Giám định thương tích được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Hồ sơ, quy trình giám định thương tích ra sao? giám định thương tích có mất phí không?… Bài viết sau đây của Luật Hùng Bách xin giải đáp các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới những vấn đề trên. Nếu có những vướng mắc khác hoặc cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục giám định thương tật, kiểm tra thử tỷ lệ thương tích các bạn vui lòng liên hệ: 0983.499.828 (Zalo).
Chế định pháp luật về giám định thương tích khá phức tạp và có nhiều thay đổi theo thời gian. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu thi hành trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực này có thể kể đến như:
LIÊN HỆ TƯ VẤN THƯƠNG TẬT, GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TÍCH: 0983.499.828 (Zalo).
Tỉ lệ thương tật (TLTT) = T1 + T2 + T3 +…+ Tn.
Trong đó:
Tổng TLTT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Tham khảo bài viết: Tỷ lệ thương tật gãy tay.
Trong trường hợp người bị thương tích chết thì việc bồi thường sẽ được tính trên hai khoản gồm:
Được tính như trường hợp sức khỏe bị xâm phạm như trên.
Nếu người chết đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho: Cha, mẹ, vợ, chồng,… theo quy định pháp luật thì người gây thương tích phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này.
Thiệt hại về tinh thần là loại thiệt hại rất khó để ước tính. Vì vậy, pháp luật đã ghi nhận hai phương thức bồi thường về tinh thần như sau:
Trên đây là các khoản bồi thường khi bị gây thương tật theo quy định pháp luật. Nếu đang gặp phải các trường hợp tương tự mà chưa biết cách tính mức bồi thường tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ tư vấn qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo).
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các trường hợp bắt buộc phải giám định thương tật bao gồm:
Đối với các trường hợp giám định bắt buộc như trên, người bị tật thương phải chấp hành theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không hợp tác, gây ảnh hưởng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có thể bị áp dụng biện pháp dẫn giải. Đây là biện pháp vừa đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra đúng quy định, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho.
Kết luận giám định là chứng cứ để xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đây là căn cứ để xác định tội danh, khung hình phạt cho người phạm tội.
Điều 127 BLTTHS năm 2015 quy định:
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Như vậy, trong trường hợp bắt buộc giám định mà người bị hại trong vụ án hình sự từ chối giám định thì có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế là dẫn giải đến nơi giám định để tiến hành việc giám định.
KIỂM TRA THỬ TỶ LỆ THƯƠNG TÍCH, TƯ VẤN GIÁM ĐỊNH: 0983.499.828 (Zalo).
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Do vậy, người bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu giám định thương tích để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp việc xác định tỷ lệ thương tích liên quan đến việc buộc tội bị can, bị cáo sẽ do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khi thấy cần thiết.
Nội dung đơn yêu cầu Công an/ Viện kiểm sát/ Tòa án trưng cầu giám định thương tích có những nội dung chính sau:
Đơn yêu cầu giám định thương tích.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
Bài viết tham khảo: Các cách giám định thương tật.
Đương sự hoặc người đại diện có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trưng cầu giám định thương tích. Trường hợp sau 07 ngày kể từ khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định mà không được chấp nhận thì người yêu cầu có thể tự mình yêu cầu giám định thương tích.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận quyết định trưng cầu/ đơn yêu cầu giám định, bên trưng cầu/ yêu cầu giám định có trách nhiệm phân công, chỉ đảo người giám định và giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định. Việc giao nhận hồ sơ và đối tượng giám định sẽ được lập thành biên bản.
Cơ quan được trưng cầu/ yêu cầu giám định có trách nhiệm tiến hành việc giám định trong thời hạn luật định hoặc theo thỏa thuận của các bên. Cụ thể:
Trong trường hợp kết luận giám định chưa rõ, chưa đẩy đủ hoặc có nghi ngờ về kết quả giảm định không chính xác thì đương sự có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Sau khi hoàn thành việc giám định, người giám định hoặc tổ chức giám định phải ra kết luận giám định. Kết luận giám định phải rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp.
TƯ VẤN THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT: 0983.499.828 (Zalo).
Nội dung khác: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?
Chi phí giám định thương tích trong tố tụng hình sự được quy định như sau:
Luật Giám định tư pháp quy định “Người yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định”
Từ ngày 01/01/2017 phí giám định tư pháp sẽ không được quy định cụ thể mà sẽ được chuyển sang cơ chế giá theo Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP thì chi phí giám định thương tích bao gồm một hoặc một số chi phí dưới đây:
Như vậy, hiện nay chi phí giám định thương tích sẽ không được quy định mức cụ thể và cố định mà được tính dựa trên đối tượng và nội dung giám định để đưa ra mức phí cụ thể với từng trường hợp.
Bạn đọc có thể tham khảo một số mức phí giám định thương tích được quy định cụ thể trước đây:
STT | Nội dung | Mức phí |
1 | Giám định tổn hại sức khỏe | 535,000 đồng/ trường hợp |
2 | Giám định sức khỏe và xác định vật gây thương tích | 535,000 đồng/ trường hợp |
3 | Giám định hiếp dâm | 665,000 đồng/ trường hợp |
4 | Giám định vật gây thương tích | 480,000 đồng/ trường hợp |
5 | Giám định xác định vật gây thương tích | 140,000 đồng/ trường hợp |
6 | Giám định tử thi chết dưới 48 giờ | 1,480,000/ trường hợp |
7 | … | … |
Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực hình sự, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong các công việc sau:
Bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản… theo một trong các phương thức sau:
Trên đây là bài viết “Quy định pháp luật về giám định thương tích” của Luật Hùng Bách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề trên vui lòng để lại bình luận để được Luật sư giải đáp kịp thời.
Trân trọng!
Dũng
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…