Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất


Hiện nay, có khá nhiều gia đình vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã cho con mình để người khác nhận nuôi, nay họ muốn nhận lại con ruột của mình nhưng không biết thủ tục phải làm như thế nào? Thực hiện thủ tục này tại đâu? Bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ phân tích để bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục nêu trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp vui lòng liên hệ theo số 0966.053.058 (Zalo) để được hỗ trợ.

03 trường hợp cần làm thủ tục để nhận lại con ruột.

Thực tế, có nhiều trường hợp con sinh ra không có cha hoặc cha không được ghi nhận trên giấy khai sinh tại thời điểm đăng ký với những lý do khác nhau. Sau này mới làm thủ tục đăng ký nhận cha con tại cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo nhu cầu, nguyện vọng của người thực hiện thủ tục mà phát sinh các trường hợp cần làm thủ tục. Thông thường các trường hợp làm thủ tục nhận cha con bao gồm:

Nhận cha con theo nguyện vọng của cha.

Trường hợp này được thực hiện theo nguyện vọng của một bên người cha khi con còn nhỏ, chưa đủ năng lực pháp luật để thực hiện thủ tục nhận cha con. Hoặc đang có tranh chấp về việc nhận cha con ruột.

Ví dụ: Năm 2020 Anh A và chị B có quan hệ tình cảm và chung sống như vợ chồng và có con. Sau đó chia tay, anh A ra nước ngoài chị B có con và làm mẹ đơn thân. Năm 2023 anh A về nước, biết việc có con muốn nhận lại con ruột.

Năm 2020 Anh C và chị D chung sống như vợ chồng và có thai. Năm 2021 chị D kết hôn với anh E, và đăng ký khai sinh cha cho con là anh E. Nay Anh C muốn nhận cha con đã khởi kiện ra Tòa để được nhận con.

Nhận cha con theo nguyện vọng của con.

Tương tự trường hợp theo nguyện vọng của cha, trường hợp nhận cha con cũng có thể do đơn phương từ phía người con. Những trường hợp này có đặc điểm người cha đã mất hoặc có khăn trong việc nhận thức là làm chủ hành vi. Ví dụ: Ông F và bà G quen nhau trên chiến trường năm 1954 và có con là chị H. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh đã gửi con cho một gia đình địa phương nuôi và ông F đã hi sinh. Sau đó, thất lạc nhau đến nay chị H tìm nhận mẹ là bà G và muốn nhận lại cha.

Nhận cha con theo nguyện vọng của cả cha và con.

Trường hợp này theo ý chí của cả hai bên khi nhận cha con. Thông thường các trường hợp này khi cha con thất lạc nhau do chiến tranh, dịch bệnh mà cả hai còn sống tại thời điểm nhận nhau. Ví dụ: Chị I được gia đình ông L nhận nuôi trong thời kỳ chiến tranh. Khi đủ 18, chị I muốn nhận lại người cha nên đã đăng tải thông tin tìm kiếm người thân. Ông M là cha ruột chị I bị thất lạc con trong chiến tranh cũng đăng báo tìm con. Nay ông M và chị I tìm thấy nhau và muốn đăng ký thủ tục nhận cha con.

Ngoài các trường hợp phổ biến trên, có thể nhận cha con trong trường hợp không phụ thuộc vào nguyện vọng của cha hoặc con trong trường hợp người thân thích khởi kiện nhận cha con.

Liên hệ Luật sư qua Hotline: 0966.053.058 (Zalo) để được hỗ trợ kịp thời.

Nên làm thủ tục nhận lại con ruột tại Tòa án hay UBND.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Luật hộ tịch thì cha, mẹ có quyền nhận con và con cũng có quyền nhận lại cha mẹ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà tiến hành thủ tục nhận cha con phù hợp. Cụ thể như sau:

Thủ tục nhận lại con đẻ nên thực hiện tại Tòa án.

Khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác đinh là cha, mẹ, con đã chết hoặc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết. Theo đó, việc giải quyết việc nhận cha con được thực hiện tại Tòa án trong một số trường hợp sau:

  • Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.
  • Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
  • Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
  • Con có quyền nhận lại cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
  • Cha, mẹ kế có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
  • Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Tuy nhiên việc xử lý việc nhận lại con đẻ thực hiện ở Tòa án sẽ lâu hơn tùy vào mức độ của vụ việc do thực hiện theo trình tự tố tụng dân sự. Sau khi quyết định/bản án có hiệu lực thì mới thực hiện đăng ký tại cơ quan hộ tịch.

Thủ tục nhận con đẻ thực hiện tại Ủy ban nhân dân.

Theo quy định pháp luật, cơ quan đăng ký hộ tịch (Ủy ban nhân dân, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) có thẩm quyền xác định lại cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. Thời gian thực hiện thủ tục chỉ từ 3-7 ngày làm việc (tùy từng trường hợp cụ thể). Nếu phải xác minh thêm không quá 7-15 ngày làm việc.

Như vậy, việc giải quyết giải quyết thủ tục tại cơ quan hộ tịch nhanh chóng hơn tại Tòa án. Nếu như không có tranh chấp hoặc tranh chấp có thể tự hòa giải thì nên giải quyết thủ tục nhận cha con tại cơ quan hộ tịch. Trường hợp bắt buộc phải giải quyết tại Tòa án thì mới tiến hành các thủ tục tố tụng.

Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất
Liên hệ tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha con ruột: 0966.053.058 (Zalo).

Dịch vụ giải quyết thủ tục nhận lại con ruột.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết cũng như hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhận lại con ruột. Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục nhận lại con ruột tại Tòa án, ủy ban nhân nhân thông qua các nội dung sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục nhận lại con ruột;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản cần thiết liên quan tới thủ thục nhận lại con ruột;
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, giấy tờ để để hoàn thiện hồ sơ nếu thiếu;
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để gửi Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án có thẩm quyền xử lý;
  • Cùng khách hàng trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc.

Những khó khăn thường gặp khi làm thủ tục nhận lại con ruột.

Những khó khăn khi thực hiện thủ tục nhận con ruột tại Cơ quan hộ tịch.

Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha con tại cơ quan hộ tịch, có thể gặp những khó khăn sau:

  • Khó khăn khi xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hiện nay, cơ quan hộ tịch có thẩm quyền xử lý bao gồm UBND cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, phải lưu ý từng trường hợp để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ để làm căn cứ để cơ quan hộ tịch giải quyết yêu cầu. Nhiều trường hợp vì nhiều lý do mà không đủ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con do thể thu thập được chứng cứ chứng minh quan hệ cha con như: không thể lấy mẫu giám định quan hệ huyết thống; hoặc không có văn bản cam kết chứng minh về quan hệ cha con.

Những khó khăn khi thực hiện thủ tục nhận con ruột tại Tòa án.

Thủ tục nhận con ruột được thực hiện trong trường hợp có tranh chấp. Việc thực hiện thủ tục tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự có nhiều khó khăn cụ thể:

  • Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật để được thụ lý giải quyết.
  • Trường hợp cha mẹ đã chết mà người chết đó không có yêu cầu xác định cha, mẹ, con nhưng người thân thích của người đã chết lại muốn làm đơn đề nghị xác định đứa trẻ là cháu, hoặc là người thân của họ thì lại chưa có căn cứ pháp lý để họ có quyền yêu cầu TAND giải quyết.
  • Trong quá trình thực hiện giải quyết vụ án trong trường hợp cha, mẹ, con đã chết, những người thân của người chết có thể họ không đồng ý cung cấp mẫu để giám định ADN. Do vây, chưa có cơ chế để xác định được quan hệ trong trường hợp này.
  • Khó khăn thu thập chứng cứ chứng minh quan hệ. Có những người bị yêu cầu không hợp tác hoặc hợp tác một cách không triệt để khi Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định để có cơ sở giải quyết vụ việc. Nguyên nhân do không muốn nhận lại cha nên tìm cách từ chối hợp tác hoặc có thể vì lí do cá nhân,… Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, gây ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ việc.

Cách rút ngắn thủ tục nhận lại con ruột.

Khi có yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha – con, mẹ – con thì người yêu cầu phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là căn cứ để Cơ quan hộ tịch, Toà án xem xét, giải quyết yêu cầu của bạn. Giúp bạn tránh được việc phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ làm kéo dài thời gian giải quyết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mọi người cũng biết cách tìm hiểu về trình tự, thủ tục. Nhiều người không biết phải thu thập những giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con ở đâu và bằng cách nào để đảm bảo tính pháp lý.

Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục xác định cha, mẹ, con. Chúng tôi có thể tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, thu thập các giấy tờ còn thiếu để thực hiện thủ tục. Cụ thể:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục xác định cha, mẹ cho con.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản yêu cầu xác định cha, mẹ cho con;
  • Hỗ trợ thu thập giấy tờ nếu còn thiếu;
  • Hướng dẫn chứng minh quan hệ huyết thống. Giới thiệu đơn vị xét nghiệm ADN uy tín, đảm bảo pháp lý;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để gửi Cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ nhận lại con ruột chuẩn.

Hồ sơ nhận cha mẹ con tại Cơ quan hộ tịch.

  • Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT – BTP;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con;
  • Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đồng thời còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu.

Lưu ý: Chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha con có thể là 1 trong các tài liệu sau:

  • Văn bản của cơ quan y tế; cơ quan giám định huyết. Trường hợp không có các văn bản trên có thể sử dụng văn bản do cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác định quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có chứng cứ chứng minh. Các bên nhận cha con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con theo quy định. Đồng thời, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Hồ sơ nhận cha mẹ con tại Toà án.

Khi yêu cầu Toà giải quyết việc xác định quan hệ cha con, mẹ con. Thành phần hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể:

  • Đơn khởi kiện/Đơn yêu cầu về việc xác nhận cha, mẹ, con;
  • Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ về nhân thân của người khởi kiện/người yêu cầu: CMND/CCCD/Hộ chiếu;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ về nhân thân của các đương sự khác (nếu có);
  • Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống như. Kết quả giám định ADN; thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng…;
  • Các tài liệu khác theo quy định pháp luật.

Trường hợp quý bạn đọc cần tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ nhận cha, mẹ, con có thể liên hệ Luật sư qua Hotline: 0966.053.058 (Zalo) để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ dịch vụ nhận cha con Luật Hùng Bách.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý, Luật Hùng Bách tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện dịch vụ nhận cha con với các nội dung sau:

  • Tư vấn thủ tục xác nhận quan hệ cha con tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền;
  • Tư vấn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ cha con;
  • Soạn đơn đề nghị, đơn khởi kiện yêu cầu xác nhận quan hệ cha con;
  • Giới thiệu tổ chức uy tín thực hiện việc giám định ADN;
  • Hướng dẫn, nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thu thập các tài liệu còn thiếu. Các chứng cứ để thực hiện thủ tục xác nhận cha cho con;
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng thực hiện thủ tục công nhận quan hệ cha con.

Trên đây là bài viết :“Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất” của Luật Hùng Bách. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *