ĐƯA MA TÚY CHO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?


Chất ma túy là chất cấm và sử dụng trái phép chất ma túy được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm về ma túy không chỉ liên quan đến việc sử dụng. Đưa ma túy cho người khác cũng là hành vi bị cấm. Vậy, đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý hình sự như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách để hiểu rõ hơn vấn đề này. Hoặc trong trường hợp cần tư vấn cụ thể thì có liên liên hệ số điện thoại (Zalo): 0983.499.828  để được hỗ trợ.

Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý hình sự như thế nào?
Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý hình sự như thế nào?

Đưa ma túy cho người khác sử dụng là hành vi gì?

Chất ma túy là gì?

Định nghĩa chất ma túy được ghi nhận tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Cụ thể:

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

…”

Có thể hiểu, chất ma túy là một chất gây nghiện. Tại Việt Nam, hành vi sử dụng ma túy là hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh việc có những tác động tiêu cực đến hệ thần kinh nói riêng và sức khỏe nói chung của người sử dụng thì ma túy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mất an ninh, trật tự trong xã hội.

Đưa ma túy cho người khác sử dụng là hành vi gì?

Tình huống: Chào Luật sư. Con tôi có đưa ma túy cho một người bạn của nó sử dụng chứ con tôi không trực tiếp sử dụng. Nay, người bạn đó đã bị bắt. Vậy con tôi cung cấp ma túy như thế có vi phạm pháp luật không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn.

Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách  giải đáp như sau:

Căn cứ quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 của Tòa án nhân dân tối cao thì “…Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương tiện, dụng cụ… để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy…”

Theo đó, hành vi đưa ma túy cho người khác sử dụng có thể cấu thành tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Chính vì thế, con trai bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 255 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Để xác định khung hình phạt trong một vụ án hình sự cần xem xét rất nhiều yếu tố. Chính vì thế, nếu bạn muốn biết rõ hành vi của một người phải chịu chế tài như thế nào thì có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách qua số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hỗ trợ.

Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, đưa ma túy cho người khác sử dụng có thể bị truy cứu theo tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 255 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy nhiên, không phải quy định này đều áp dụng cho mọi trường hợp. Cụ thể, tại điểm a tiểu mục 6.2 mục 6 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp cũng có quy định:

“…

6.2. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

a) Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy;

…”

Tóm lại, trường hợp người đưa ma túy cũng là người nghiện và đưa nhằm mục đích để cùng sử dụng thì sẽ không chịu chế tài theo tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Thay vào đó người này có thể bị truy cứu theo 1 trong 2 tội sau:

1. Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo Điều 249 Bộ luật Hình sự hiện hành, tội tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như sau:

  • Phạt tù từ 2 đến 7 năm: Đối với hành vi tàng trữ ma túy với số lượng nhỏ, không gây nguy hiểm lớn cho xã hội.
  • Phạt tù từ 7 đến 15 năm: Đối với hành vi tàng trữ ma túy với số lượng lớn hoặc trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng như tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân: Nếu hành vi tàng trữ ma túy có số lượng đặc biệt lớn, gây tổn hại nghiêm trọng cho xã hội, hoặc bị kết án về các tội phạm khác liên quan đến ma túy.

*Lưu ý: Cần phải xem xét thêm yếu tố khối lượng chất ma túy.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng. Hoặc bị tịch thu tài sản liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

2. Sử dụng trái phép chất ma túy.

Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, việc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

LUẬT HÙNG BÁCHLUẬT SƯ CHUYÊN HÌNH SỰ 0983.499.828 (ZALO)

Tổ chức sử dụng ma túy thì bị xử phạt như thế nào?

Tình huống:

Xin chào Luật sư Hình sự. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp. Em trai tôi đang bị tạm giam do liên quan đến việc tổ chức sử dụng ma túy. Nếu như vậy thì khả năng em trai tôi bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã có câu hỏi dành cho Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách.

Quy định liên quan đến tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được ghi nhận tại Điều 255 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể như sau:

“Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

d) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Theo đó, phụ thuộc mức độ hành vi mà em trai bạn có thể chịu các khung hình phạt:

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm;
  • Phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại khoản 5 Điều này, em trai bạn còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Hay phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép chất ma túy

Vì sao cần thuê Luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép chất ma túy?

Việc thuê luật sư bào chữa tội sử dụng trái phép chất ma túy là rất quan trọng. Bởi lẽ:

Thứ nhất, được bảo vệ quyền lợi tối đa. Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo. Chính vì thế, quyền lợi của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử sẽ được đảm bảo.

Thứ hai, am hiểu pháp luật sâu sắc. Hiện nay, không khó để tra cứu khung hình phạt của một tội danh. Tuy nhiên, Luật sư có kiến thức chuyên sâu về pháp luật và quy trình tố tụng. Họ giúp bạn nắm bắt được quy định pháp luật liên quan đến tội danh mà bạn đang đối mặt. Đồng thời, hiểu hơn các quyền và nghĩa vụ của bạn trong quá trình tố tụng.

Thứ ba, tư vấn và hỗ trợ. Luật sư không chỉ giúp bạn trong quá trình tố tụng mà còn cung cấp tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vụ án. Cũng như tư vấn các biện pháp khắc phục hậu quả sau khi kết thúc vụ án.

Thứ tư, đánh giá vụ án và đưa ra phương án phù hợp. Luật sư có thể phân tích hồ sơ vụ án, tìm kiếm các tình tiết để giảm mức hình phạt. Trường hợp có căn cứ, Luật sư thậm chí có thể bác bỏ cáo buộc.

Thứ tư, tham gia bào chữa tại phiên Tòa. Lúc này, Luật sư sẽ đại diện cho bạn trình bày ý kiến, quan điểm. Lập luận theo phương án giảm nhẹ hình phạt hoặc theo hướng không có tội (Tùy vào từng vụ án cụ thể).

Luật sư chuyên về hình sự – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách sở hữu đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình sự. Bên cạnh việc bào chữa cho bị cáo, Luật Hùng Bách cũng bảo vệ cho bị hại trong vụ án hình sự. Chúng tôi làm việc phương châm luôn đặt quyền lợi hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu. Cũng như các lĩnh vực khác, với hệ thống chi nhánh, văn phòng cộng tác đặt ở hầu hết các tỉnh thành, Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trên phạm vi cả nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý hình sự như thế nào?”. Quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ trực tiếp có thể liên hệ theo các phương thức:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *