Giải quyết tranh chấp đất thờ cúng


Với đất đai dùng vào việc thờ cúng, bên cạnh những quy ước; thỏa thuận chặt chẽ của gia đình, dòng tộc nhà nước cũng có những quy định pháp luật cụ thể đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Thực tế cho thấy, so với các loại tranh chấp đất đai khác, tranh chấp đất xây nhà thờ họ mang tính chất gay gắt và phức tạp hơn. Vậy tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng giải quyết như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách để nắm rõ hơn cách giải quyết tranh chấp đất thờ cúng hoặc liên hệ trực tiếp tới Hotline 097.111.5989 (zalo) để để được Luật sư đất đai hỗ trợ.

Đất dùng vào việc thờ cúng thuộc quyền sử dụng của ai?

Di sản thờ cúng nói chung là lựa chọn của mỗi cá nhân thể hiện trong di chúc của mình. Qua đó, ý chí của cá nhân; của chủ sở hữu tài sản được pháp luật tôn trọng, công nhận và bảo vệ. Trong khối di sản thừa kế của người chết, để phục vụ cho việc thờ cúng; di sản thường được để lại là đất đai, nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp “người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”. Đây là khối di sản không chia và được giao cho người được chỉ định trong di chúc.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý dùng vào việc thờ cúng, thì những người thừa kế thỏa thuận giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho một người thừa kế trông coi, sử dụng. Người quản lí di sản có thể là con hoặc cháu của người đã chết, họ có điều kiện trông coi, quản lý, duy trì, phát triển di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, theo các quy định nêu trên thì đất dùng vào việc thờ cúng thuộc quyền sử dụng của người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc hoặc do thỏa thuận giữa các đồng thừa kế.

Giải quyết tranh chấp đất thờ cúng
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất thờ cúng: 097.111.5989 (zalo) 

Ai có quyền khởi kiện tranh chấp đất thờ cúng?

Tình huống khởi kiện tranh chấp đất xây nhà thờ.

Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Gia đình tôi có một thửa đất khoảng hơn 500m2. Trên đất có một ngôi nhà gỗ 3 gian đã xây dựng từ lâu. Đất này do cụ tôi để lại cho bố tôi vì bố tôi là trưởng nam của dòng họ. Bố tôi mất cách đây 3 năm, khi mất bố để lại di chúc ngôi nhà 3 gian đó được dùng làm nơi thờ cúng của dòng họ, không ai được bán và chỉ định rõ anh cả tôi có trách nhiệm quản lý, thực hiện việc thờ cúng.

Tuy nhiên, sau khi bố tôi mất được 2 năm, anh tôi lại rao bán nhà đất nêu trên; không cho anh em trong họ vào thắp hương, thờ cúng vào những ngày lễ tết. Việc này cả họ đều biết và rất bất bình trước việc làm của anh tôi. Do đó nay tôi muốn khởi kiện yêu cầu anh tôi phải giữ nguyên đất để thờ cúng. Tuy nhiên anh tôi nói bố tôi đã nói rõ trong di chúc để cho anh tôi có quyền quản lý nhà đất trên nên tôi không có quyền khởi kiện anh tôi.

Vậy xin hỏi Luật sư, tranh chấp đất thờ cúng thì ai là người có quyền khởi kiện? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Luật sư tư vấn quyền khởi kiện tranh chấp đất nhà thờ.

Đối với tranh chấp đất thờ cúng, những người có quyền thừa kế tài sản đều có quyền khởi kiện. Điều này xuất phát từ việc người quản lý đất thờ cúng có thể hình thành thông qua hai con đường:

  • Người để lại di sản chỉ định trong di chúc;
  • Nếu di chúc không chỉ định thì thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

Các thành viên trong dòng họ đều có quyền khởi kiện tranh chấp đất dùng vào việc thờ cúng. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định, dòng họ không thể trở thành đương sự. Việc đại diện tham gia tố tụng chỉ được thực hiện dưới hình thức ủy quyền của những người đồng thừa kế cho người nhận đại diện.

Trường hợp của bạn thì bạn cũng là một trong những người có quyền thừa kế di sản do bố bạn để lại. Nhà đất nêu trên cũng là một trong những di sản thừa kế của bố bạn. Do đó, bạn có quyền khởi kiện trong trường hợp này. Tuy nhiên, yêu cầu khởi kiện có thể là thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Để nắm rõ hơn về thủ tục này bạn có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách.

Các trường hợp tranh chấp đất dùng vào việc thờ cúng.

Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

Thứ nhất, vi phạm nghĩa vụ theo di chúc.

Người được chỉ định quản lý đất dùng vào việc thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nói cách khác, người được chỉ định quản lý đất dùng vào việc thờ cúng phải thực hiện nghĩa vụ đúng với nội dung di chúc do người để lại di sản đó yêu cầu.

Tuy nhiên, nếu người được chỉ định không thực hiện nghĩa vụ đó thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Do đó, thực tế có thể xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế và người được chỉ định quản lý đất dùng vào việc thờ cúng.

Thứ hai, vi phạm nghĩa vụ theo sự chỉ định của những người thừa kế theo pháp luật.

Theo đoạn 2 khoản 1 điều 645 Bộ luật dân sự thì “trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng”. Những người thừa kế được quy định là những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.

Trường hợp người được chỉ định theo thỏa thuận không thực hiện nghĩa vụ hoặc sử dụng đất thờ cúng không đúng mục đích thì cũng là sự vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Chính vì vậy, sự vi phạm nghĩa vụ của người quản lý đất dùng vào việc thờ cúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp giữa các đồng thừa kế yêu cầu phân chia di sản thờ cúng.

Tranh chấp này thường xảy ra khi người được chỉ định quản lý di sản chết. Sự kiện này đặt ra vấn đề thỏa thuận giữa các đồng thừa kế để xác định xem ai là người tiếp tục quản lý đất dùng vào việc thờ cúng. Do đó, trong trường hợp các đồng thừa kế không thỏa thuận được thì sẽ xảy ra tranh chấp. Giải quyết trường hợp này, pháp luật dân sự quy định những người thừa kế trong hàng được hưởng có quyền chia di sản đó theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tranh chấp do người quản lý di sản tự ý xin cấp giấy chứng nhận đất thờ cúng.

Trường hợp này, người quản lý di sản tự ý xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình. Khi đó các bên có liên quan có thể khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận và xác định lại quyền sử dụng đất; đồng thời đề nghị phân công người quản lý di sản mới.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất thờ cúng.

Tình huống giải quyết tranh chấp đất xây nhà thờ.

Chào Luật sư đất đai Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Bà tôi mất cách đây 5 năm, khi mất bà có để lại một mảnh đất khoảng 150m2, trên đất đã được xây dựng nhà 3 tầng. Mỗi dịp lễ tết con cháu từ các gia đình đều về để thắp hương cho ông bà và làm cơm ăn. Khi mất bà tôi không để lại di chúc nói rõ sẽ để nhà đất trên cho ai mà chỉ nói miệng ai ở nhà đó thì phải có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và không được bán.

Hiện tại nhà đất trên đang do gia đình bác tôi quản lý sử dụng. Nay từ hàng xóm phản hồi lại mọi người trong họ được biết bác tôi đang chuẩn bị cho thuê nhà đất trên để kiếm lời. Dù đã mở rất nhiều cuộc họp gia đình để đề nghị bác tôi chấm dứt việc cho thuê nói trên những bác tôi vẫn không thay đổi.

Nay dòng họ tôi muốn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, không am hiểu pháp luật nên chúng tôi không biết phải khởi kiện ở đâu? Mong luật sư tư vấn và giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất xây nhà thờ.

Pháp luật hiện nay quy định có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân.

Về trình tự, tranh chấp đất đai nói chung sẽ được giải quyết từ việc tự hòa giải. Sau khi các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu tranh chấp đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết tại Tòa án nhân dân.

Việc hòa giải tranh chấp đất thờ cúng nói riêng tại Ủy ban nhân dân có thể được coi như là điều kiện bắt buộc để các bên có thể thực hiện các thủ tục khác trong quá trình giải quyết tranh chấp đất thờ cúng.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.

Thứ nhất, tranh chấp di sản thừa kế là đất dùng vào việc thờ cúng.

Trường hợp này xảy ra trong vụ án tranh chấp thừa kế nói chung, đất dùng vào việc thờ cúng là một phần trong vụ tranh chấp thừa kế. Về thẩm quyền giải quyết, khoản 4 điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định: “Trong vụ án về hôn nhân và gia đình, thừa kế tài sản,… mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 của BLTTDS 2005”.

Theo đó, thẩm quyền giải quyết của Toà án trong trường hợp trên được xác đinh là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc; nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở; nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thứ hai, tranh chấp đất thờ cúng.

Trường hợp này được xác định là tranh chấp đất đai. Trường hợp tranh chấp đất đai thì thẩm quyền được xác định theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Vậy các tranh chấp đất đai thông thường sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân nơi có đất.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất thờ cúng.

Hòa giải tranh chấp đất xây nhà thờ họ.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai nói chung mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, đối với tranh chấp đất thờ cúng, thủ tục hòa giải vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 được giải quyết như sau:

Một là, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Hai là, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Khởi kiện tranh chấp đất thờ cúng tại Tòa án nhân dân.

Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Thông thường, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, giấy tờ nhân thân của bên bị kiện (nếu có);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ về tài sản là đất thờ cúng;…
  • Đây là cơ sở ban đầu để Tòa án xác định có tồn tại tranh chấp; người khởi kiện có quyền khởi kiện và có quyền lợi đang bị ảnh hưởng.

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án thông qua hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại tòa án có thẩm quyền;
  • Nộp qua đường bưu điện;
  • Nộp thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2. Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi nhận được biên lai thể hiện đã nộp án phí giải quyết tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Khi đó, vụ việc tranh chấp đất thờ cúng sẽ được Tòa án bắt đầu giải quyết.

Bước 3. Tham gia các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và phiên Tòa xét xử.

Trong quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như: Thẩm định; định giá; hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp; tiếp cận và công khai chứng cứ… Do đó, các bên tranh chấp cần tham gia để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Có nên thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất thờ cúng?

Bạn đang gặp phải vấn đề tranh chấp đất thờ cúng nói riêng và tranh chấp đất đai nói chung. Bạn đang làm hồ sơ khởi kiện đất đai nhưng chưa biết làm cách nào cho đúng; hoặc đã làm hồ sơ nhưng bị yêu cầu sửa, không được tiếp nhận cho làm chưa đúng… Để tránh những vướng mắc này, các bạn cần tìm đến Luật sư đất đai có chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất thờ cúng để được hỗ trợ:

  • Tư vấn về quy định, thủ tục giải quyết tranh chấp đất thờ cúng.
  • Đánh giá hồ sơ và đưa ra phương giải quyết vụ việc, phương án thương lượng tối ưu.
  • Soạn thảo đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; đơn khởi kiện tranh chấp đất thờ cúng theo đúng quy định pháp luật.
  • Theo dõi tiến trình tổ chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp khiếu nại để hồ sơ được giải quyết đúng thời hạn.
  • Nhận ủy quyền tham gia đại diện; thay mặt khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp đất đai đến khi có bản án của Tòa án.
  • Tư vấn, hỗ trợ về thi hành án sau tranh chấp để bảo vệ quyền lợi khách hàng;

​​Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất xây nhà thờ họ”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì  bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *