ THẨM

Bạn không đồng ý với phán quyết, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm?…

4 tháng ago

Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất

Hiện nay, có khá nhiều gia đình vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó…

4 tháng ago

THỦ TỤC THÊM TÊN CHA VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

Hiện nay nhiều trường hợp con sinh ra vì một số lý do mà khi…

4 tháng ago

CHỨNG CỨ CHỨNG MINH QUAN HỆ CHA CON PHẢI CÓ TRONG HỒ SƠ

Theo quy định pháp luật, văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám…

4 tháng ago

Xin giấy xác nhận cha con ở đâu? Thủ tục thực hiện

Bạn đang muốn xin giấy xác nhận cha con, nhưng không biết xin ở đâu?…

4 tháng ago