Bạn đang cần thực hiện thủ tục xác nhận cha con ruột nhưng chưa biết mẫu đơn đăng ký như thế nào? Mẫu đơn xác nhận cha con ruột nào chuẩn với quy định pháp luật hiện hành? Nếu bạn đang có những thắc mắc như trên, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Luật Hùng Bách. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn mẫu đơn xác nhận cha con ruột chuẩn quy định.
Tải mẫu đơn xin xác nhận cha con ruột.
Mẫu đơn xin xác nhận cha con ruột được quy định Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP về hộ tịch.
Mẫu đơn xác nhận cha con ruột chính là mẫu giấy tờ do cá nhân thiết lập. Mẫu đơn này được gửi tới cơ quan chức năng để yêu cầu xác nhận việc nhận lại cha con ruột của mình.
Bạn có thể tham khảo mẫu Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con sau đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………………………….
Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con: ……………………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị cơ quan công nhận người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giới tính:…………………………………………… Dân tộc:…………………………………………….. Quốc tịch:…………………………………………………
Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Là………………………………………………………………. của người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giới tính:…………………………………………. Dân tộc:…………………………………………….. Quốc tịch:…………………………………………………..
Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tôi cam đoan việc nhận……………………………………… nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại……………………………………ngày …………tháng…………năm…………
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha
Đề nghị cấp bản sao: Có Ο Không Ο
Số lượng:…..bản
Luật sư hướng dẫn cách viết mẫu đơn xác nhận cha con ruột.
Phần kính gửi
Phải ghi rõ cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận cha con. Điều này, phụ thuộc vào nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha con. Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký nhận, cha con có yếu tố nước ngoài tại khu biên giới; thủ tục đăng ký cha con thông thường;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện phần lớn các thủ tục đăng ký nhận cha con có yếu tố nước ngoài.
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký việc nhận cha con giữa các công dân Việt Nam có tạm trú ở nước ngoài với nhau.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã Hòa Xá/Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa.
Phần thông tin người yêu cầu
Phải ghi rõ các thông tin như: Họ, tên đệm, tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Dân tộc; Quốc tịch; Nơi cư trú; Giấy tờ tùy thân của người nhận và người được nhận là cha, con. Chú ý:
- Nơi cư trú: ghi theo nơi đăng ký thường trú. Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú. Nếu không có đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
- Giấy tờ tùy thân: ghi thông tin đúng giấy tờ nhân thân như số CCCD/CMND/hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp lệ thay thế. (ví dụ: Căn cước công dân số 00108912345 do Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 16/01/2022).
Quan hệ với người nhận cha/con: Nếu không đồng thời là người nhận cha/con hoặc thuộc trường hợp nhận ủy quyền thì ghi theo thông tin của người đó. Ví dụ:
- Người yêu cầu đồng thời là người nhận cha/con thì khai quan hệ với người nhân cha/con là: bản thân;
- Người yêu cầu là người được ủy quyền của người nhận cha/con thì khai quan hệ với người nhận cha/con là: người được ủy quyền.
Phần đề nghị trong mẫu đơn xác nhận cha con ruột
Điền đầy đủ thông tin nhân thân của cha hoặc con là người cần đăng ký nhận lại cha hoặc con. Trong đó gồm các thông tin như: Họ, tên đệm, tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Dân tộc; Quốc tịch; Nơi cư trú; Giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/ hộ chiếu/…)
Ví dụ:
Họ, chữ đệm, tên: Nguyễn Văn A
Ngày, tháng, năm sinh: 14/07/1998
Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Nơi cư trú: Thôn Hiệp Lực, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giấy tờ tùy thân: CCCD số 023698003xxx do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 23/07/2022.
Phần ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha trong mẫu đơn xác nhận cha con ruột
Thông tin này chỉ ghi trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu và ngược lại. Trừ trường hợp người đó đã chết/ mất tích/ mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Phần đề nghị cấp bản sao cuối mẫu đơn xác nhận cha con ruột
Nếu có yêu cầu được cấp bản sao thì đánh dấu X ở phần đề nghị cấp bản sao và ghi rõ số lượng mong muốn.
Luật sư hỗ trợ thủ tục xác nhận cha con.
Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục xác nhận cha con ruột. Nếu bạn đang cần Luật sư hỗ trợ làm thủ tục này. Bạn có thể liên hệ tới số điện thoại Luật sư 0966.053.058 (Zalo).
Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ:
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng kê khai đơn xác nhận cha con ruột;
- Hỗ trợ thu thập chứng cứ, giấy tờ chứng minh quan hệ cha con;
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản yêu cầu xác nhận cha cho con;
- Hướng dẫn khách hàng chứng minh quan hệ huyết thống;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ nhận cha con có yếu tố nước ngoài;
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc.
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn các dịch vụ liên quan tới xác nhận cha con. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0966.053.058 (Zalo).
Chúng tôi sẵn sàng tư vấn các nội dung nhanh chóng, chất lượng. Cùng với đó là chi phí hợp lý tới khách hàng.
Dịch vụ Luật sư khác ngoài dịch vụ hỗ trợ viết mẫu đơn xác nhận cha con ruột
Ngoài cung cấp dịch vụ hỗ trợ thủ tục, hướng dẫn điền đơn xác nhận cha con ruột. Luật Hùng Bách còn cung cấp các dịch vụ khác như:
- Dịch vụ nhận cha con ngoài giá thú;
- Dịch vụ nhận cha con có yếu tố nước ngoài;
- Dịch vụ xác nhận cha cho con tại tòa án;
- Thủ tục nhận cha cho con khi cha chết.
Cần chuẩn bị giấy tờ gì kèm theo mẫu đơn xác nhận cha con ruột ?
Trong quá trình thực hiện thủ tục xác nhận cha con ruột tại UBND cấp có thẩm quyền, nếu chuẩn bị giấy tờ không đầy đủ có thể hồ sơ của bạn sẽ không được tiếp nhận. Vì thế, bạn cần chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ, cẩn thận. Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn chuẩn bị các loại giấy tờ kèm theo mẫu đơn xác nhận cha con ruột như sau:
– Tờ khai nhận cha con chuẩn theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ nhân thân của bên nhận và bên được nhận là cha, con gồm:
- CCCD/CMND/hộ chiếu;
- Giấy tờ khác thể hiện đầy đủ thông tin nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy tờ này phải còn giá trị sử dụng để chứng minh về bản thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha con ruột.
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con gồm:
- Văn bản do cơ quan có chức năng giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền cấp;
- Văn bản của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực Y tế;
- Trong trường hợp người yêu cầu không cung cấp được các văn bản nói trên. Người yêu cầu phải làm văn bản cam đoan ghi nhận ý kiến, cam kết về mối quan hệ cha con. Lúc này, phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ trên.
Lưu ý:
- Trường hợp khách hàng không thể cung cấp được văn bản nêu trên thì sẽ phải thay thế bằng văn bản cam đoan ghi nhận ý kiến, cam kết về mối quan hệ cha con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan này.
- Trường hợp đăng ký nhận cha, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Nộp mẫu đơn xác nhận cha con ruột tại đâu?
Đối với trường hợp nộp mẫu đơn xác nhận cha con ruột không có yếu tố nước ngoài:
Tình huống
Xin chào Luật sư! Tôi là A hiện đang sinh sống tại UBND xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trước đây, tôi có đến xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội để làm việc. Sau đó, tôi có quen biết tìm hiểu chị B là người ở đây. Tôi và chị B yêu nhau một thời gian thì chị B mang thai. Do bản thân suy nghĩ chưa chín chắn nên tôi đã bỏ về quê. Nay tôi đã liên hệ lại được với chị B và có mong muốn nhận con. Được chị B đồng ý nhưng tôi chưa biết việc nộp đơn xác nhận cha con ruột tại đâu? Kính mong luật sư tư vấn, giúp đỡ.
Luật sư tư vấn
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch 2014, đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài thì mẫu đơn xác nhận cha con ruột được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, con. Đối với trường hợp của khách hàng thuộc trường hợp xác nhận cha con không có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, đơn xác nhận cha con sẽ được nộp tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của anh A là UBND xã Xuân Lộc hoặc UBND xã Hòa Xá.
Đối với trường hợp nộp mẫu đơn xác nhận cha con ruột có yếu tố nước ngoài:
Tình huống
Thưa Luật sư! Tôi hiện đang cư trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chồng tôi là người Campuchia. Chúng tôi có một thời gian tìm hiểu và chung sống với nhau. Sau một thời gian, vợ chồng tôi có một người con. Năm 2022 tôi có sinh cháu Phạm Anh H. Tuy nhiên tại thời điểm đó khi đi làm khai sinh cho cháu H do tôi và chồng chưa đăng ký kết hôn nên trên giấy khai sinh của cháu không có tên của chồng tôi. Hiện tại cháu đang theo họ của tôi. Năm 2023, tôi và chồng đã đăng ký kết hôn và được cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, nay chồng tôi muốn thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con để được hợp pháp làm bố của cháu H. Kính mong luật sư tư vấn và giúp đỡ.
Luật sư tư vấn
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc nộp mẫu đơn xác nhận cha con ruột ở đâu đối với trường hợp này được xác định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp đăng ký nhận, cha con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND xã và Cơ quan đại diện ở nước ngoài);
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký việc nhận cha con giữa các công dân Việt Nam có tạm trú ở nước ngoài với nhau).
Đối với trường hợp của khách hàng thuộc trường hợp xác nhận cha con có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện. Vì vậy, đơn xác nhận cha con sẽ được nộp tại Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Quy trình xin xác nhận cha con ruột.
Trường hợp không có tranh chấp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ xác nhận cha con như nội dung phân tích trên. Người yêu cầu tiến hành nộp hồ sơ như sau:
Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:
- Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc con;
- Nếu thấy việc nhận cha con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha con ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ;
- Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 08 ngày làm việc.
Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:
– Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người nộp hồ sơ phải nộp tại các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp đăng ký nhận, cha con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký việc nhận cha con giữa các công dân Việt Nam có tạm trú ở nước ngoài với nhau).
– Nếu thấy việc nhận cha con là đúng và không có tranh chấp. Thời gian giải quyết được xác định như sau:
- Đối với trường hợp đăng ký nhận, cha con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc;
- Đối với trường hợp đăng ký nhận, cha con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc;
- Đối với trường hợp đăng ký việc nhận cha con giữa các công dân Việt Nam có tạm trú ở nước ngoài với nhau. Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc, trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp có tranh chấp và các trường hợp giải quyết tại Tòa án
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm thủ tục xác nhận cha con tại tòa án:
- Đơn khởi kiện xác định cha, con theo quy định pháp luật (Mẫu số 23-DS);
- Giấy tờ nhân thân của đương sự như: CMND/CCCD/Hộ chiếu;
- Giấy tờ nhân thân của người làm chứng (nếu có);
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú của người khởi kiên, người bị kiện;
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của người cha, con;
- Văn bản chứng minh quan hệ cha, con.
Nộp hồ sơ khởi kiện:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
- Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Tòa án
Tiếp nhận đơn khởi kiện, tiến hành thụ lý vụ án
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiên, Tòa án tiến hành kiểm tra và xử lý. Nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 8 ngày, Tòa án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.
Chuẩn bị xét xử.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án tiến hành thực hiện các thủ tục:
- Triệu tập các bên có liên qua lên làm việc để lấy lời khai, ý kiến;
- Xác minh thông tin vụ việc;
- Yêu cầu giám định ADN;
- Mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải;
- …
Đưa vụ án ra xét xử
Trường hợp các bên thỏa thuận thành trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án không cần đưa vụ án ra xét xử. Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
Mở phiên Tòa sơ thẩm.
Sau khi xét xử sơ thẩm, Toà án ra bản án công nhận quan hệ cha con.
Khi có bản án/quyết định có hiệu lực; các bên đến UBND xã để làm thủ tục đăng ký, thay đổi thông tin trên giấy khai sinh của con.
Dịch vụ Luật sư Luật Hùng Bách
Trên đây là giải đáp của Luật Hùng Bách về “Luật sư hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận cha con ruột”. Nếu bạn cần tham khảo mẫu đơn cha nhận con, mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột, mẫu đơn xin xác nhận mối quan hệ cha con chuẩn quy định. Hoặc cần hỗ trợ dịch vụ đăng ký nhận cha con ruột nói riêng cũng như các lĩnh vực như: Dân sự, Hôn nhân gia đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự,…nói chung. Vui lòng liên hệ với các Luật sư của chúng tôi theo các phương thức và địa chỉ cụ thể dưới đây:
Các phương thức liên hệ:
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0966.053.058 (Zalo).
- Fanpage: Luật Hùng Bách
Trân trọng !