Bản án hình sự tội gây ô nhiễm môi trường


Thông tin bản án tội Gây ô nhiễm môi trường.

Loại vụ việc: Vụ án hình sự với tội danh “Gây ô nhiễm môi trường”.

Cấp xét xử: Sơ thẩm.

Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng Lê Thị T – là bị cáo trong vụ án.

Chi tiết bản án tội Gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 29/6/2025 tại Hội trường xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh BK xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: …/2025/TLST-HS ngày 13/6/2025 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: …/2025/QĐXXST-HS, ngày 16/6/2025 đối với các bị cáo:

  • Hồng Sỹ H (Tên gọi khác: Không có); sinh ngày … tại tỉnh TQ; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Tổ 2, phường P, thành phố TN, tỉnh TN; nghề nghiệp: Kinh doanh (Phó giám đốc Doanh nghiệp tư nhân C); trình độ văn hoá: 10/10; dân tộc: Hoa; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Hồng Nghiêm V (đã chết) và bà Dìu Thị K (sinh năm …); vợ là Dương Thị Đ (sinh năm …); con: Có 02 con, con lớn sinh năm 1991, con nhỏ sinh năm 1993; tiền án, tiền sự: Không; bị tạm giam từ ngày 28/3/2025 đến ngày 02/6/2025.

Bị cáo đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú – Có mặt tại phiên tòa.

  • Lê Thị T (Tên gọi khác: Không có); sinh ngày … tại tỉnh BN; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh BN; nghề nghiệp: Kinh doanh (Giám đốc Công ty TNHH T); trình độ văn hoá: 7/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Quang D (sinh năm …) và bà Lê Thị H (sinh năm …); chồng là Lê Danh H (đã chết); con: Có 02 con, con lớn sinh năm 1990, con nhỏ sinh năm 1992; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Ngày 08/9/2015, bị có bị Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xử phạt 18 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, đã được xóa án tích.

Bị cáo đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú – Có mặt tại phiên tòa.

  • Đặng Tuấn C (Tên gọi khác: Không có); sinh ngày … tại tỉnh CB; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Căn hộ XX nhà Y, khu đô thị V, phường V, quận H, thành phố HN; nghề nghiệp: Kinh doanh (Giám đốc Công ty TNHH TC); trình độ văn hoá: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đặng Phi H (sinh năm …) và bà Phạm Thị O (sinh năm …); vợ là Bùi Tuyết T (sinh năm …); con: Có 02 con, con lớn sinh năm 2013, con nhỏ sinh năm 2021; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú – Có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị T:

Ông Trịnh Huỳnh Quân, bà Vi Tú Anh – Luật sư của Công ty Luật Hùng Bách thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – Địa chỉ: Số 32, phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (ông Quân và bà Anh có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo Đặng Tuấn C:

Ông Nguyễn Huy Thiệp và bà Đào Thị Bích Thủy – Luật sư của Văn phòng Luật sư Nguyễn Huy Thiệp và Cộng sự thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội – Địa chỉ: 11B7 khu Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (ông Thiệp có mặt, bà Thủy vắng mặt).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Dương Thị Đ, sinh năm 1969; Trú tại: Tổ 2, phường T, thành phố TN, tỉnh TN- Vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Công ty TNHH TC; địa chỉ: Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK.

 Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH TC: Đặng Tuấn C – Sinh năm 1985; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Căn hộ XX nhà Y, khu đô thị V, phường V, quận H, thành phố HN  (Giám đốc Công ty TNHH TC).

Những người làm chứng:

– Lê Kim T, sinh năm …; trú tại: Tổ 2, phường T, thành phố TN, tỉnh TN – Vắng mặt.

– Lê Quang C, sinh năm …; trú tại: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh BN – Có mặt.

Lê Danh M, sinh năm …; trú tại: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh BN – Có mặt.

– Dương Thị Thúy, sinh năm 1980; trú tại: Tổ 2, phường S, thành phố C, tỉnh CB – Có mặt.

Bản án tội gây ô nhiễm môi trường
Luật sư bào chữa hình sự – 0983.499.828 (Zalo)

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Doanh nghiệp tư nhân C, địa chỉ tổ 10, phường P, thành phố B, tỉnh BK có Giám đốc là bà Dương Thị Đ, sinh năm 1969 và Phó Giám đốc là Hồng Sỹ H, sinh năm 1968 (là vợ chồng) cùng trú tại tổ 2, phường P, thành phố T, tỉnh TN. Đăng ký doanh nghiệp tư nhân lần đầu vào ngày 02/02/2001, mã số doanh nghiệp …, giấy chứng nhận đầu tư số … được đầu tư dây chuyền chế biến kim loại công suất 1.500 tấn chì/năm và dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng công suất 4 triệu viên gạch/năm, sản phẩm phụ thu được 10.000 tấn bột sắt/năm và các kim loại khác; đầu tư dây chuyền nghiền tuyển bột chì, kẽm công suất 750 tấn/năm và sản xuất 4 triệu viên gạch/năm, địa điểm thực hiện dự án tại xã Đ, huyện N và xã B, huyện C, tỉnh BK.

Tháng 3 năm 2009, Doanh nghiệp tư nhân C đã báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xưởng tận thu chế biến kim loại màu và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngày 25/8/2009, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh BK chấp thuận cho Doanh nghiệp tư nhân C thu gom xỉ quặng tại huyện N để làm nguyên liệu cho xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK.

Đầu năm 2019, Doanh nghiệp tư nhân C đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh BK xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngày 07/6/2019, UBND tỉnh BK đã ban hành Quyết định số …/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó: Điều chỉnh mục tiêu dự án “áp dụng công nghệ cao, sử dụng quặng, chì, kẽm, tinh quặng chì, kẽm, tận dụng xỉ quặng, chì kẽm làm nguyên liệu đầu vào, phần còn lại sản xuất thành vật liệu xây dựng”; điều chỉnh quy mô dự án “đầu tư dây chuyền chế biến kim loại công suất 1.500 tấn/năm và dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng công suất 4 triệu viên gạch/năm. Sản phẩm tận thu, chế biến 10.000 tấn bột sắt/năm, Sten đồng, kẽm sunfat và các kim loại khác”; tổng mức đầu tư điều chỉnh: 66.908.265.485 đồng, tiến độ thực hiện đến tháng 01/2021 hoàn thành dự án.

Tháng 8 năm 2019, Doanh nghiệp tư nhân C đã Báo cáo đánh giá tác động môi trường của xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó Doanh nghiệp tư nhân C đã đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn thông thường có “xỉ thải, bùn thải của quá trình chế biến, sản xuất; Loại lượng bùn thải và xỉ thải này khối lượng tương đối lớn và thuộc danh mục chất thải nguy hại nhóm một theo Thông tư 36/2015/BTNMT nếu không được thu gom cẩn thận sẽ làm cho đất trong khu vực và xung quanh nơi thực hiện dự án bị chai cứng, thoái hóa, ảnh hưởng tới hoạt động canh tác, có thể hủy hoại các hệ sinh thái khu vực. Khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án sẽ lấy mẫu chất thải rắn đi phân tích, trường hợp các chỉ tiêu nguy hại có trong chất thải vượt ngưỡng cho phép chủ dự án sẽ bảo quản lưu giữ và thuê đơn vị có chức năng xử lý theo Thông tư 36/2015/BTNMT. Trường hợp các chỉ tiêu nguy hại có trong chất thải nằm trong giới hạn cho phép chủ dự án sẽ thu gom, tận dụng làm nguyên liệu để làm nguyên liệu làm gạch không nung”.

Ngày 06/9/2019, UBND tỉnh BK đã ra Quyết định số 1578/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Doanh nghiệp tư nhân C. Trong đó yêu cầu Doanh nghiệp quản lý chất thải “Thu gom, xử lý các loại chất thải rắn phát sinh từ dự án đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải, phế liệu và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại”.

Đến ngày 17/9/2019, Doanh nghiệp tư nhân C ký hợp đồng số 08/2019/CB-TCCB để cho Công ty TNHH TC, địa chỉ: Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK (Giám đốc là Đặng Tuấn C, sinh năm 1985, trú tại Căn hộ XX nhà Y, khu đô thị V, phường V, quận H, thành phố HN) thuê nhà xưởng và thiết bị gắn liền sản xuất nấu luyện chì thô. Theo hợp đồng thì Doanh nghiệp tư nhân C có bàn giao mặt bằng nhà xưởng, khu vực phụ trợ phục vụ nấu luyện chì thô và yêu cầu Công ty TNHH TC bắt buộc phải thực hiện nghiêm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Doanh nghiệp tư nhân C đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, đảm bảo vệ sinh, môi trường. Sau đó, Công ty TNHH TC đã tiến hành mua quặng có chứa hàm lượng chì của Doanh nghiệp tư nhân C và một số đơn vị trên địa bàn tỉnh BK về phối chộn với các nguyên liệu phụ trợ khác để nấu luyện chì. Quá trình sản xuất nấu luyện chì của Công ty TNHH TC có phát sinh xỉ thải nhưng chủ nguồn thải (Công ty TNHH TC do Đặng Tuấn C quản lý, điều hành) đã không phân định, phân loại xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý theo Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ và thực hiện không đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Doanh nghiệp tư nhân C đã được phê duyệt kèm theo hợp đồng (Chất thải từ quá trình nhiệt luyện chì là chất thải có các thành phần nguy hại. Có ngưỡng chất thải nguy hại có khả năng là chất thải nguy hại nên cần áp dụng ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại để phân định có phải là chất thải nguy hại. Nếu không áp dụng ngưỡng chất thải nguy hại thì phải phân định luôn là chất thải nguy hại. Và được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ thời điểm: Khi đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại). Đặng Tuấn C đã chỉ đạo công nhân đổ xỉ thải từ dây chuyền luyện chì trực tiếp trên nền đất khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại phụ lục 2 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: phải có mái che kín nắng, mưa cho chất thải; mặt sàn đảm bảo kín khít, không thẩm thấu; có hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào và có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong…. Đến ngày 20/11/2020, Công ty TNHH TC bàn giao lại số xỉ trên cho Doanh nghiệp tư nhân C để Doanh nghiệp tư nhân C quản lý và sử dụng làm nguyên liệu cho dây chuyền thu hồi kẽm oxit, dây chuyền luyện Sten đồng (theo biên bản giao nhận xỉ sau luyện kim ngày 20/11/2020 giữa Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C thì khối lượng xỉ là khoảng 6.000 tấn). Khi bàn giao Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH TC không cân cụ thể khối lượng xỉ và thống nhất để Doanh nghiệp tư nhân C chịu mọi chi phí trong quá trình xử lý số xỉ trên. Sau đó, Công ty TNHH TC tiếp tục hoạt động sản xuất chì thô, khi phát sinh xỉ thải thì Công ty TNHH TC vẫn tiếp tục đổ lên vị trí để 6.000 tấn xỉ đã bàn giao cho Doanh nghiệp tư nhân C.

Tháng 5 năm 2021, Doanh nghiệp tư nhân C đã báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngày 03/6/2021, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh BK đã ra giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1134/XN-STNMT của hạng mục Dây chuyền thiết bị luyện chì của Doanh nghiệp tư nhân C. Ngày 24/11/2021, Doanh nghiệp tư nhân C đã ra văn bản số 98/CV-DN gửi đến UBND tỉnh BK với nội dung xin thay đổi vị trí xây dựng nhà xưởng sản xuất Sten đồng và kẽm sunfat. Ngày 23/12/2021, UBND tỉnh BK đã ban hành văn bản số 8731/UBND-GTCNXD về việc đồng ý cho Doanh nghiệp tư nhân C điều chỉnh vị tríxây dựng hạng mục sản xuất kẽm sunfat, kho chứa và xử lý Sten đồng dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Tháng 01 năm 2022, Doanh nghiệp tư nhân C tiếp tục gửi văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BK điều chỉnh dự án đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngày 14/3/2022, UBND tỉnh BK đã ban hành Quyết định số 405/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó nội dung điều chỉnh có các hạng mục đầu tư mới gồm: Dây chuyền luyện Sten đồng (CuS 45%), công suất 2.000 tấn/năm; Dây chuyền lò quay kẽm oxit, công xuất 2.000 tấn/năm; Dây chuyền thủy luyện sunfat công suất 2.000 tấn/năm; tiến độ thực hiện tháng 3 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023.

Khi được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án cho phép xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng, Doanh nghiệp tư nhân C chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa xin cấp giấy phép xây dựng. Đến đầu tháng 3 năm 2022, Doanh nghiệp tư nhân C đã tiến hành xây dựng, lắp ráp Dây chuyền luyện Sten đồng với diện tích xây dựng lò luyện và khu vực phụ trợ 1.821,4m², trong đó: Một phần hệ thống Dây chuyền luyện Sten đồng (khu phụ trợ xử lý khói bụi và khai thác nước sinh hoạt) được xây dựng trên thửa đất số 334 với diện tích 784,4m², được cấp giấy chứng nhận cho Doanh nghiệp tư nhân C, loại đất: đất cho hoạt động khoáng sản; Một phần hệ thống dây chuyền đốt nằm trên diện tích 1.037m³, trong đó có diện tích 1.032,1m² thuộc thửa đất số 203 và 4,9m² thuộc thửa đất số 204 là đất của Hồng Sỹ H, loại đất: đất rừng sản xuất. Trước và sau khi xây dựng, Doanh nghiệp tư nhân C không lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, không báo cáo hoàn thành xây dựng công trình Dây chuyền công nghệ luyện Sten đồng, công trình lưu giữ, bảo quản chất thải để cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư về xây dựng của dự án. Ngày 23/3/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BK đã ra văn bản số 633/STNMT-MT về việc hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục môi trường, trong đó đề nghị Doanh nghiệp tư nhân C thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường đối với dự án.

Khi chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép môi trường, ngày 10/4/2022 Doanh nghiệp tư nhân C đã ra văn bản số 10-TB-DN về việc xin vận hành thử nghiệm xưởng tận thu chế biến kim loại gửi đến UBND tỉnh BK và các Sở, Ban, Ngành với mục đích cho vận hành chạy thử để nghiệm thu chất lượng công trình và máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải Dây chuyền luyện Sten đồng, thời gian từ ngày 12/4/2022 đến ngày 22/4/2022. Sau khi ra văn bản, Doanh nghiệp tư nhân C (do Hồng Sỹ H quản lý, điều hành) đã mua nguyên liệu là đồng phế liệu loại 3 có khối lượng 10.050 kilôgam và xỉ đồng có khối lượng 10.021 kilôgam của Công ty TNHH sản xuất dây đồng PK phối trộn với xỉ của Dây chuyền luyện chì, tinh luyện thu sản phẩm hợp kim và phát sinh ra 80m³ (tương đương 162.320 kilôgam) xỉ Sten đồng, sau đó đổ xỉ ra nền đất của Doanh nghiệp tại Thôn B, xã Đức Vân, huyện N trên vị trí đất quy hoạch xây dựng các công trình bể chứa nước làm mát và công trình bể chứa xỉ. Khi đổ xỉ Sten đồng, Doanh nghiệp tư nhân C không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều 33 Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: phải có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt, nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu…phải có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Ngày 14/4/2022, Doanh nghiệp tư nhân C đã gửi văn bản số 28/DNCB về việc đề nghị cấp giấy phép môi trường và kèm báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại màu và sản xuất vật liệu xây dựng đến UBND tỉnh BK. Trong đó có nêu “nguồn nguyên liệu của dây chuyền luyện Sten đồng là khoảng 4.000 tấn xỉ chì có sẵn của dây chuyền chế biến kim loại chì sẽ được Doanh nghiệp phối trộn với các phế liệu kim loại có chứa đồng có hàm lượng 20-25% mua ngoài thị trường để tinh luyện thu sản phẩm hợp kim là Sten đồng 45% và chất thải rắn sau chế biến là khối lượng xỉ sau lò đứng 4.361 tấn/năm = 2.726m³/năm… xỉ lò đứng được thu gom đưa về bãi thải của phân xưởng”. Đến ngày 11/5/2022, UBND tỉnh BK đã cấp giấy phép môi trường số 783/GPMT-UBND cho Doanh nghiệp tư nhân C được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó thời gian vận hành thử nghiệm công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải phát sinh từ dây chuyền Sten đồng bắt đầu từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022 và thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại là trong các thùng phi, thùng có chứa biển cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam, 02 nhà kho chứa chất thải nguy hại (01 nhà có diện tích 36,5m²; 01 nhà có diện tích 280m²); đối với thiết bị lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường “Các loại xỉ lò, quặng, trợ dung rơi vãi hoặc không hợp cách từ quá trình sản xuất được thu hồi và cho quay trở lại dây chuyền sản xuất. Xỉ lò, quặng, trợ dung rơi vãi được thu gom đưa về khu chứa của các phân xưởng để phối trộn nguyên liệu…Xây dựng bãi thải rắn tại phía tây của xưởng tuyển có diện tích 17.700m², kích thước dài 200m x rộng 88,5m…đáy bãi thải được lu nèn chặt, lót vải địa HĐPE, chống thấm, tổng chiều dài đập chắn là 130m, chiều rộng mặt đập 4m, chiều cao thân đập 5m”.

Đến ngày 02/6/2022, Doanh nghiệp tư nhân C tiếp tục gửi văn bản báo cáo UBND tỉnh và các Cơ quan chức năng xin vận hành thử nghiệm Dây chuyền luyện Sten đồng từ tháng 6/2022 đến hết tháng 8/2022.

Ngày 01/7/2022, Doanh nghiệp tư nhân C đã bàn giao nhà xưởng theo hợp đồng thuê nhà xưởng và tài sản gắn liền số 36/2021/HĐKT giữa Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T (Giám đốc là Lê Thị T, sinh năm 1970, trú tại phố Nguyễn Nghiêu Tá, khu đô thị mới thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Sau khi nhận bàn giao, Công ty TNHH T (do Lê Thị T quản lý, điều hành) đã tìm mua nguyên liệu sản xuất Sten đồng của một số Công ty và cá nhân khác. Nguyên liệu gồm: các bản mạch điện tử thải chưa được loại bỏ các linh kiện điện tử thải; dây điện, roto, các thùng nhôm đóng xỉ có lẫn bản mạch điện tử băm vụn, các bao tải dứa màu xanh có chứa xỉ… Sau đó vận chuyển đến Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK cùng Doanh nghiệp tư nhân C nấu luyện, từ ngày 13/7/2022 đến ngày 24/8/2022 đã nấu luyện Sten đồng thu được 4.380 kilôgam sản phẩm hợp kim và phát sinh 916.720 kilôgam xỉ Sten đồng. Khi phát sinh khối lượng xỉ trên, Công ty TNHH T đã đổ ra nền đất của Doanh nghiệp tư nhân C tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK dưới sự chỉ đạo và cho phép của Hồng Sỹ H. Khi đổ xỉ của Dây chuyền luyện Sten đồng ra môi trường (đất) thì Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều 33 Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: phải có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt, nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu… phải có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Đến ngày 24/8/2022, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra tại địa điểm Dây chuyền luyện Sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C thuộc K15, Thôn B, xã Đức Vân, huyện N theo Quyết định số 25/QĐ-KTĐĐ ngày 12/8/2022 của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường – Bộ Công an về việc kiểm tra địa điểm có liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường. Tại thời điểm kiểm tra, các công nhân của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T đang vận hành lò đốt, đưa các loại chất thải có màu xám, bản mạch điện tử thải, dây điện, than… để đốt và thu hợp kim. Qua làm việc, đại diện Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T xác nhận chất thải màu xám là xỉ chì (Xỉ chì của Doanh nghiệp tư nhân C), xỉ chì trên được trộn lẫn với bản mạch điện tử thải sau đó đổ vào thùng tôn, nén chặt rồi chuyển vào lò để đốt, xỉ từ lò đốt bản mạch điện tử thải, xỉ chì, dây điện (đồng phế liệu) sau khi ra khỏi lò có nhiệt độ còn nóng nên được tưới nước để làm giảm nhiệt, sau đó được xúc ra khu vực hồ chứa nước làm mát (hồ nước làm mát không được lót bạt, không đổ bê tông) đến khi nguội hẳn thì được chuyển ra bãi chứa (bãi đất trống) cách lò đốt khoảng 150m. Bãi chứa xỉ không được lót bạt, không có mái che, không được tráng nền xi măng, xỉ thải được để trực tiếp trên nền đất. Doanh nghiệp tư nhân C cho phép Công ty TNHH T để xỉ thải trên nền đất của Doanh nghiệp tư nhân C, việc vận chuyển đổ xỉ thải được thực hiện bằng xe xúc lật, do công nhân của Công ty TNHH T thực hiện dưới sự chỉ đạo của Hồng Sỹ H.

Từ ngày 13/10/2022 đến ngày 20/10/2022, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK và các đơn vị có liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường tại khu vực thực hiện dự án Xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp tư nhân C. Quá trình khám nghiệm, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác định vị trí, phạm vi diện tích xây dựng Dây chuyền luyện Sten đồng, vị trí, diện tích bãi tập kết chất thải, cân khối lượng chất thải và thu mẫu để phục vụ công tác giám định. Qua đó đã xác định: Nguyên liệu để tinh luyện Sten đồng của Công ty TNHH T gồm các bản mạch điện tử thải chưa được loại bỏ các linh kiện điện tử thải là 8.940 kilôgam; dây điện, roto, các thùng nhôm đóng xỉ có lẫn bản mạch điện tử băm vụn, các bao tải dứa màu xanh có chứa xỉ là 153.820 kilôgam; Thành phẩm hợp kim là 4.380 kilôgam; Bụi lò là 71.840 kilôgam và xỉ của dây chuyền luyện Sten đồng có khối lượng là 1.079.040 kilôgam. Ngoài ra, còn tạm giữ Dây chuyền luyện Sten đồng và khoảng 6000 tấn xỉ của Dây chuyền luyện chì của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T cùng các đồ vật, phương tiện phục vụ nấu luyện Sten đồng của Công ty TNHH T.

Từ ngày 03/01/2025 đến ngày 05/01/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK tiếp tục khám nghiệm hiện trường để xác định khối lượng đối với xỉ của Dây chuyền luyện chì đã tạm giữ của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T. Qua khám nghiệm hiện trường đã xác định khối lượng xỉ của Dây chuyền luyện chì đã tạm giữ là 3.503.380 kilôgam được đổ trực tiếp trên nền đất không có mái che, không áp dụng các biện pháp chống thấm, không có bờ bao tránh nước mưa chảy tràn và các biện pháp thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong… Đặng Tuấn C khai nhận trong tổng số xỉ chì này thì có 1.240.910 kilôgam là của Công ty TNHH T đổ ra môi trường (đất), số xỉ còn lại là của Doanh nghiệp tư nhân C đổ ra từ trước khi Công ty TNHH T ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng Dây chuyền luyện chì. Tuy nhiên, Hồng Sỹ H khẳng định trước thời điểm ký kết hợp đồng năm 2019 với Công ty TNHH T thì Doanh nghiệp tư nhân C không hoạt động sản xuất và không có xỉ chì tại Thôn B, xã Đức Vân, huyện N, số xỉ thải Dây chuyền luyện chì có khối lượng là 3.503.380 kilôgam là của Công ty TNHH T có từ khi ký kết hợp đồng thuê Dây chuyền luyện chì năm 2019. Do đó, căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được xác định số xỉ thải của Dây chuyền luyện chì có khối lượng 3.503.380 kilôgam là của Công ty TNHH TС.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tiến hành đo tọa độ, xác định trên bản đồ mặt bằng bố trí các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp tư nhân C đã được Sở Công thương tỉnh BK thẩm định, xác định vị trí đổ xỉ của Dây chuyền luyện chì và xỉ của dây chuyền luyện Sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C, Công ty TNHH TC và Công ty TNHH T, cụ thể như sau:

Đối với vị trí để xỉ của dây chuyền luyện Sten đồng là nằm trên các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng có số thứ tự 23 (công trình bể chứa nước làm mát), số 24 (công trình bể chứa xỉ).

Đối với vị trí để xỉ của Dây chuyền luyện chì là nằm trên các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng có số thứ tự 12 (công trình hồ lắng 4), số 21 (xưởng sản xuất bột oxit kẽm), số 39 (khu chứa xỉ), số 40 (kho chứa và xử lý Sten đồng đã được chuyển sang vị trí xây dựng dây chuyền luyện sten đồng và hiện tại là đất sản xuất của Doanh nghiệp tư nhân C). Đối với yêu cầu kỹ thuật của bãi thải, khu chứa xỉ, bể chứa xỉ, kho chứa và xử lý Sten đồng của dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng tại Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh BK, cụ thể: Đối với bãi thải của dự án có kích thước 200m x 88,5m = 17.700m², có kết cấu bằng đất, được lót vải địa HDPE kỹ thuật chống thấm (đến nay Doanh nghiệp tư nhân C vẫn chưa xây dựng bãi thải); Khu chứa xỉ: có kết cấu bằng đất, được lót vải địa HDPE kỹ thuật chống thấm; Bể chứa xỉ: Kích thước 200m² kết cấu xây dựng thép 1300, xà gồ thép hộp, mái lợp tôn, bên trong nhà có đặt cầu trục 5 tấn; Kho chứa và xử lý sten đồng: có diện tích 600m² kết cấu nhà khung thép, mái lợp tôn và nền bê tông. Tuy nhiên, tại thời điểm đổ xỉ của Dây chuyền luyện chì của Công ty TNHH TC và đổ xỉ của Dây chuyền luyện Sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T không được các Doanh nghiệp áp dụng các yêu cầu kỹ thuật.

Kết quả trưng cầu giám định:

Giám định về chất thải.

Ngày 28/02/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định đối với các mẫu giám định thu được khi khám nghiệm hiện trường để xác định có chứa các thành phần nguy hại không để xác định là chất thải nguy hại hay chất thải rắn thông thường (gồm các mẫu giám định ký hiệu CB1, CB2, CB3, CB4, CB5, CB6, CB7, CB8, CB9, CB10, CB11, CB12, CB13 và Mẫu đất D-BK-01 (CB1, CB2, CB3, CB4, CB6 là dây điện, roto, các thùng nhôm đóng xỉ có lẫn bản mạch điện tử băm vụn, các bao tải dứa màu xanh có chứa xỉ…; CB5 là các bản mạch điện tử thải chưa được loại bỏ các linh kiện điện tử thải; CB7 là bụi lò; CB8, CB11 là xỉ Sten đồng sau khi tinh luyện; CB10 và CB13 là mẫu nước; CB12 là nguyên liệu xỉ chì; Mẫu đất D-BK-01). Việc đổ các chất thải ra môi trường đất không có mái che có gây ô nhiễm môi trường không? và nếu có ở mức độ nào? Và phân tích mẫu nước thu được khi khám nghiệm hiện trường để xác định có thành phần kim loại nào vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp không?

Ngày 05/5/2023, Bộ Tài nguyên và môi trường đã kết luận giám định số 232/QTMB, kết luận: Các mẫu CB1, CB2, CB3, CB4, CB6, CB8 và CB11 là chất thải rắn thông thường; Các mẫu CB5, CB7 và CB12 là chất thải nguy hại, trong đó mẫu CB7, CB12 có thông số Cadimi là thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 07:2009/BTNMT); Mẫu CB9 là thành phẩm không phải là chất thải; Mẫu nước: CB10 không bị ô nhiễm; CB13 bị ô nhiễm bởi 03 thông số Chì, Kẽm và Cadimi; Mẫu đất Đ-BK-01 bị ô nhiễm 02 thông số Chì và Asen.

Ngày 17/01/2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK đã ra Quyết định trưng cầu giám định lại số 82/VPCQCSĐT để giám định lại xác định loại chất thải đối với xỉ chì và xỉ sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T. Ngày 19/3/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết luận giám định số 77/QTMB, kết luận: Mẫu xỉ chì của Doanh nghiệp tư nhân C là chất thải nguy hại do có thông số chì vượt ngưỡng theo quy định tại QCVN07:2009/BTNMT; Mẫu xỉ sten đồng của DNTN Cao Bắc và Công ty TNHH T là chất thải rắn thông thường.

Ngày 08/01/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định số 11/QĐ-VPCQCSĐT đối với mẫu đất thu được khi khám nghiệm hiện trường tại khu vực để xỉ thải của Dây chuyền luyện chì tại Thôn B, xã Đức Vân, huyện N để xác định có thông số kim loại vượt giới hạn tối đa hàm lượng tổng số một số kim loại nặng trong tầng mặt đất quy định tại Bảng 1 QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Ngày 25/02/2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết luận giám định số 73/QTMB, kết luận: 02 mẫu đất thực hiện giám định các kết quả phân tích của 07 thông số Cd, Cu, As, Pb, Tổng Cr, Zn, Ni đều thấp hơn giá trị giới hạn tối đa được quy định tại QCVN 03:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất (Loại 3: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản).

Giám định tư pháp về sự tuân thủ pháp luật về xây dựng.

Ngày 02/6/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định số 38/QĐ-CSĐT-PC01 để giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ngày 27/7/2023, Sở xây dựng tỉnh BK đã kết luận: Cơ quan trưng cầu giám định không có hồ sơ cung cấp cho giám định viên tư pháp xem xét về hạng mục dây chuyền luyện Sten đồng (CuS 45%), công suất 2.000 tấn/năm, nên giám định viên không có cơ sở xác định trong hạng mục có cấu phần xây dựng hay chỉ là dây chuyền công nghệ. Do vậy giám định viên tư pháp có ý kiến như sau: Trường hợp dây chuyền luyện Sten đồng (CuS 45%), công suất 2.000 tấn/năm có cấu phần hạng mục xây dựng là công trình bao che để bảo vệ thiết bị và liên kết lắp đặt thiết bị thì hạng mục xây dựng này thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Trường hợp hạng mục chỉ có máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt theo sơ đồ, quy trình công nghệ bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất sản phẩm thì không cần phải cấp phép xây dựng.

Ngày 10/8/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK đã ra văn bản số 843/CSĐT-PC01 đề nghị Sở Xây dựng tỉnh BK làm rõ nội dung kết luận giám định tư pháp ngày 27/7/2023 với các nội dung: Giám định viên tư pháp đến vị trí xây dựng dây truyền luyện Sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C để khảo sát thực địa và hồ sơ của Doanh nghiệp cung cấp thì Doanh nghiệp có phải xin cấp giấy phép xây dựng không. Ngày 25/8/2023, Sở Xây dựng tỉnh BK có văn bản số 1678/SXD-TTr phúc đáp: Sở Xây dựng không đủ cơ sở kết luận theo yêu cầu của văn bản số 843/CSĐT-PC01 ngày 10/8/2023 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK.

Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong cấp giấy phép môi trường.

Ngày 25/7/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định số 70/QĐ-CSĐT-PC01 để giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong cấp giấy phép môi trường. Ngày 22/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết luận giám định: Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với dự án điều chỉnh của Doanh nghiệp tư nhân C là Ủy ban nhân dân tỉnh BK. Về hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường: Qua rà soát hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho thấy hồ sơ thiếu đính kèm các tài liệu quy định tại điểm c, khoản 1, điều 43 Luật Bảo vệ môi trường; Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: Theo giấy phép môi trường số 783/GPMT-UBND, công trình, thiết bị xả khí thải phải vận hành thử nghiệm là hệ thống xử lý khí thải dây chuyền sản xuất Sten đồng và thực hiện vận hành thử nghiệm quy định tại khoản 2, điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Ngày 13/10/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK đã ra văn bản số 1048/CSĐT-PC01 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ nội dung kết luận giám định tư pháp ngày 22/8/2023. Ngày 20/12/2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra văn bản số 4488/KSONMT-CN&NH về việc cung cấp thông tin về giám định tư pháp với nội dung:

+ Kết luận giám định ngày 22/8/2023 đã kết luận thẩm quyền cấp giấy phép môi trường đối với dự án điều chỉnh (dự án điều chỉnh được UBND tỉnh BK phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 14/3/2022) là UBND tỉnh BK; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường thiếu đính kèm các tài liệu quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường. Do vậy, kết luận giám định đã trả lời cụ thể các nội dung theo trưng cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

+ Trình tự, thủ tục trong quá trình thẩm định cấp giấy phép môi trường số 783/GPMT-UBND là phù hợp quy định tại điểm c, khoản 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

+ Doanh nghiệp tư nhân C chỉ được phép lưu chứa chất thải, chôn lấp chất thải sinh hoạt tương ứng tại các kho, hồ lắng, bãi thải rắn (sau khi hoàn thành), khu chôn lấp chất thải nêu trên; Kho, hồ lắng, bãi thải rắn, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Việc lưu chứa, tập kết, đổ thải, chôn lấp chất thải ngoài các vị trí nêu trên là sai quy định so với Giấy phép môi trường số 783/GPMT-UBND đã được cấp.

Giám định tài liệu.

Ngày 07/8/2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định số 549/QĐ-VPCQCSĐT để giám định chữ ký của bà Lê Thị T tại Phụ lục hợp đồng thuê nhà xưởng và tài sản gắn liền số 56/2022/PLHĐKT (về việc thuê nhà xưởng và thiết bị gắn liền sản xuất chế biến làm giàu sten đồng) ngày 19/7/2022 giữa Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T.

Ngày 27/8/2024, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh BK ra kết luận giám định số 286/KL-KTHS, kết luận: Chữ ký đứng tên “Lê Thị T” trên mẫu cần giám định (01 Phụ lục hợp đồng thuê nhà xưởng và tài sản gắn liền số 56/2022/PLHĐKT về việc thuê nhà xưởng và thiết bị gắn liền sản xuất chế biến làm giàu sten đồng, ngày 19/7/2022 giữa Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T) so với chữ ký của Lê Thị T trên các mẫu so sánh (Ký hiệu M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK cung cấp) là do cùng một người ký ra.

Ngày 30/12/2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK ra Quyết định trưng cầu giám định số 832/QĐ-VPCQCSĐT để giám định chữ ký của ông Đặng Tuấn C tại Hợp đồng thuê nhà xưởng và tài sản gắn liền số 08/2019/CB-TCCB (về việc thuê nhà xưởng và thiết bị gắn liền sản xuất nấu luyện chì thô) ngày 17/9/2019 giữa Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH TC. Ngày 06/02/2025, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh BK ra Kết luận giám định số 84/KL-KTHS, kết luận: Chữ ký không đọc được dưới mục “ĐẠI DIỆN BÊN B” trên mẫu cần giám định (hợp đồng thuê nhà xưởng và tài sản gắn liền số 08/2019/CB-TCCB về việc thuê nhà xưởng và thiết bị gắn liền sản xuất nấu luyện chì thô, ngày 17/9/2019 giữa Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH TC) so với chữ ký của ông Đặng Tuấn C trên các mẫu so sánh (Ký hiệu M1, M2, M3, M4, M5 do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK cung cấp) là do cùng một người ký ra.”

Tại Bản cáo trạng số 33/CT-VKST-P1 ngày 11/6/2025 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BK đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân tỉnh BK để xét xử các bị cáo Hồng Sỹ H, Lê Thị T về tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); bị cáo Đặng Tuấn C về tội “Gây ô nhiễm môi trường” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Diễn biến tại phiên tòa.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BK giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX):

Tuyên bố các bị cáo Hồng Sỹ H, Lê Thị T, Đặng Tuấn C phạm tội “Gây ô nhiễm môi trường”

Hình phạt chính.

– Áp dụng điểm d khoản 3 Điều 235; điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xử phạt bị cáo Hồng Sỹ H từ 1.200.000.000 đồng đến 1.300.000.000 đồng sung ngân sách Nhà nước.

Áp dụng điểm d khoản 3 Điều 235; điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xử phạt bị cáo Lê Thị T từ 1.100.000.000 đồng đến 1.150.000.000 đồng sung ngân sách Nhà nước.

Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 235; điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xử phạt bị cáo Đặng Tuấn C từ 1.100.000.000 đồng đến 1.150.000.000 đồng sung ngân sách Nhà nước.

Hình phạt bổ sung.

Không đề nghị.

Về xử lý vật chứng và biện pháp tư pháp.

Áp dụng Điều 46, Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Tịch thu tiêu hủy.

01 (một) thùng xốp chứa xỉ thải dây chuyền luyện Sten đồng thu giữ của Công ty TNHH T đã được niêm phong.

Trả lại cho Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C.

3.503.380kg xỉ của Dây chuyền luyện chì và yêu cầu Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C thực hiện các biện pháp bảo quản, lưu giữ, xử lý khối lượng xỉ trên theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục lưu theo hồ sơ vụ án các hồ sơ, tài liệu liên quan cơ quan điều tra đã tạm giữ.

Tiếp tục tạm giữ số tiền 530.000.000 đồng của bị cáo Hồng Sỹ H, 500.000.000 đồng của bị cáo Đặng Tuấn C, 50.000.000 đồng của bị cáo Lê Thị T đã nộp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án cho các bị cáo.

Về án phí.

Áp dụng Điều 135, 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự theo quy định.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị T trình bày: Nhất trí tội danh của bị cáo T theo Cáo trạng. Tuy nhiên cần xem xét các tình tiết: bị cáo phạm tội do không nắm rõ quy định của pháp luật, quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra, bị cáo đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn tác hại từ hành vi đổ thải ảnh hưởng đến môi trường, chưa gây thiệt hại về môi trường tại địa điểm đổ thải, có nơi cư trú rõ ràng, có công việc ổn định và đang khắc phục hậu quả, chi trả các khoản nợ phát sinh từ vụ việc, bị cáo giữ vai trò thứ yếu do không trực tiếp chỉ đạo đổ thải chất thải. Đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Bộ luật Hình sự áp dụng hình phạt chính là phạt tiền và áp dụng Điều 54 của Bộ luật Hình sự chuyển khung hình phạt từ khoản 3 Điều 235 xuống khoản 2 Điều 235 Bộ luật Hình sự.

Người bào chữa cho bị cáo Đặng Tuấn C trình bày: Nhất trí với tội danh Viện kiểm sát đã truy tố với bị cáo C. Tuy nhiên đề nghị xem xét tính chất mức độ hành vi của bị cáo thực hiện là cố ý gián tiếp do sự thiếu hiểu biết; theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và theo hợp đồng ký giữa hai bên thì trách nhiệm về môi trường là của Doanh nghiệp tư nhân C; công tác kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước chưa chặt chẽ, đầy đủ. Nhất trí về các tình tiết giảm nhẹ như đề nghị của Viện kiểm sát nhưng đề nghị áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự, tình tiết bị cáo có nhân tân tốt, lần đầu phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự và áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự xử phạt tiền là hình phạt chính đối với bị cáo, không áp dụng hình phạt bổ sung. Về vật chứng đề nghị giao lại số xỉ chì cho Doanh nghiệp tư nhân C để làm nguyên liệu đầu vào sản xuất Sten đồng.

Trong phần đối đáp, Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm luận tội.

Các bị cáo thừa nhận tội danh như Cáo trạng đã truy tố và đề nghị HDXX giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Về hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa đã thực hiện là hợp pháp, đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung vụ án.

Tại phiên toà, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi như cáo trạng đã truy tố. Lời khai của các bị cáo phù hợp với lời khai của những người làm chứng, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định:

Vào khoảng thời gian từ ngày 12/4/2022 đến ngày 22/4/2022, trong quá trình vận hành thử nghiệm để nghiệm thu dây chuyền luyện Sten đồng thuộc dự án Đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK, bị cáo Hồng Sỹ H – Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân C đã chỉ đạo công nhân của Công ty đổ 162.320 kilôgam xỉ Sten đồng (là chất thải rắn thông thường) ra môi trường (đất) của Doanh nghiệp tư nhân C tại các vị trí quy hoạch xây dựng các công trình bể chứa nước làm mát, bể chứa xỉ của dự án. Tiếp đó, trong thời gian hoạt động thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải của dây chuyền luyện Sten đồng từ ngày 13/7/2022 đến ngày 24/8/2022, bị cáo Hồng Sỹ H đã cùng bị cáo Lê Thị T – Giám đốc Công ty TNHH T có hành vi chỉ đạo công nhân đổ 916.720 kilôgam xỉ Sten đồng (là chất thải rắn thông thường) ra môi trường (đất) của Doanh nghiệp tư nhân C tại các vị trí nêu trên. Việc đổ xỉ Sten đồng ra môi trường (đất) nói trên của bị cáo Hồng Sỹ H và bị cáo Lê Thị T là trái pháp luật khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp ngoài trời, vi phạm quy định tại Điều 33 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

Từ ngày 17/9/2019 đến ngày 24/8/2022, Công ty TNHH TC do bị cáo Đặng Tuấn C làm Giám đốc thuê nhà xưởng và khu vực phụ trợ thuộc Dây chuyền luyện chì của Doanh nghiệp tư nhân C tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK để nấu luyện chì thô. Trong quá trình sản xuất chì, bị cáo Đặng Tuấn C đã chỉ đạo công nhân của Công ty đổ 3.503.380 kilôgam xỉ chì (là chất thải nguy hại) ra môi trường (đất) của Doanh nghiệp tư nhân C tại các vị trí quy hoạch xây dựng các công trình hồ lắng 4, xưởng sản xuất bột ôxit kẽm, khu chứa xỉ, kho chứa và xử lý sten đồng trái pháp luật khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại. Khi phát sinh xỉ chì, bị cáo Đặng Tuấn C không phân định, phân loại xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý theo Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ, không thực hiện đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; vi phạm yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại phụ lục 2 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hành vi nêu trên của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tại địa phương và thuộc trường hợp nghiêm trọng nên cần phải xử lý bằng trách nhiệm hình sự.

Do vậy, số 33/CT-VKST-P1 ngày 11/6/2025 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BK đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân tỉnh BK để xét xử các bị cáo Hồng Sỹ H, Lê Thị T về tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); bị cáo Đặng Tuấn C về tội “Gây ô nhiễm môi trường” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều luật có nội dung:

“Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật … 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Xét tính chất, hành vi các bị cáo thực hiện là nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tình hình an ninh – trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, gây bức xúc trong dư luận quần chúng. Do đó, cần thiết phải xử lý bằng pháp luật hình sự mới đủ sức răn đe, giáo dục các bị cáo và tính phòng ngừa chung.

Xét nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo:

Về nhân thân.

Bị cáo T có nhân thân xấu, đã từng bị kết án về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nhưng đã được xóa án tích. Các bị cáo H, C có nhân thân tốt.

Tình tiết tăng nặng.

Các bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Tình tiết giảm nhẹ.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Kết luận giám định số 73/QTMB ngày 25/02/2025 của Bộ tài nguyên và Môi trường kết luận: Qua phân tích của 07 thông số đều thấp hơn giá trị giới hạn tối đa về chất lượng đất (loại 3: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản) nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”“Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” quy định tại điểm h, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, bị cáo T xuất trình tài liệu chứng cứ là hợp đồng xử lý chất thải với Công ty môi trường Việt Tiến nên bị cáo được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ là “Khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với ý kiến của người bào chữa của bị cáo C đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm t khoản 1 Điều 51 cho bị cáo C là không có cơ sở nên không được chấp nhận.

Ngoài ra, bị cáo Hồng Sỹ H có ông nội là Hồng Tôn C được truy tặng danh hiệu Liệt sỹ và tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; trong giai đoạn truy tố và trước khi xét xử bị cáo H đã tác động vợ là bà Dương Thị Đ nộp số tiền 530.000.000 đồng vào Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án. Bị cáo Lê Thị T có bố chồng là Lê Danh T được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất; trước khi xét xử đã nộp số tiền 50.000.000 đồng vào Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án. Bị cáo Đặng Tuấn C có vợ là Bùi Tuyết T được tặng thưởng Huy chương chiến sỹ vẻ vang; trong giai đoạn truy tố bị cáo C đã tự nguyện nộp số tiền 500.000.000 đồng vào Cục Thị hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án. Do đó, cả ba bị cáo đều được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Vai trò và mức độ chịu trách nhiệm hình sự của từng bị cáo.

Đây là vụ án đồng phạm giản đơn, không có phân công cấu kết chặt chẽ trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Các bị cáo đều là người giữ vai trò thực hành tích cực.

Về hình phạt.

Căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiêt giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và thấy các bị cáo đều có khả năng thi hành hình phạt tiền, không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội vẫn đảm bảo tính giáo dục cho các bị cáo và tính răn đe, phòng ngừa chung. Về đề nghị áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự thấy các bị cáo mặc dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng khối lượng chất thải vượt nhiều lần mức khởi điểm của khung hình phạt, bị cáo T có nhân thân xấu, hơn nữa việc áp dụng hình phạt tiền đối với các bị cáo đã thể hiện tính khoan hồng của pháp luật nên không áp dụng Điều 54 đối với các bị cáo.

Về hình phạt bổ sung.

Do đã áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính nên không áp dụng hình phạt bổ sung. Các hình phạt bổ sung khác xét thấy không cần thiết nên HĐXX không xác định.

Về trách nhiệm dân sự.

Qua công tác giám định xác định hành vi của các bị cáo chưa gây hậu quả về môi trường đất nên không xem xét.

Về xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp.

– 01 (một) thùng xốp chứa xỉ thải dây chuyền luyện Sten đồng thu giữ của Công ty TNHH T đã được niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Ma Hoàng Tùng, bị can Lê Thị T, người chứng kiến Nguyễn Duy D, Dương Văn T và 03 dấu đỏ của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK cần tịch thu tiêu hủy.

– Đối với 3.503.380kg xỉ của Dây chuyền luyện chì, hiện đang được được niêm phong và giao cho Công ty TNHH T, Doanh nghiệp tư nhân C và Uỷ ban nhân dân xã Đ, huyện N quản lý, bảo quản tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK. Xác định đây là chất thải nhưng cũng là nguyên liệu đầu vào để sản xuất Sten đồng và là tài sản của Doanh nghiệp tư nhân C và Công ty TNHH T. Tại phiên tòa bị cáo H có ý kiến nếu được bàn giao sẽ xin cấp phép chế biến. Xét thấy, các bị cáo thực hiện hành vi nhân danh cá nhân không nhân doanh nghiệp nên cần trả lại cho Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C. Công ty TNHH T và Doanh nghiệp tư nhân C thực hiện các biện pháp bảo quản, lưu giữ, xử lý khối lượng xỉ trên theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với số tiền 30.000.000 đồng theo Biên lai thu số 0000301 ngày 28/5/2025 và 500.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền số 0000322 ngày 18/6/2025 của bị cáo Hồng Sỹ H nộp; 500.000.000 đồng của bị cáo Đặng Tuấn C nộp theo Biên lai thu tiền số 0000304 ngày 29/5/2025; 50.000.000 đồng của bị cáo Lê Thị T đã nộp theo Biên lai thu số 0000329 ngày 25/6/2025 tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án cho các bị cáo.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã trả lại cho bà Dương Thị Đ gồm: 01 (một) Dây chuyền luyện Sten đồng; trả lại cho Lê Thị T gồm: 01 xe xúc lật bánh lốp nhãn hiệu LEHMAN; 01 xe nâng; 04 xe đẩy nguyên liệu vào lò đốt; 02 chiếc quạt thông gió; 05 quạt gió đẩy; 01 quạt lò cao có gắn mô tơ; 07 khuôn mẫu đựng thành phẩm loại lớn; 01 máy phát điện; 01 hệ thống quạt thu bụi; 01 bộ máy trộn chất thải; 01 máy hàn; 07 khuôn mẫu đựng thành phẩm loại nhỏ; 03 đáy lò vỏ bằng sắt; 01 thùng trộn nguyên liệu đóng thùng sắt; 04 thùng sắt loại lớn; 06 thanh sắt thông lò cao; Than Cácbon tại bãi tập kết trước cửa lò đốt (chưa cân khối lượng) và 1.318.020 kg chất thải (xỉ của dây chuyền luyện sten đồng, nguyên liệu luyện sten đồng, bụi lò) là đúng quy định của pháp luật.

Đối với hành vi của những người liên quan đến vụ án.

– Đối với bà Dương Thị Đ là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân C. Qua điều tra xác định, ngày 28/6/2015, bà Đào đã ủy quyền cho Hồng Sỹ H là Phó Giám đốc Doanh nghiệp toàn quyền trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng tại Thôn B, xã Đ, huyện N, tỉnh BK thời gian kể từ ngày 28/6/2015 đến khi toàn bộ dự án được hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Bị cáo Hồng Sỹ H là người trực tiếp quản lý dự án, người cho phép và chỉ đạo công nhân của Công ty TNHH T đổ xỉ Sten đồng ra môi trường (đất) của Doanh nghiệp tư nhân C trái pháp luật khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Quá trình thực hiện dự án, bị cáo Hồng Sỹ H không báo cáo và xin ý kiến của bà Dương Thị Đ, các văn bản gửi các cơ quan chức năng đều do bị cáo Hồng Sỹ H soạn thảo và đưa cho bà Đào ký để đúng thủ thục pháp lý theo Luật Doanh nghiệp. Do đó, Cơ quan điều tra không xem xét xử lý đối với bà Dương Thị Đ là có căn cứ.

– Đối với các công nhân của Công ty TNHH T gồm: Ông Lê Kim T, sinh năm …, trú tại tổ 2, phường T, thành phố T, tỉnh TN; Ông GUN ZHENG P, quốc tịch Trung Quốc; Ông LOU WAN Z, quốc tịch Trung Quốc; Ông ZHUANG ZE B, quốc tịch Trung Quốc; GUN ZHENG J, quốc tịch Trung Quốc. Công nhân của Doanh nghiệp tư nhân C gồm: Ông Lê Danh M, sinh năm …, trú tại thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh BN và công nhân của Công ty TNHH T là bà Dương Thị T, sinh năm 1…, trú tại tổ 2, phường S, thành phố C, tỉnh CB. Qua điều tra xác định những người này đã được Doanh nghiệp tư nhân C, Công ty TNHH TC và Công ty TNHH T thuê để thực hiện việc vận chuyển nguyên liệu vào lò đốt, sửa chữa, vận hành lò đốt…đổ xỉ dây chuyền luyện Sten đồng, xỉ dây chuyền luyện chì ra ngoài môi trường nhưng những việc trên đều theo sự chỉ đạo của của các bị can Hồng Sỹ H, Lê Thị T, Đặng Tuấn C. Quá trình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng những người trên không được Doanh nghiệp tư nhân C, Công ty TNHH TC và Công ty TNHH T cho xem Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường của UBND tỉnh BK cấp cho chủ dự án là Doanh nghiệp tư nhân C nên không biết việc đổ xỉ thải ra môi trường đất là vi phạm pháp luật. Do đó, Cơ quan không xem xét xử lý đối với những người trên là đúng quy định của pháp luật.

Đối với các hành vi vi phạm chưa đến mức xử lý trách nhiệm hình sự gồm: Chưa chuyển mục đích sử dụng đất, không lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với Dây chuyền luyện Sten đồng của Doanh nghiệp tư nhân C và vi phạm trong việc vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, xử lý chất thải nguy hại khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau sau khi được cấp phép môi trường của dây chuyền luyện Sten đồng của Công ty TNHH T Cơ quan điều tra đã chuyển cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xử lý là đúng quy định của pháp luật.

Về án phí.

Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Về tội danh.

Tuyên bố các bị cáo Hồng Sỹ H, Lê Thị T, Đặng Tuấn C phạm tội “Gây ô nhiễm môi trường”.

Về hình phạt.

Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 235; điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Xử phạt bị cáo Hồng Sỹ H số tiền 1.200.000.000đ (Một tỷ hai trăm triệu đồng) để nộp ngân sách Nhà nước.

Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 235; điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Xử phạt bị cáo Lê Thị T số tiền 1.050.000.000đ (Một tỷ không trăm năm mươi triệu đồng) sung ngân sách Nhà nước.

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 235; điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Xử phạt bị cáo Đặng Tuấn C số tiền 1.100.000.000đ (Một tỷ một trăm triệu đồng) sung ngân sách Nhà nước.

Về vật chứng, biện pháp tư pháp.

Áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

– Tịch thu tiêu hủy: 01 (một) thùng xốp chứa xỉ thải dây chuyền luyện Sten đồng thu giữ của Công ty TNHH T đã được niêm phong có chữ ký của Điều tra viên Ma Hoàng Tùng, bị cáo Lê Thị T, người chứng kiến Nguyễn Duy D, Dương Văn T và 03 dấu đỏ của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BK.

(Tình trạng vật chứng theo Biên bản giao nhận lập ngày 17/6/2025 giữa Cơ quan điều tra Cong an tỉnh BK và Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK).

Trả lại cho Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C 3.503.380kg xỉ của Dây chuyền luyện chì, hiện đang được được niêm phong. Yêu cầu Công ty TNHH TC và Doanh nghiệp tư nhân C phải thực hiện các biện pháp bảo quản, lưu giữ, xử lý khối lượng xỉ trên theo đúng quy định của pháp luật về môi trường.

Tiếp tục tạm giữ số tiền 30.000.000₫ (Ba mươi triệu đồng) của bị cáo H theo Biên lai thu tiền số 0000301 ngày 28/5/2025 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK và số tiền 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) của bị cáo H theo Biên lai thu tiền số 0000322 ngày 18/6/2025 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Hồng Sỹ H.

– Tiếp tục tạm giữ số tiền 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) của bị cáo Đặng Tuấn C theo Biên lai thu tiền số 0000304 ngày 29/5/2025 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để thi hành án cho bị cáo Đặng Tuấn C.

Tiếp tục tạm giữ số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) của bị cáo Lê Thị T theo Biên lai thu tiền số 0000329 ngày 25/6/2025 tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh BK để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Lê Thị T.

Về án phí.

Căn cứ Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.

Các bị cáo Hồng Sỹ H, Lê Thị T, Đặng Tuấn C mỗi người phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án,tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Quyền kháng cáo.

Các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH T có mặt tại phiên toà có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Dương Thị Đ vắng mặt tại phiên toà có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được Bản án hoặc ngày Bản án được niêm yết hợp lệ.

Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu về tranh tụng, đặc biệt trong lĩnh vực Hình sự. Chúng tôi có:

  • Đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm làm việc với cơ quan tố tụng;
  • Dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu;
  • Có thể hỗ trợ khách hàng ở tất cả các giai đoạn của một vụ án hình sự như: Tố cáo, Điều tra, Truy tố, Xét xử, Thi hành án;
  • Phí dịch vụ Luật sư được quy định rõ ràng, phù hợp. Được quy định rõ trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc phiếu yêu cầu tư vấn.
  • Hệ thống văn phòng, chi nhánh và đội ngũ Luật sư Cộng sự có thể hỗ trợ tại 63 tỉnh/thành trên cả nước.

Liên hệ Luật sư hình sự.

Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư có kinh nghiệm xử lý chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư hình sự giỏi sẵn sàng tham gia bảo vệ cho bạn trong tất cả các giai đoạn của vụ án: Trình báo/ tố giác tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật hình sự hoặc cần luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hãy liên hệ tới Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *