Có được ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai?


Nhiều trường hợp cá nhân không thể tự mình thực hiện được công việc cụ thể nào đó đã ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện. Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những trường hợp như thế. Công ty Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc nắm được những nội dung liên quan đến vấn đề này qua bài viết dưới đây. Để được tư vấn cụ thể về thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 (Zalo).

Có được ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một thửa đất với diện tích đất 144m2; thuộc thửa số 4x; tờ bản đồ số 4x; địa chỉ: thôn NK, xã NX, huyện ĐA, TP. HN. Diện tích đất này đã được UBND huyện ĐA cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 939xxx ngày 08/12/20xx, số vào sổ: 2xx/29xx/QĐUB. Đến đầu năm 2020, gia đình ông B là chủ sử dụng đất liền kề đã xây dự công trình nhà ở lấn sang đất nhà tôi với tổng diện tích khoảng 30m2.

Nay gia đình tôi muốn kiện nhà ông B ra Tòa án nhân dân huyện ĐA để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, do gia đình tôi hiện đang ở địa phương khác. Hơn nữa, do tính chất công việc nên tôi không thể sắp xếp thời gian tham gia vào Quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho người khác được không? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Bách. Trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Việc Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không được quy định cụ thể trong Luật đất đai. Việc ủy quyền này được thực hiện dựa trên các quy định pháp luật liên quan.

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy đinh:

2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

Khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hành chính 2015 cũng quy định:

3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.

Như vậy, từ những quy định trên bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung ủy quyền; phạm vi công việc được thực hiện; trách nhiệm của người nhận ủy quyền được xác định dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp quyền sử dụng đất trên là của hộ gia đình bạn hoặc tài sản chung của hai vợ chồng thì việc ủy quyền này phải được sự đồng ý; thống nhất của những người còn lại.

ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Mọi nhu cầu ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được tiếp nhận và hỗ trợ theo số: 097.111.5989 (Zalo)

Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Mẫu giấy uỷ quyền tranh chấp đất đai.

Với tình huống nêu trên, bạn có thể tham khảo nội dung mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai dưới đây của Luật Hùng Bách để áp dụng vào vụ việc thực tế của mình:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

GIẤY ỦY QUYỀN

1. NGƯỜI ỦY QUYỀN

– Ông/Bà:…………………………………….

– Sinh ngày:…………………………………….

– Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :……………..

– Địa chỉ hộ khẩu thường trú:…………………………………….

– Địa chỉ hiện tại:…………………………………….

2. NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN

– Ông/Bà:…………………………………….

– Sinh ngày:…………………………………….

– Căn cước công dân số :………………. Nơi cấp:……………… Ngày cấp :……………..

– Địa chỉ hộ khẩu thường trú:…………………………………….

– Địa chỉ hiện tại:…………………………………….

CĂN CỨ ỦY QUYỀN

Tôi – …………………… hiện đang thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng diện tích …………….. đất (Bằng chữ: …………….), tờ bản đồ số ……………….. tại địa chỉ: ………………………… Thửa đất này đã được UBND …………………. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………………… mang tên ……………………..

Nay tôi ủy quyền cho …………………………. được toàn quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ, làm việc với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc như sau:

PHẠM VI ỦY QUYỀN

      1. Liên hệ, làm việc với các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền …………………
      2. Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, …………………………. được quyền đưa ra ý kiến, toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến vụ việc. Được quyền cung cấp, lập và ký các giấy tờ cần thiết theo quy định trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên.

THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được Công chứng/Chứng thực cho đến khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc ủy quyền hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

CAM ĐOAN

Tôi cam đoan:

      1. Việc ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào mà pháp luật quy định.
      2. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do ……………………. thực hiện theo nội dung công việc được tôi ủy quyền ghi trong Giấy ủy quyền này.

KÝ KẾT

Tôi đã hiểu rõ các quy định của pháp luật về ủy quyền, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi lập và ký Giấy ủy quyền này. Tôi đã đọc lại toàn bộ nội dung của Giấy ủy quyền này; công nhận đã hiểu rõ và đồng ý với nội dung của Giấy ủy quyền này. Tôi ký tên và điểm chỉ vào Giấy ủy quyền này để làm bằng chứng thực hiện.

NGƯỜI ỦY QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền tranh chấp đất đai.

Bạn điền đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên quan đến sự việc theo hướng dẫn sau:

  • Phần thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền:

Ghi đầy đủ thông tin họ tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ cư trú của các bên. Các thông tin này cần ghi chính xác; khớp với giấy tờ nhân thân. Nếu ghi không đúng bạn có thể sẽ mất thời gian sửa đổi bổ sung. Phía cơ quan nhà nước cũng sẽ trả lại giấy ủy quyền; không chấp nhận tư cách tham gia giải quyết tranh chấp của người được ủy quyền.

  • Phần căn cứ ủy quyền:

Trình bày rõ vụ việc đang được giải quyết tại cơ quan nào, bạn khởi kiện ra Tòa án thì ghi rõ là Tòa án huyện/quận nào. Ghi rõ thông tin hiện trạng thửa đất đang phát sinh tranh chấp; diện tích bao nhiêu; nằm ở vị trí nào.

  • Phần phạm vi ủy quyền:

Bạn cần nêu rõ phạm vi công việc ủy quyền; có thể là chỉ ủy quyền tham gia vào một buổi làm việc; hoặc uỷ quyền tham gia giải vào cả quá trình giải quyết tranh chấp. Các công việc cụ thể mà người được ủy quyền sẽ làm thay cho người ủy quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, người nhận ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi hai bên đã thỏa thuận với nhau. Tránh trường hợp người nhận ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi được ủy quyền.

  • Phần thời hạn ủy quyền:

Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên mà việc ủy quyền này có thể chấm dứt khi công việc ủy quyền được thực hiện xong; Hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trên đây là phần hướng dẫn viết giấy ủy quyền theo mẫu của Công ty Luật Hùng Bách. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể thay đổi, bổ sung những thông tin cho phù hợp với vụ việc của mình. Nếu còn băn khoăn, không rõ cách viết bạn có thể liên hệ theo số 097.111.5989 (Zalo) để được hỗ trợ cụ thể.

Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Hiện tôi có vướng mắc về vấn đề chứng thực giấy ủy quyền như sau.

Bố mẹ tôi có một mảnh đất tại thửa đất số X, tờ bản đồ A, tại địa chỉ số 43/19 TK, phường TH, quận CG, thành phố Hà Nội. Đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ tôi. Năm 2000, bố mẹ tôi có cho anh K là con của bác tôi mượn mảnh đất này ở nhờ. Đến năm 2008, bố mẹ tôi đòi lại đất nhưng anh họ lại không trả. Trên đất, anh họ đã xây được một căn nhà hai tầng kiên cố và trồng cây ăn trái. Hai bên đã thương lượng, hòa giải nhưng không đi đến kết quả, mối quan hệ gia đình rạn nứt. Bố mẹ tôi đã làm đơn kiện anh K ra Tòa đòi lại mảnh đất nêu trên.

Vì bố mẹ tôi đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng nên không tiện đi lại nhiều cho việc kiện cáo. Bố mẹ tôi đã ủy quyền cho cô T là em gái ruột của bố, là người thực hiện các quyền của người sử dụng đất nộp, tiếp nhận các văn bản, tham gia làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi cô cũng là người biết rõ mọi chuyện. Tuy nhiên văn bản ủy quyền này chưa được chứng thực hay công chứng. Vậy trường hợp của gia đình tôi, giấy ủy quyền này có giá trị pháp lý không? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi.

Luật sư tư vấn giải đáp:

Chào bạn! Đối với vướng mắc của bạn, Luật sư tư vấn đất đai xin được giải đáp như sau:

Luật công chứng năm 2014, các văn bản hướng dẫn luật công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP không có quy định bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Như vậy việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền phải thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể.

Đối chiếu với quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 562), việc công chứng chứng, thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất quy định tại Luật đất đai năm 2013 (Điều 167) và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì hợp đồng ủy quyền để thực hiện các quyền của người sử dụng đất với ông B và hợp đồng ủy quyền để luật sư C bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng,

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra, các bên nên tiến hành thủ tục công chứng, chứng thực các văn bản ủy quyền này.

Thời hạn ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hạn ủy quyền là khoảng thời gian việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh và tồn tại. Trong thời hạn này, việc ủy quyền giữa bạn và người được ủy quyền sẽ có giá trị pháp lý và được thực hiện trên thực tế.

Các tiêu chí xác định thời hạn ủy quyền

  • Thỏa thuận của các bên trong giấy ủy quyền.
  • Thời hạn ủy quyền đã hết.
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành: Nếu tranh chấp đất đai đã được giải quyết xong thì cũng không còn lý do gì để kéo dài thời hạn ủy quyền. Trong trường hợp này, các bên tự ngầm hiểu với nhau việc ủy quyền sẽ kết thúc cùng với thời điểm tranh chấp đất đai được giải quyết xong.
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền: Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không muốn tiếp tục ủy quyền cho khác tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nữa thì có thể đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền. Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt việc ủy quyền bạn phải báo cho bên nhận ủy quyền; các bên liên quan biết.
  • Người ủy quyền, người nhận ủy quyền là cá nhân chết.
  • Người nhận ủy quyền không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự 2015. Đây là trường hợp chấm dứt ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Theo đó pháp luật quy định người ủy quyền phải có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi đáp ứng được điều kiện này thì người ủy quyền mới có thể thực hiện thỏa thuận ủy quyền.
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

  • Giấy tờ nhân thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu của bên ủy quyền
  • Giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác như giấy triệu tập làm việc; giấy mời;…
  • Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai với đầy đủ nội dung đã chuẩn bị sẵn.
  • Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 2: Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bạn liên hệ với Văn phòng công chứng; Phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để chứng thực giấy ủy quyền.

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Người thực hiện chứng thực kiểm tra hồ sơ, giấy tờ yêu cầu chứng thực. Trường hợp hồ sơ của bạn chưa đầy đủ để thực hiện thủ tục thì bạn sẽ phải bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của người tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bạn đã đầy đủ giấy tờ theo quy định thì sẽ được hướng dẫn thực hiện chứng thực. Đồng thời, người tiếp nhận hồ sơ sẽ giải thích cho bạn các quy định pháp luật có liên quan đến giấy ủy quyền thực hiện chứng thực.

  • Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Bạn sẽ ký vào giấy ủy quyền trước mặt người thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực:

Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định phía dưới chữ ký được chứng thực; Hoặc trang liền sau của giấy ủy quyền có chữ ký được chứng thực.

Người thực hiện chứng thực ký; ghi rõ họ tên; đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

  • Nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.

Bạn phải nộp lệ phí theo yêu cầu và được nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.

Dịch vụ luật sư nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Dịch vụ Luật sư Luật Hùng Bách nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp lý với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai. Bên cạnh đó, chúng tôi tự hào khi đã giải quyết và bảo vệ thành công quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên khắp các nước. Do vậy, nếu bạn đang tìm hiểu dịch vụ Luật sư đất đai, hãy tham khảo các gói dịch vụ pháp lý của Luật Hùng Bách cung cấp như sau:

  • Dịch vụ Luật sư nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Dịch vụ nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Dịch vụ thay mặt, đại diện giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Dịch vụ đại diện, ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp vụ án tranh chấp đất đai.

Quyền lợi khi ủy quyền cho Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, kèm theo đó là các vấn đề pháp lý phức tạp, nhiều vấn đề tranh chấp. Trên thực tế, nhiều trường hợp tự nghiên cứu và đưa ra giải pháp đối với vụ án quyết tranh chấp đất đai của mình. Tuy nhiên, do kiến thức và tầm hiểu biết pháp luật đất đai còn hạn chế, nên đa số các trường hợp này đều không đạt được kết quả như mong đợi và đã gây ra hại rất lớn.

Vì lý do đó, bạn nên tham khảo quan điểm, ý kiến và ủy quyền cho Luật sư giải quyết tranh chấp. Với trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực đất đai, Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải quyết giúp khách hàng các vấn đề trong vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án như sau:

  • Luật sư nghiên cứu hồ sơ;
  • Luật sư phân tích đánh giá các vấn đề pháp lý (điểm có lợi, điểm bất lợi trong vụ án);
  • Luật sư sẽ đưa ra các phương án tư vấn, giải pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tối đa cho khách hàng trong vụ án;
  • Luật sư chuẩn bị bản luận cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Luật sư tranh luận, biện hộ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án.
  • Và các quyền lợi khác trong vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Có được ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không?

​​​Liên hệ Luật sư chuyên về đất đai của Luật Hùng Bách.

Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai bạn có thể làm việc trực tiếp tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… hoặc qua các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *