LUẬT SƯ BẢO VỆ TRONG VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH


Bạn hoặc người thân của mình đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vụ án cố ý gây thương tích mà chưa biết phải xử lý thế nào? Bạn cần tìm Luật sư chuyên về hình sự để bào chữa trong vụ án gây thương tích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ ngay Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

Luật sư chuyên về Hình sự – Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách là Tổ chức hành nghề Luật sư nổi tiếng và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự. Hiện nay, chúng tôi có hệ thống văn phòng, chi nhánh và đội ngũ Luật sư phụ trách có thể hỗ trợ khách hàng ở 63 tỉnh/thành trên cả nước. Trong vụ án cố ý gây thương tích, Luật sư của chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng:

  • Tiếp nhận thông tin vụ việc, tư vấn phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi;
  • Kiểm tra, xác định tỷ lệ % thương tật dựa trên hồ sơ bệnh án hoặc thông tin thương tích do khách hàng cung cấp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định tội danh; Định khung, mức hình phạt; Mức bồi thường thiệt hại,..
  • Soạn thảo đơn trình báo, tố giác. Hỗ trợ trong quá trình Cơ quan Công an xác minh, xử lý hành vi cố ý gây thương tích.
  • Tư vấn, tham gia làm việc cùng bị can trong các buổi lấy lời khai, hỏi cung của Cơ quan Điều tra. Nhằm đảm bảo việc hỏi cung, lấy lời khai được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
  • Sao chụp toàn bộ Hồ sơ vụ án sau khi có Kết luận điều tra. Nghiên cứu, lên phương án bào chữa. Soạn thảo bản ý kiến, kiến nghị; Bản luận cứ để bảo vệ cho khách hàng tại phiên tòa xét xử vụ án gây thương tích.
  • Hỗ trợ, tư vấn khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ. Đề nghị bổ sung các tình tiết giảm nhẹ, các biện pháp tố tụng cần thiết khác để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Liên hệ Luật sư chuyên về Hình sự – 0983.499.828 (Zalo)

Phí Luật sư hình sự trong vụ án gây thương tích.

Là một trong những Công ty luật uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn thông báo cho khách hàng của mình về mức phí Luật sư để các bên thống nhất trước khi thực hiện công việc. Bạn có thể tham khảo Biểu phí dịch vụ Luật sư bảo vệ trong vụ án gây thương tích dưới đây:

  • Phí tư vấn sơ bộ qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo): Miễn phí;
  • Phí Luật sư tư vấn chuyên sâu về vụ việc: 500.000 đồng/giờ;
  • Phí Luật sư hỗ trợ kiểm tra, xác định tỷ lệ % thương tích: Từ 500.000 đồng/ trường hợp;
  • Phí Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn trình báo, tố giác, đề nghị khởi tố hành vi cố ý gây thương tích: Từ 2.000.000 đồng;
  • Phí Luật sư bảo vệ cho bị hại trong suốt quá trình đề nghị Công an xử lý hành vi gây thương tích: Từ 15.000.000 đồng;
  • Phí Luật sư bảo vệ cho bị can khi làm việc với Công an trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án gây thương tích: Từ 30.000.000 đồng;
  • Phí Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho bị cáo, bị hại trong giai đoạn xét xử: Từ 30.000.000 đồng.

Mức phí dịch vụ Luật sư nêu trên thường đã bao gồm chi phí đi lại làm việc, công tác của Luật sư. Chưa bao gồm thuế, án phí, lệ phí Nhà nước.  Phí có thể được điều chỉnh dựa trên tính chất của từng vụ việc và sẽ được quy định rõ trong Hợp đồng.

Luật sư bảo vệ cho bị hại, người bị đánh trong vụ án gây thương tích.

Nếu bạn hoặc người thân quen của mình là bị hại trong vụ án gây thương tích. Các bước Luật sư sẽ triển khai để bảo vệ quyền lợi cho bạn bao gồm:

  • Bước 1: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin. Đề nghị cơ quan Công an áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bị hại;
  • Bước 2: Đánh giá tính chất vụ việc. Kiểm tra thiệt hại, xác định sơ bộ tỷ lệ thương tích để làm căn cứ giải quyết vụ án;
  • Bước 3: Tư vấn phương án, hỗ trợ đàm phán yêu cầu bồi thường để thỏa thuận giải quyết vụ việc. Trường hợp không thỏa thuận bồi thường tiến hành soạn thảo đơn trình báo, kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố vụ án; khởi tố bị can theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bước 4: Sao chụp, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Kiến nghị, đề nghị thực hiện các biện pháp tố tụng như: Giám định lại thương tích; thu thập chứng cứ; áp dụng biện pháp tạm giam đối với người thực hiện hành vi gây thương tích,… Soạn thảo bản luận cứ để bảo vệ quyền lợi cho bị hại tại phiên tòa.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ BẢO VỆ VỤ ÁN GÂY THƯƠNG TÍCH0983.499.828 (Zalo)

Cách bảo vệ cho bị can, bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích.

Khi bạn hoặc người thân của mình đang liên quan đến vụ án hình sự cố ý gây thương tích, việc phải làm gì để có thể bảo vệ cho Đối với người thực hiện hành vi gây thương tích, Luật Hùng Bách sẽ tiếp nhận thông tin, tài liệu chứng cứ để hỗ trợ bảo vệ khách hàng theo một trong các phương án dưới đây.

Chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS thì đối với cố ý gây thương tích cơ quan điều tra chỉ khởi tố vụ án khi tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên. Trường hợp dưới 11% người thực hiện hành vi bị khởi tố khi có thêm một trong các căn cứ:

  • Sử dụng vũ khí, hung khí, hóa chất nguy hiểm;
  • Gây thương tích cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già,..;
  • Gây thương tích cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, người nuôi dưỡng, chữa bệnh;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành án phạt tù, trong trại cải tạo, cơ sở giáo dưỡng,..;
  • Thuê hoặc được thuê gây thương tích;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Với người đang thi hành công vụ.

Như vậy, ngoài các trường hợp được liệt kê nêu trên. Nếu người thực hiện hành vi gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể cho bị hại dưới 11% thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Sau khi kiểm tra, xác định tỷ lệ thương tích của bị hại nếu thỏa mãn được các điều kiện trên Luật Hùng Bách sẽ ưu tiên bảo vệ theo hướng chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý mặc dù chưa đến mức bị khởi tố về tội cố ý gây tích nhưng vẫn có thể bị xử lý hành chính và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Người thực hiện hành vi nếu thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội danh khác như gây rối trật tự công cộng thì vẫn bị xử lý hình sự về tội danh đó.

Thỏa thuận bồi thường để bị hại rút đề nghị khởi tố, truy tố.

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định một số tội danh cơ quan điều tra chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 1, Điều 134 cũng thuộc trường hợp trên. Điều này có nghĩa nếu hành vi của thuộc Khoản 1, Điều 134 bạn vẫn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:

  • Bị hại không đề nghị khởi tố;
  • Bị hại có đơn đề nghị khởi tố nhưng sau đó rút yêu cầu;

Để có thể bảo vệ được cho khách hàng theo phương án này chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Kiểm tra, xác định tỷ lệ % thương tích, tổn thương cơ thể của bị hại;
  • Thu thập thêm các thông tin, tài liệu chứng cứ; đối chiều quy định của pháp luật để xác định tội danh, khung hình phạt;
  • Tính toán, tư vấn mức bồi thường phù hợp để có thể thỏa thuận với bị hại;
  • Hỗ trợ đàm phán, thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Làm việc với cơ quan tố tụng để đình chỉ vụ án khi bị hại đồng ý rút yêu cầu.

Lưu ý: Việc lựa chọn phương án bảo vệ cho bị hại nên tham vấn Luật sư hoặc người am hiểu chuyên sâu về pháp luật hình sự. Tránh trường hợp bạn vừa phải tốn số tiền lớn để bồi thường những vẫn bị khởi tố do không thuộc theo yêu cầu của bị hại nêu trên.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ HÌNH SỰ – 0983.499.828 (Zalo)

Đề nghị đình chỉ vụ án, tuyên vô tội.

Theo quy định một người chỉ bị xem là có tội khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật. Điều đó có nghĩa không phải cứ bị khởi tố bạn đã bị xem là có tội. Qua thực tiễn tư vấn, bảo vệ trong các vụ án gây thương tích, Luật sư có thể xem xét đề nghị cơ quan tố tụng xác định hành vi của bị can, bị cáo là không phạm tội khi có một trong các dấu hiệu:

  • Bị can, bị cáo cho rằng mình oan sai;
  • Có dấu hiệu của việc mớm cung, ép cung dẫn đến làm sai lệch bản chất vụ việc;
  • Các tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để buộc tội bị cáo.

Đây là một trong những phương án khó, phức tạp khi giải quyết các vụ án gây thương tích. Để có căn cứ bảo vệ cho bị can, bị cáo Luật sư sẽ phải thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Làm thủ tục đăng ký Luật sư để có tư cách tham gia bảo vệ cho bị can, bị cáo;
  • Bước 2: Sao chụp, nghiên cứu hồ sơ. Làm rõ các tình tiết có dấu hiệu oan sai, vi phạm trong hoạt động tố tụng có thể ảnh hưởng đến việc định tội danh.
  • Bước 3: Tiếp xúc, thăm gặp bị can, bị cáo để nắm bắt tình hình vụ án. Nắm bắt quan điểm, nguyện vọng của bị cáo trước khi Tòa án đưa ra xét xử;
  • Bước 4: Soạn thảo các văn bản kiến nghị, đề nghị, bản ý kiến, luận cứ gửi các cơ quan tố tụng. Tham gia bào chữa, bảo vệ cho bị can, bị cáo tại phiên tòa.

Xin giảm nhẹ mức hình phạt, chuyển khung hình phạt, hưởng án treo.

Đối với các vụ án cố ý gây thương tích mà không thể thực hiện theo các phương án nêu trên thì Luật sư sẽ lên phương án để xin giảm nhẹ tối đa nhất có thể mức hình phạt. Một số quy định của luật hình sự có thể áp dụng cho phương án này là:

  • Quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mức hình phạt;
  • Quy định về trường hợp có 2 tình tiết giảm nhẹ sẽ được chuyển khung hình phạt xuống khoản thấp hơn liền kề;
  • Quy định về điều kiện để được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ;
  • Quy định về mức hình phạt trong một số trường hợp cụ thể như: Người chưa thành niên phạm tội; Có lỗi của bị hại; Trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Phạm tội chưa đạt,..

Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng cứ. Luật sư chuyên về hình sự sẽ tiến hành phân tích, lên phương án để xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Việc áp dụng các quy định trên sẽ được thực hiện một cách linh hoạt ở cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ HÌNH SỰ – 0983.499.828 (Zalo)

Đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hủy hoặc kháng nghị bản án.

Trong một số vụ án gây thương tích, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tố tụng có thể xảy ra các sai sót. Nếu đó là những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc áp dụng sai quy định của pháp luật hoặc xuất hiện các tình tiết mới có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của khách hàng thì Luật sư của chúng tôi có thể kiến nghị, đề nghị:

  • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
  • Hủy bản án sơ thẩm;
  • Đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm.

Các biện pháp trên thường được Luật sư nghiên cứu, cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai. Bởi một khi đã theo phương án này thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn.

Mức hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì với tội cố ý gây thương tích sẽ được chia thành 5 khung hình phạt với các mức như sau:

  • Khoản 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Khoản 2: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
  • Khoản 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
  • Khoản 4: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm;
  • Khoản 5: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội cố ý gây thương tích có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự cũng quy định xử lý những trường hợp chuẩn bị phạm tội nhưng chưa thực hiện. Cụ thể người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo khoản 6 Điều 134).

Vô ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 138 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi vô ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tổn hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

Cụ thể, Điều 138 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Căn cứ quy định trên, nếu bị xử lý về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 138, mức phạt nặng nhất có thể áp dụng với người phạm tội là phạt tù đến 03 năm.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ HÌNH SỰ – 0983.499.828 (Zalo)

Mức bồi thường trong vụ án gây thương tích là bao nhiêu?

Khi xảy ra vụ án cố ý gây thương tích bên cạnh mức hình phạt thì một nội dung cũng quan trọng cần lưu ý đến là trách nhiệm bồi thường cho bị hại. Các thiệt hại về vật chất, tinh thần cụ thể như sau:

Bồi thường thiệt hại về vật chất.

Các thiệt hại về vật chất trong vụ án cố ý gây thương tích thường sẽ bao gồm:

  • Tiền viện phí, thuốc men, điều trị thương tích..;
  • Chi phí đi lại, thăm khám thương tích;
  • Thu nhập thực tế của bị hại bị mất đi trong thời gian không thể làm việc được;
  • Thu nhập của người chăm sóc trong thời gian điều trị thương tích hợp lý;
  • Các chi phí hợp lý và có căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Bồi thường tổn thất về tin thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định mức bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
  • Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
  • Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ – CP quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng.

Như vậy, mức bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể đề nghị tòa án xem xét giải quyết dựa trên các quy định của pháp luật nêu trên.

Liên hệ Luật sư chuyên bảo vệ các vụ án gây thương tích.

Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư có kinh nghiệm xử lý chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự. Chúng tôi có thể tham gia bảo vệ cho bạn trong tất cả các giai đoạn của vụ án từ tố giác, trình báo; điều tra; truy tố, xét xử; thi hành án.

Hiện nay, Luật Hùng Bách có hệ thống Văn phòng chi nhánh, Luật sư, chuyên viên pháp lý có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết công việc tại 63 tỉnh thành. Khách hàng có nhu cầu thuê Luật sư chuyên về tranh tụng vui lòng liên hệ làm việc tại văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *