Hiện nay có rất nhiều trường hợp anh chị em trong gia đình tranh chấp đất đai với nhau. Tuy nhiên, việc hòa giải tranh chấp đất đai thế nào? Giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng nào? Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai ra sao? Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em hết bao nhiêu tiền?… thì không phải ai cũng biết và nắm được. Hãy cùng Luật Hùng Bách tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư đất đai 097.111.5989 (có zalo) để được hỗ trợ.
Cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em.
Hòa giải tranh chấp đất đai.
Các bên tự hòa giải tranh chấp với nhau.
Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải. Hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Như vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai trước tiên các bên tranh chấp có thể tự hòa giải. Tự hòa giải là các bên tự gặp gỡ, trao đổi, thương lượng để đi đến thống nhất. Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
Các bên tranh chấp đất cũng có thể thực hiện hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở. Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở là việc các bên tranh chấp được người thứ ba là hòa giải viên tiến hành hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Theo Luật thì tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở do hòa giải viên hướng dẫn. Hòa giải viên sẽ giúp đỡ các bên tự giải quyết tranh chấp và đạt được thỏa thuận. Việc hòa giải ở cơ sở dựa trên sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Đây không phải là thủ tục bắt buộc.
Vì vậy, anh chị em khi xảy ra tranh chấp đất đai có thể tự tổ chức họp nội bộ gia đình để thỏa thuận và hòa giải với nhau. Nếu vẫn không thể tự hòa giải, thỏa thuận với nhau mới tiếp tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, nếu anh chị em tranh chấp đất không tự hòa giải được nhưng muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải.
Hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai. Các bên tranh chấp nếu không thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã mà khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai thì sẽ không được thụ lý.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Những trường hợp không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn gồm: các tranh chấp tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… Như vậy, nếu anh chị em tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất và không thuộc trường hợp trên thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn là bắt buộc.
Hòa giải tiền tố tụng.
Đây là thủ tục bắt buộc thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án. Hòa giải tiền tố tụng bao gồm hòa giải tại UBND cấp huyện, tỉnh và hòa giải tại Trung tâm hòa giải đối thoại trực thuộc Tòa án. Theo đó, các tranh chấp tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Còn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính.
Những trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính.
Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:
“Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền …”
Như vậy, trường hợp người sử dụng đất, người có liên quan đến quyền sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất thì khi tranh chấp đất đai phát sinh sẽ được giải được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Theo quy định trên, tranh chấp đất đai muốn giải quyết theo thủ tục hành chính thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tranh chấp phát sinh là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp đất đai đã được tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành.
- Các bên tham gia tranh chấp không có sổ đỏ hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất.
- Các bên tham gia tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện.
- Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết tại Tòa án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Căn cứ điều 203 Luật đất đai 2013. Khi xảy ra tranh chấp đất đai mà anh chị em không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Đương sự phải nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.
Lưu ý.
Thực tiễn, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính thường được thực hiện tại UBND nơi có đất đang xảy ra tranh chấp. Các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương sẽ nắm rõ về hồ sơ thửa đất; tình trạng sử dụng đất; thực trạng của đất và nguồn gốc đất. Từ đó, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Thời gian giải quyết cũng sẽ được đảm bảo và không mất công sức đi lại làm việc nhiều.
Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi là Q, hiện đang sinh sống tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tôi có một người em trai là N. Sau khi mất, bố mẹ tôi có để lại di chúc cho hai anh em mỗi người một mảnh đất. Hai mảnh đất này ở gần nhau và đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đầu năm 2023, tôi muốn bán mảnh đất của mình cho ông H. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đo đạc tôi mới phát hiện ra N đã lấn chiếm diện tích phần sân sau của nhà tôi khoảng 5m2 so với diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận của tôi. Chúng tôi đã có lời qua tiếng lại và nhiều lần hòa giải tại UBND các cấp nhưng không thành. Tôi muốn khởi kiện N ra Tòa án để được phân xử rõ ràng. Mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn.
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tư vấn.
Để có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em thì phải đáp ứng những điều kiện sau.
- Tranh chấp đất đai mà anh chị em có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà anh chị em không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì anh chị em chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền/ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện để đảm bảo hồ sơ được xem xét giải quyết.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện.
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Khi nộp đơn khởi kiện có thể chọn 1 trong 3 cách sau để nộp đơn:
- Cách 1: Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
- Cách 2: Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Cách 3: Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết.
Sau khi nộp đơn khởi kiện, đơn của bạn sẽ được tòa án thủ lý, xem xét giải quyết. Trong trường hợp hồ sơ khởi kiện đầy đủ, tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Sau khi nộp tạm ứng, bạn nộp lại biên lai đóng tạm ứng cho Tòa án. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án sau khi nhận được biên lai.
Trong trường hợp hồ sơ khởi kiện còn thiếu giấy tờ, tòa án sẽ yêu cầu bạn bổ sung.
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
- Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai (được quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
- Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên;
- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ địa chính; thông tin dữ liệu đất đai do cơ quan có thẩm quyền cấp; biên lai nộp thuế (nếu có),…
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em hết bao nhiêu tiền?
Án phí tranh chấp đất đai giữa anh chị em hết bao nhiêu tiền?
Tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai và mức án phí dân sự tranh chấp đất đai phải nộp sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự; giá trị quyền đất đang có tranh chấp và phán quyết của Tòa án.
Tạm ứng án phí tranh chấp đất đai.
Theo tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Tạm ứng án phí khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định như sau:
- Trong vụ án tranh đất đai không có giá ngạch: mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300,000 đồng;
- Trong vụ án tranh chấp đất đai có giá ngạch: mức tạm ứng án phí dân sự bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch;
- Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai phúc thẩm là 300,000 đồng.
Án phí tranh chấp đất đai.
Theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Mức án phí sơ thẩm tranh chấp đất đai được xác định như sau:
- Tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu mức án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch: 300,000 đồng;
- Mức phí Tòa án tranh chấp đất đai phúc thẩm là 300,000 đồng.
- Tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu; quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em.
Thuê luật sư tư vấn tranh chấp đất đai giữa anh chị em.
- Bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Hùng Bách để đặt lịch tư vấn. Văn phòng sẽ phân công Luật sư đất đai đón tiếp và tư vấn tranh chấp đất đai cho bạn. Phí Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế đất đai tính theo giờ, độ phức tạp của vụ án. Chi phí này là từ 500.000 đồng/giờ.
- Bạn muốn được tư vấn về vụ việc một cách chi tiết, cụ thể nhất mà không cần đến trực tiếp Công ty. Bạn có thể gửi nội dung vụ việc tranh chấp qua Email: luathungbach@gmail.com kèm bản chụp hồ sơ vụ việc để Luật sư đất đai nghiên cứu, trả lời bằng thư tư vấn cho bạn. Phí dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai qua email là từ 500.000 đồng/ vụ việc.
- Bạn có thể liên hệ tới Hotline 097.111.5989 (zalo) để được Luật sư đất đai tư vấn. Luật Hùng Bách tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai miễn phí qua Tổng đài.
- Bạn liên hệ Luật sư đất đai qua các kênh Facebook, Zalo để được Luật su tư vấn miễn phí, đưa ra đánh giá tổng quan đối với vụ việc tranh chấp đất đai của bạn.
Thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em tại Tòa án.
Về căn cứ tính phí, giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.
Giá thuê luật sư tranh chấp đất đai hay còn gọi là thù lao luật sư là khoản tiền mà bạn phải trả cho Luật sư tham gia giải quyết vụ việc của bạn. Giá thuê luật sư sẽ do bạn và Luật sư thỏa thuận với nhau dựa trên các căn cứ sau:
- Mức độ phức tạp của công việc: Vụ việc của bạn càng phức tạp thì Luật sư càng phải bỏ nhiều công sức vào giải quyết. Chất xám luật sư bỏ ra càng nhiều thì tiền thuê luật sư càng cao.
- Thời gian luật sư thực hiện công việc: Có những vụ việc tuy không phức tạp nhưng quá trình giải quyết tranh chấp phải qua nhiều giai đoạn với thời gian kéo dài. Luật sư phải bỏ nhiều thời gian và công sức để đi lại giải quyết vụ việc. Tiền thuê Luật sư cũng được tính toán dựa trên căn cứ này.
- Uy tín của Luật sư: Nhiều Luật sư có tên tuổi, được nhiều người biết đến luôn tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Phần lớn khách hàng cho rằng đây là những Luật sư có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm làm việc nên chất lượng công việc của mình được đảm bảo.
- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng: Về mặt nguyên tắc Luật sư không được hứa trước kết quả làm việc với khách hàng nên căn cứ này được đặt ra như một phần dự khuyết trong hợp đồng của các bên. Đa phần căn cứ này chỉ thể hiện ở việc các bên thỏa thuận thêm về % trích thưởng.
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em.
Bạn không nắm rõ pháp luật và cũng không biết cách giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em đúng với quy định của pháp luật thì bạn có thể thuê luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai. Chi phí thuê luật sư tham gia vào quá trình này có thể giao động trong khoảng 40.000.000 đồng và được chia ra thành nhiều đợt thanh toán. Chi phí và tiến độ thanh toán có thể thay đổi tùy vào thỏa thuận của các bên và thực tế giải quyết vụ án.
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai chưa bao gồm các chi phí phát sinh khác để giải quyết vụ việc. Cần lưu ý khi ký kết hợp đồng dịch vụ dịch vụ pháp lý giữa bạn và công ty Luật nên có sự thỏa thuận rõ với nhau về nội dung này, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có về sau.
Thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em.
Nếu bạn đọc đang gặp rắc rối liên quan đến tranh chấp đất có thể liên hệ tới Luật sư. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đất như:
- Tư vấn soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
- Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
- Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá tố tụng tại Tòa án.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất khi gặp phải tranh chấp đất đai. Bạn đọc có thể tìm tới các văn phòng, công ty luật để nhận được sự tư vấn. Hoặc thuê luật sư tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0971.115.989 (Zalo)
- Fanpage: Công ty Luật Hùng Bách
- Website: https://luathungbach.vn/
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Anh chị em tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
TH