Đất đai

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thế nào?

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp phổ biến được giải quyết tại Tòa án. Việc giải quyết loại tranh chấp này không hề đơn giản do phải tuân theo một hệ thống đồ sộ các quy định của pháp luật để xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp; tư cách những người tham gia tố tụng; và thu thập đầy đủ chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu bạn đọc đang gặp khó khăn liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai thì có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách; hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn cụ thể.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ pháp luật thừa kế. Tranh chấp thừa kế đất đai có đặc điểm như sau:

  • Chủ thể trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế đất đai từ người chết để lại. Cá nhân/tổ chức được nhận thừa kế ở đây có thể nhận thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Các đương sự thường có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.
  • Đối tượng tranh chấp thừa kế đất đai là quyền tài sản, cụ thể là quyền sử dụng đất của người chết để lại.
  • Nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là sự bất đồng, xung đột nhau về quyền và lợi ích giữa các bên thừa kế trong quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất của người chết để lại.
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất – 097.111.5989 (zalo)

Khi nào quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế?

Theo quy định tại Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/ 2004/NQ-HĐTP quyền sử dụng đất là di sản khi:

Trường hợp đất đai có giấy tờ.

  • Đất do người chết để lại dù là có tài sản; không có tài sản gắn liền với đất mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật Đất đai qua các thời kỳ thì quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;…) thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản thừa kế.

Xem thêm bài viết chi tiết: Cách giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

Trường hợp đất đai không có giấy tờ.

Trường hợp đất đai do người chết để lại mà không có một trong các loại giấy tờ như trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (nhà bếp; nhà tắm; nhà vệ sinh; chuồng trại chăn nuôi; cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác;…) gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời, có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp; nhưng chưa kịp cấp sổ đỏ, thì quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế. Toà án sẽ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đó.

Xem thêm bài viết chi tiết: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ.

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất.

Đất đai là loại tài sản đặc biệt, việc thực thiện quyền thừa kế đất đai cũng tương tự như việc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến đất. Người sử dụng đất nếu muốn thực hiện quyền thừa kế đất đai thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của người có đất. Một cá nhân/tổ chức không thể định đoạt quyền sử dụng đất nào đó khi không chứng minh được mình có quyền đối với đất đó. Tuy nhiên đối với tường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài; hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

Đất không có tranh chấp.

Tranh chấp đất đai là việc các bên có mâu thuẫn, xung đột nhau về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật đất đai. Khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất nghĩa là thực trạng pháp lý của diện tích đất đang tranh chấp đó chưa được rõ ràng. Quyền sử dụng đất và nghĩa vụ của các bên chưa được phân định. Nếu thực hiện quyền thừa kế đất đai đang trong tình trạng tranh chấp thì sẽ không phù hợp với lý luận và thực tế. Dẫn tới hệ lụy nhiều tranh chấp mới có thể phát sinh thêm từ chính những tranh chấp đã có. Do đó, đất đai nếu đang có tranh chấp thì sẽ không thực hiện được quyền thừa kế.

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Quyền sử dụng đất khi đã bị kê biên để đảm bảo thi hành án thì đương nhiên sẽ không thể thực hiện quyền thừa kế đất đai. Vì quyền sử dụng đất về nguyên tắc thuộc quyền tài sản của người sử dụng đất. Quyền tài sản đó phải có được đem ra để bảo đảm cho nghĩa vụ người sử dụng đất trong trường hợp người có đất không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình. Quy định như vậy là nhằm hạn chế trường hợp người có tài sản trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình.

Trong thời hạn sử dụng đất.

Thời hạn sử dụng đất là khoảng thời gian mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình, một trong số những quyền đó là quyền thừa kế đất đai. Thời hạn này được xác định qua căn cứ xác lập quyền sử dụng đất và các quy định về thời hạn sử dụng đất của pháp luật đất đai. Thời hạn sử dụng đất bao gồm đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. Do đó, khi thực hiện quyền thừa kế đất đai cũng phải lưu ý tới điều kiện này.

Câu hỏi:

Chào Luật sư đất đai, tôi có câu hỏi liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất, mong luật sư giải đáp cho tôi. Bố tôi có để lại di chúc chia đều cho ba anh em tôi sử dụng thửa đất nông nghiệp với diện tích 600m2. Sau khi chuẩn bị hồ sơ để khai nhận di sản thừa kế thì chúng tôi nhận thấy thời hạn sử dụng đất ghi trên sổ đỏ còn vài ngày nữa là hết hạn. Vậy sau khi hết thời hạn sử dụng đất như trong sổ đỏ thì chúng tôi có được sử dụng đất đó theo di chúc nữa không; hoặc chúng tôi có phải gia hạn thời gian sử dụng đất không? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn! Với trường hợp của bạn thì Khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai 2013 mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.”.

Như vậy, anh em bạn không phải gia hạn mà được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn là 50 năm. Ba anh em vẫn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế; chia thừa kế đất đai như theo như di chúc của bố bạn để lại.

Video: Các cách giải quyết tranh chấp đất đai. 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Tranh chấp thừa kế đất đai là dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong vụ án về thừa kế tài sản là bất động sản thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân; hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Ngoài ra điểm b, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Quy định này tạo thuận lợi để các bên tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể chủ động lựa chọn phương án giải quyết cho phù hợp với điều kiện của mình.

Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có đương sự thuộc trường hợp như trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, cần lưu ý đối với những trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết có thể thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay vẫn còn chưa thống nhất cách áp dụng ở một số địa phương. Trường hợp bạn đọc gặp khó khăn liên quan đến vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà có yêu cầu hủy giấy chứng nhận thì có thể liên hệ với Luật sư đất đai theo hotline 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn cụ thể.

Ví dụ:

Bà E có hai người con là B và D, cả hai đều đã lập gia đình. Bà E có một thửa đất với diện tích 300m2. Địa chỉ tại mặt đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội; và ngôi nhà 3 tầng nằm trên đất. B sinh sống cùng bà E tại địa chỉ nhà đất nêu trên. D lấy vợ và mua chung cư ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà nội. bà E mất, B và D tranh chấp về việc chia thừa kế quyền sử dụng đất 300m2. Do D cho rằng B là con gái nên không được hưởng thừa kế đất đai.

Hai bên tranh chấp không thể hòa giải được, B quyết định khởi kiện D ra Tòa để giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Trường hợp này B sẽ phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm – Tòa án nơi cư trú của D để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Hồ sơ chia thừa kế đất đai gồm những gì?

Một vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ có rất nhiều tài liệu cần phải chuẩn bị. Chỉ khi thu thập; chuẩn bị đầy đủ; đúng chứng cứ thì việc giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế đất đai mới đúng pháp luật. Đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho các bên nhận thừa kế. Để có căn cứ giải quyết triệt để một vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

  • Tài liệu chứng minh người khởi kiện: Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân); sổ hộ khẩu gia đình; giấy khai sinh. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì cần nộp thêm tài liệu chứng minh của người đại diện theo pháp luật khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh của các đồng thừa kế đất đai: Những giấy tờ này cũng tương tự như những tài liệu của người khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

  • Các tài liệu chứng minh quyền thừa kế của người yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai: Giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; di chúc; văn bản xác nhận quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng của cơ quan có thẩm quyền;…

  • Các tài liệu, giấy tờ làm căn cư phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế: Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế đất đai; Quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án;…

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh di sản thừa kế đất đai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác thể hiện quyền sử dụng đất của người để lại di sản thừa kế đất đai; giấy tờ về việc mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất;…

  • Các văn bản làm việc giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai: Biên bản họp gia đình; biên bản giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong dòng họ; biên bản hòa giải tại UBND xã (nếu đã hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã);…

Đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai

Pháp luật thừa kế đất đai hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế quyến sử dụng đất. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế đất đai nói riêng sẽ áp dụng theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế quyến sử dụng đất sau của Luật Hùng Bách để nắm rõ hơn về bố cục; nội dung cần có khi viết đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân huyện Thạch Thất, TP, Hà Nội.

Người khởi kiện: Lê Thị H                Sinh năm: 19xx.

Địa chỉ:……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: Lê Thị K                      Sinh năm: 19xx

Địa chỉ:……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) 

Địa chỉ: ……………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất giải quyết những vấn đề sau đây:

Trước đây, bố mẹ tôi là ông Lê Văn T, bà Cấn Thị T chung sống với nhau; sinh được hai người con là tôi và chị Lê Thị K. Hai ông bà có cùng nhau tạo lập được khối tài sản chung gồm: Quyền sử dụng diện tích 645m2 đất tại thửa đất số xx, tờ bản đồ số xx,… huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; Quyền sử dụng diện tích 176m2 tại thửa đất số xx, tờ bản đồ số xx, … huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Tới năm 2008 và 2009, bố mẹ tôi lần lượt qua đời mà không để lại di chúc. Sau đó tôi theo chồng về xã Phú Kim, huyện Thạch Thất sinh sống. Hai chị em cũng không bàn bạc gì nên di sản thừa kế vẫn chưa được phân chia. Sau đó, bà K đã có hành vi sử dụng di sản thừa kế trái pháp luật. Cụ thể:
Năm 2019, bà K tự ý kê khai, xây nhà trên diện tích 176m2 . Năm 2020, bà K tự ý cho ông Lê Văn L ở cùng xã thuê diện tích 645m2 . Sau khi phát hiện ra sự việc tôi đã nhiều lần liên hệ với bà K để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Tôi cũng đã tiến hành họp gia gia đình để thỏa thuận, phân chia di sản thừa kế nhưng không có kết quả.

Nay bằng đơn này tôi đề nghị Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất thụ lý và giải quyết yêu cầu như sau: Yêu cầu Tòa án phân chia tài sản thừa kế của bố mẹ tôi là Ông Lê Văn T, Bà Cấn Thị T theo đúng quy định pháp luật.

Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu của tôi theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm chứng (nếu có) ……………………………….…………

Địa chỉ: ……………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1. …………………

2. …………………

3. ………………..

                                                                       Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021.

                                                                                       Người khởi kiện

                                                                                                 (Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.

Để đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung. Bạn đọc có thể theo dõi hướng dẫn sau về cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế đất đai:

  • Phần kính gửi:

Phần này ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

  • Phần thông tin người khởi kiện:

Người khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai cần ghi đầy thông tin về đủ họ tên, nơi cư trú. Trường hợp người khởi kiện không tự mình khởi kiện mà thông qua người đại diện theo pháp luật; hoặc đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin của người đại diện đó. Nếu người khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

  • Phần thông tin người bị kiện.

Về cơ bản thông tin người bị kiện cần ghi cũng giống như thông tin người khởi kiện. Tuy nhiên cần lưu ý vì Tòa án giải quyết là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nên địa chỉ của bị đơn cần thể hiện rõ ràng; chi tiết; đúng với thực tế cư trú của bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của bên bị kiện thì ghi rõ địa chỉ cư trú; làm việc cuối cùng của bên bị kiện. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” là địa chỉ người bị kiện đã từng cư trú, làm việc; hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện.

  • Phần yêu cầu Tòa án:

Phần này cần trình bày tóm tắt về các sự kiện liên quan đến người có di sản thừa kế đất đai; những đồng thừa kế liên quan; thời điểm mở thừa kế; di sản thừa kế có những gì? Trình bày về quá trình tranh chấp và giải quyết tranh chấp khi khởi kiện ra Tòa án (nếu có).

Sau đó, người khởi kiện đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Việc xác định đúng yêu cầu khởi kiện sẽ là tiền để ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án chia thừa kế đất đai sau này. Cần ghi rõ là yêu cầu chia thừa kế đất đai theo di chúc; chia thừa kế đất đai theo pháp luật; hay hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:

Kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phải có tài liệu; chứng cứ chứng nộp kèm để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện. Tài liệu nào là bản sao ghi ghi rõ bản sao; tài liệu nào bản chính thì ghi rõ là bản chính; số lượng cụ thể của các bản.

Tham khảo thêm bài viết: Quy định về chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai.

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Hòa giải tranh chấp chia thừa kế đất đai.

Tranh chấp thừa kế đất đai thường diễn ra giữa những người có quan hệ gia đình với nhau. Do đó, để giữ hòa khí chung mọi người thường tự tìm phương án giải quyết trước. Một trong những cách hay được sử dụng là tiến hành họp gia đình, họp họ tộc. Nhiều trường hợp dù đã cố gắng nhưng các bên không thể tự hòa giải với nhau. Nếu muốn hòa giải thì các bên có thể làm đơn yêu cầu UBND xã đứng ra hòa giải. Việc hòa giải này trong trường hợp giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai là không bắt buộc. Tuy nhiên, pháp luật vẫn khuyến khích các bên thực hiện thủ tục hòa giải này.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ chia di sản thừa kế đất đai tới Tòa án bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án; sử dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp; hoặc gửi hồ sơ chia thừa kế đất đai trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Câu hỏi:

Chào luật sư! Gia đình tôi đang có tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất do mẹ tôi để lại. Tôi đã nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp chia thừa kế đất đai tại Tòa án. Tuy nhiên, kể từ thời điểm nộp đơn đến này đã gần 04 tháng mà tôi vẫn chưa nhận được thông báo gì của Tòa án. Vậy xin hỏi Luật sư, phải mất bao lâu nữa Tòa án mới có thông báo; trả lời đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai của tôi?. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư đất đai.

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư đất đai Công ty Luật Hùng Bách xin được giải đáp câu hỏi của bạn như sau. Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện của bạn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.
  • Tiến hành thụ lý vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế đất đai.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, sau 08 ngày làm việc kể từ ngày bạn nộp hồ sơ Tòa án sẽ ra một trong các thông báo trên. Trường hợp Tòa án chưa có thông báo thì bạn có thể làm đơn khiếu nại; hoặc kiến nghị về việc chậm trễ xử lý hồ sơ của Tòa án. Đó cũng là một cách để “nhắc nhở” Tòa án về việc tiếp tục xử lý hồ sơ của bạn theo đúng thời hạn quy định của pháp luật đất đai.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế di sản đất đai đã được Tòa án tiếp nhận. người khởi kiện sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Khoản tiền án phí này được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Người khởi kiện phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Sau khi người khởi kiện đã thực hiện nghĩa vụ tài chính ban đầu, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án.

Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để giải quyết chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể:

  • Lấy lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan.
  • Xác minh, thu thập tài liệu cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Những việc làm trên nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Xác định rõ nguồn gốc quyền sử dụng đất; những người được hưởng thừa kế đất đai theo di chúc, thừa kế đất đai theo pháp luật; Thời điểm chính xác mở thừa kế; thực trạng di sản thừa kế đất đai tại thời điểm mở thừa kế;… Đồng thời sẽ phân tích, giải thích cho các bên tranh chấp hiểu quyền; nghĩa vụ của mình để cố gắng đạt được sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp với nhau.

Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp thừa kế đất đai.

Trường hợp các bên không thể đàm phán, hòa giải được thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Phán quyết cuối cùng của Tòa án được đưa ra dựa trên sự xem xét, đanh giá các tài liệu chứng cứ trong cả quá trình tố tụng. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận; đưa ra những ý kiến để bảo vệ cho quyền lợi nhận di sản thừa kế đất đai của mình.

Xem thêm bài viết chi tiết: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án.

Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư chuyên môn cao; có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trên thực tế; luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất, chi phí dịch vụ phù hợp nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu cần tư vấn thêm về cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)
Vũ Chinh

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

1 tháng ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago