Thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn


Khi xảy ra tranh chấp, cách được lựa chọn để nhanh chóng chấm dứt tranh chấp nhưng vẫn giữ được hòa khí giữa các bên là “hòa giải”. Trong các vụ việc ly hôn cũng tương tự, vậy thủ tục hòa giải khi ly hôn được thực hiện như thế nào? Có bắt buộc phải hòa giải không? Vắng mặt trong buổi hòa giải có ảnh hưởng đến việc giải quyết ly hôn không?… Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải quyết chia tài sản chung khi ly hôn được tiếp nhận qua số 0983.499.828 (có zalo).

Thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn.

Cuộc sống chung trở nên ngột ngạt, mục đích hôn nhân không đạt được, có lẽ giải pháp tốt nhất các cặp vợ chồng nghĩ đến là ly hôn. Tuy nhiên, không phải vụ việc ly hôn nào cũng được sự đồng thuận, nhất trí giữa hai bên. Khi đó, việc hòa giải tại Tòa án là một biện pháp hiệu quả. Đây là cơ hội để hai vợ chồng nhìn nhận lại một cách khách quan, toàn diện về cuộc hôn nhân của mình. Đồng thời, giúp Thẩm phán nắm rõ hơn về các mâu thuẫn, tranh chấp trong hôn nhân. Để từ đó đưa ra những lời khuyên hoặc cách giải quyết tốt nhất, công bằng cho đôi bên.

Xem thêm nội dung: Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Thủ tục hòa giải ly hôn
Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án

Vậy hòa giải là gì?

Hòa giải trong ly hôn là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là cán bộ tại địa phương hoặc hòa giải viên tại Tòa án. Nhằm thuyết phục các bên đồng ý giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách ổn thỏa. Bên thứ ba sẽ giúp hai vợ chồng ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề một cách khách quan.

Việc hòa giải khi hai vợ chồng ly hôn là thủ tục bắt buộc. Đây là cơ hội để cho hai bên có thời gian suy nghĩ, thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan như: mâu thuẫn hôn nhân; tài sản chung; quyền nuôi con; công nợ chung;…Từ đó có thể rút ngắn được quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án. Phán quyết cuối cùng của Tòa án cũng đảm bảo hài hòa lợi ích của hai bên.

Vấn đề này được quy định rõ trong Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020; Luật hòa giải tại cơ sở năm 2013; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể như sau:

Quy định hòa giải trong dân sự.

Hòa giải trong dân sự được quy định tại điều 10, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội dung như sau:

“Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Pháp luật Việt Nam luôn đề cao tinh thần hòa giải. Đây là điều kiện để các bên có thể ngồi lại với nhau một cách bình tĩnh nhất, được nghe những lời khuyên, giải thích tháo gỡ những mâu thuẫn, vướng mắc vừa hợp tình, vừa hợp lý của bên thứ ba. Nhiều trường hợp do không biết cách trao đổi, không tìm được tiếng nói chung đã yêu cầu ly hôn. Nhưng khi được Tòa án khuyên can, giải thích, giúp đương sự giải quyết được nút thắt trong hôn nhân, từ đó tiếp tục chung sống với nhau.

Xem thêm nội dung: Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?

Quy định hòa giải trong giải quyết ly hôn.

Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật vợ chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật này bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Trong đó quan hệ nhân thân là cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể. Có thể thấy, có khá nhiều quyền và nghĩa vụ nhân thân tồn tại giữa vợ và chồng. Là tiền đề đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được gắn bó khăng khít, bền vững.

Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là sự gắn kết chặt chẽ của hai người trong cuộc sống hôn nhân. Quan hệ này được hình thành bắt đầu khi đăng ký kết hôn. Kết thúc khi có quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn hoặc một trong hai bên chết. Đặc biệt, quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể chuyển dịch cho người khác. Quyền này có tính độc lập, cá biệt hóa cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn.

Theo quy định tại điều 397, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rõ:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.”

Theo quy định trên, việc hòa giải sẽ được tiến hành trong khi chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán tiến hành hòa giải để vợ, chồng đoàn tụ, đưa ra các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến hôn nhân, gia đình.

Nếu hòa giải ly hôn không thành. Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong ly hôn.

Nguyên tắc hòa giải là một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng trong Tố tụng dân sự. Nguyên tắc cũng thể hiện trách nhiệm của Tòa án trong việc hòa giải vụ việc dân sự. Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. Sự thỏa thuận này thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Tự nguyện tham gia hòa giải, tự nguyện về nội dung thỏa thuận. Nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:

“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Nguyên tắc này được thể hiện trong giai đoạn chuẩn bị giải quyết vụ việc. Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải cho các đương sự (Khoản 1 Điều 205 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015) thông qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng chứ và hòa giải. Trong thủ tục hòa giải. Tòa án đóng vai trò là một bên trung gian, độc lập. Tòa án giúp các đương sự thương lượng, thỏa thuận về việc giải quyết vụ việc dân sự. Tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, Tòa án tạo điều kiện tốt nhất cho các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc.

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Đó là cơ hội để các bên cùng thỏa thuận để giải quyết triệt để vụ việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án. Đồng thời, cũng giúp cho hoạt động giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án thêm hiệu quả, linh hoạt hơn.

Xem thêm nội dung: Ly hôn hòa giải mấy lần thì xét xử?

Thủ tục hòa giải trong ly hôn.

Hòa giải tại cơ sở.

  • Là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp hướng tới việc hàn gắn cuộc sống hôn nhân đang rạn nứt.
  • Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác.
  • Thường khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn nhà nước luôn khuyến khích hòa giải tại cơ sở trước. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 52, luật Hôn nhân và gia đình việc hòa giải tại cơ sở không phải bắt buộc. Do vậy đa số các cặp vợ chồng sẽ bỏ qua bước hòa giải này.

“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Hòa giải tại Tòa án.

Chào Luật sư! Hiện tại tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với chồng. Chúng tôi có rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống. Chồng tôi nhiều lần đánh tôi và các con. Mặc dù đã tha thứ nhiều lần vì nghĩ đến các con còn nhỏ dại nhưng anh ta vẫn chứng nào tật nấy. Hai bên gia đình cũng khuyên can rất nhiều nhưng tính vũ phu của anh ta vẫn không thay đổi.

Nay tôi đã nộp đơn ly hôn lên Tòa để yêu cầu ly hôn. Cách đây 03 ngày tôi có nhận được thông báo về phiên họp hòa giải tại Tòa án. Tôi không muốn tham gia vì cảm thấy không hòa giải sẽ không có kết quả. Bản thân tôi cũng đa quyết tâm ly hôn. Vậy nếu tôi không tham gia vào buổi hòa giải này có ảnh hưởng gì đến việc ly hôn của tôi không? Mong luật sư tư vấn hỗ trợ.

Luật sư tư vấn hòa giải tại Tòa án.

Chào chị! Luật sư giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Đối với trường hợp của chị. Sau khi Tòa án có thẩm quyền tiến hành thụ lý vụ việc ly hôn. Thẩm phán sẽ tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. Thông báo mà chị nhận được là thông báo để chồng và chị được biết về thời gian, địa điểm, nội dung phiên họp để có mặt tại Tòa án.

 “Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải bao gồm:

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp;
  • Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
  • Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).

Trong một số trường hợp đặc biệt. Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp.

Quy trình tiến hành.

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra sự có mặt và CCCD/CMND của đương sự, phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thẩm phán công bố tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án;
  • Thẩm phán sẽ xem xét các ý kiến, giải quyết yêu cầu của đương sự, nghe đương sự trình bày;
  • Ra kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất;
  • Lập biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải có đầy đủ chữ ký và điểm chỉ của Thẩm phán chủ trì, thư ký Tòa án ghi biên bản, đương sự. Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận được vấn đề phải giải quyết với nhau thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và gửi ngay cho hai vợ chồng.

Trong quá trình diễn ra phiên hòa giải. Thẩm phán cùng đương sự sẽ trao đổi các thông tin về quá trình hôn nhân, những mâu thuẫn phát sinh, thời điểm phát sinh mâu thuẫn cũng như ý kiến của đương sự về vụ việc ly hôn,..Từ đó, nhận định đúng đắn tích chất vụ việc và đưa ra quyết định cuối cùng giải quyết việc ly hôn do đương sự yêu cầu.

Xem thêm nội dung: Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần thì xong?

Ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự.

  • Trong thời hạn 7 ngày. Kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Thẩm phán chỉ ra quyết định thuận tình ly hôn khi hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
  • Với trường hợp hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng chị có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.

Có được vắng mặt trong buổi hòa giải ly hôn không?

Chào Luật sư! Tôi và vợ đang thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. Chúng tôi đã nộp đơn lên Tòa án quận Đống Đa. Tôi mong muốn hồ sơ được xử lý nhanh nhất có thể để giải thoát cho nhau và bắt đầu cuộc sống mới. Vì không có tiếng nói chung nên chúng tôi muốn từ chối hòa giải. Quyết định này cũng là để đỡ tốn thời gian cho cả hai.

Vậy xin hỏi Luật sư: Việc từ chối hòa giải theo mong muốn của hai vợ chồng tôi có thực hiện được không? Xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn từ chối hòa giải lý hôn.

Chào anh! Luật sư giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Tuy hòa giải khi ly hôn tại Tòa án là thủ tục bắt buộc. Nhưng vẫn có một số trường hợp vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được. Cụ thể:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Khi gặp các trường hợp trên thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải. Nếu vợ chồng anh chị không muốn tham gia hòa giải thì vẫn có thể vắng mặt nếu có lý do chính đáng. Hoặc vợ/chồng làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải gửi đến Thẩm phán giải quyết ly hôn.

Dịch vụ tư vấn, giải quyết hôn nhân.

Công ty Luật Hùng Bách là địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng khi cần sử dụng dịch vụ Luật sư để hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn. Là một trong những Công ty Luật có đội ngũ Luật sư hoạt động trong nhiều lĩnh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Chúng tôi tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn:

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ, nội dung tư vấn về thủ tục ly hôn bao gồm:

  • Phân tích và nhận định toàn diện về vụ việc ly hôn đơn phương, thuận tình của khách hàng;
  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn tại Hải Phòng (ly hôn với người nước ngoài, ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình);
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc ly hôn;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
  • Tư vấn giành quyền nuôi con khi các bên không thỏa thuận được;
  • Hướng dẫn khách hành thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết đê giải quyết vụ việc các vụ việc ly hôn;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải về ly hôn, phân chia tài sản chung của vợ chồng, trực tiếp nuôi dưỡng con và cấp dưỡng;
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương;
  • Hỗ trợ thủ tục giải quyết ly thuận tình;
  • Cử Luật sư đại diện tham gia giải quyết ly hôn khi có tranh chấp tài sản;

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn của Luật Hùng Bách. Qua bài viết nếu bạn đọc còn có câu hỏi hay những băn khoăn khác có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn theo một trong các cách sau để những Luật sư chuyên giải quyết ly hôn của Luật Hùng Bách cũng như độ ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm tư vấn hôn nhân và gia đình.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *