Phân chia tài sản chung vợ chồng đang thế chấp tại ngân hàng


Gần đây khi tư vấn về hôn nhân gia đình, Luật Hùng Bách nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến phân chia tài sản chung vợ chồng; đặc biệt là vấn đề tài sản có liên quan đến bên thứ 3; tài sản chung vợ chồng đang thế chấp tại ngân hàng. Vậy tài sản chung của vợ chồng là gì? Sau ly hôn tài sản chung được chia như thế nào? Giải quyết chia tài sản khi đang thế chấp tại Ngân hàng ra sao? Để bạn đọc có thể hiểu hơn về những vấn đề này, Luật Hùng Bách mời bạn cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây.

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tài sản chung của vợ chồng được hiểu là những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân chia thế nào?

Câu hỏi tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân chia thế nào nhận được đa số sự quan tâm của bạn đọc. Chính vì vậy, bạn đọc hãy cùng Luật sư ly hôn thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi này như sau:

Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và các văn bản hướng dẫn dưới luật, nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được áp dụng như sau:

Áp dụng nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng.

  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định.
  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng để giải quyết.

Áp dụng Nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh; và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Nguyên tắc chia tài sản riêng, tài sản đã sáp nhập.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, khi phân chia tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân, Tòa án sẽ căn cứ dựa trên các nguyên tắc trên đây để phân định.

Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan tới vấn đề chia tài sản chung vợ chồng. Vui lòng liên hệ hotline Luật sư ly hôn theo số 0983.499.828 (có zalo) để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.

Phân chia tài sản chung vợ chồng đang thế chấp
Liên hệ hotline tư vấn phân chia tài sản chung vợ chồng: 0983.499.828 (có zalo)

Tình huống cần tư vấn.

Chào Luật sư! Tôi có một số câu hỏi cần sự hỗ trợ liên quan đến tài sản chung sau ly hôn. Vợ chồng tôi có tạo dựng được 1 số bất động sản và động sản. Năm 2010, để phát triển kinh tế chúng tôi quyết định đầu tư vào 1 công ty sản xuất X. Tôi và chồng đã ký hợp đồng thế chấp tất cả các tài sản trên cho Ngân hàng A. Do cuộc sống có nhiều mâu thuẫn; tình cảm hai vợ chồng không còn nữa chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vì một số ly do vợ chồng tôi quyết định chỉ giải quyết vấn đề ly hôn; tài sản chung sẽ tự thỏa thuận và giải quyết.

Nay bên phía Ngân hàng A ra thông báo yêu cầu xác định nghĩa vụ đối với tài sản thế chấp. Chồng cũ tôi đề xuất tôi ủy quyền để anh thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng.

Hiện tôi rất rối, không biết nên giải quyết như thế nào? Việc tôi ủy quyền cho chồng cũ có ảnh hưởng gì không? Đối với tài sản thế chấp kia phải xử lý như thế nào?

Mong luật sư hỗ trợ.

Luật Hùng Bách giải đáp.

Đánh giá vụ việc.

Trong trường hợp này, hai vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên tài sản đang thế chấp tại ngân hàng A vẫn được xem là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do hai vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập nên hai vợ chồng vẫn có nghĩa vụ liên đới với các tài sản thế chấp này.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ chủ thể vay vốn tại Ngân hàng A là ai? Là Công ty sản xuất X chứ không phải bạn hay chồng bạn.

Vì bạn không cung cấp các thông tin liên quan đến Công ty sản xuất X; cũng như cái tài liệu liên quan đến thỏa thuận về chia tài sản chung sau ly hôn. Vì vậy, chúng tôi sẽ tư vấn khái quát nhất về trường hợp của bạn.

Yêu cầu nhận ủy quyền thực hiện nghĩa vụ tại Ngân hàng A.

Tại ngân hàng A có tồn tại 02 loại hợp đồng liên quan đến tài sản thế chấp của vợ chồng bạn, gồm:

Hợp đồng thế chấp.

Căn cứ vào điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Việc chuyển giao nghĩa vụ như sau:

“ 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.

Đối với hợp đồng này bạn hoàn toàn có thể để chồng bạn nhận ủy quyền thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản thế chấp tại Ngân hàng A.

Tuy nhiên cần lưu ý về phạm vi ủy quyền liên quan đến tài sản này; tránh trường hợp phạm vi ủy quyền quá lớn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Phạm vi ủy quyền chỉ được xác lập trong quá trình giải quyết thế chấp đang thực hiện tại Ngân hàng. Và kết thúc khi hợp đồng thế chấp chấm dứt.

Sau khi nghĩa vụ liên quan đến tài sản thế chấp kết thúc thì việc ủy quyền cũng sẽ chấm dứt. Khi đó, có thể yêu cầu Tòa án hoặc tự thỏa thuận với nhau về tài sản chung này.

Đánh giá phương án tư vấn.

Khi lựa chọn thực hiện phương án này, chồng bạn sẽ là người trực tiếp và duy nhất có quyền và nghĩa vụ đối với hợp đồng tín dụng mà hai vợ chồng đã ký. Bạn sẽ không mất thời gian xử lý cho các vấn đề liên quan đến hợp đồng này cho đến khi chấm dứt.

Mặt hạn chế của phương án này là cần hiểu rõ được các thông tin liên quan đến việc ủy quyền. Bạn có thể liên hệ với Luật Hùng Bách để được dự thảo trước các nội dung và phạm vi của giấy ủy quyền. Đồng thời Luật sư cùng hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc với Văn phòng Công chứng liên quan đến giấy ủy quyền nên trên; để đảm bảo quyền lợi của bạn không bị xâm phạm, tránh rủ ro cho quá trình giải quyết tài sản thế chấp sau này.

Hợp đồng tín dụng.

Bản chất của hợp đồng này là Công ty sản xuất X vay Ngân hàng A; có sự bảo đảm tài sản bằng hình thức thế chấp các tài sản là động sản và bất động sản của hai vợ chồng.

Vì vậy, trách nhiệm thanh toán khoản vay do Công ty sản xuất X chịu trách nhiệm. Nên đối với hợp đồng tín dụng bạn không cần thực hiện việc ủy quyền cho bất cứ cá nhân nào.

Trả lời đề nghị của Ngân hàng.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, hai vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trong quyết định ly hôn vấn đề tài sản chung, nợ chung được hai bạn thống nhất nhất tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đồng thời, hai bạn không có bất cứ văn bản thỏa thuận hợp pháp nào ghi nhận về việc phân chia tài sản nên những tài sản thế chấp nêu trên vẫn được coi là tài sản chung, nên cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với khối tài sản chung này.

Căn cứ vào khoản 1, điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với bên thứ ba khi ly hôn quy định:

“ Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp của bạn, bên thứ ba được hiểu là Ngân hàng A. Trách nhiệm gắn liền với hợp đồng thế chấp đã ký trước khi hai vợ chồng ly hôn vẫn đang còn hiệu lực. Nay nhận được yêu cầu của bên thứ ba về việc xác nhận nghĩa vụ với giao dịch này, bạn có thể trả lời thông qua việc gửi giấy ủy quyền thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng thế chấp đã ký cho chồng bạn.

Phương án xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng A.

Yêu cầu Công ty sản xuất X thanh toán khoản vay với Ngân hàng A, chấm dứt hợp đồng liên quan đến tài sản thế chấp đứng tên hai vợ chồng bạn.

Căn cứ tại Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

“1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Đánh giá phương án tư vấn.

Phương án này sẽ giúp bạn xử lý triệt để vấn đề liên quan đến tài sản. Không mất quá nhiều thời gian, tránh được những rủ ro liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ 3. Sau khi hợp đồng chấp dứt, tài sản thế chấp được trả lại. Hai vợ chồng có thể thực hiện thủ tục chia tài sản chung sau ly hôn ngay qua 2 hình thức tự thỏa thuận qua Văn phòng Công chứng hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp Công ty sản xuất X không có khả năng thanh toán ngay để chấm dứt hợp đồng, bắt buộc phải chờ đến khi hợp đồng tín chấp chấm dứt; nghĩa vụ trả nợ hoàn tất, thì tài sản thế chấp sẽ được trả lại cho hai bạn.

Trường hợp Công ty sản xuất X không có khả năng thanh toán khi hợp đồng thế chấp chấm dứt.

Tài sản thế chấp cho khoản vay sẽ được Ngân hàng xử lý bằng các hình thức theo quy định tại điều 303 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“ Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

Bán đấu giá tài sản;

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đảm;

Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Ngân hàng A sẽ được bán đấu giá tài sản thế chấp mà không cần khởi kiện ra Tòa khi đáp ứng các điều kiện sau:

Đã thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký bảo đảm.

Thuộc vào 1 trong các trường hợp xử lý tài sản thế chấp quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 (Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định).

Các dịch vụ Luật sư hôn nhân gia đình.

Nếu bạn đọc đang cần tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình; ly hôn; tranh chấp tài sản vợ chồng sau hôn nhân; tranh chấp quyền nuôi con…vui lòng liên hệ ngay qua hotline Luật sư 0983.499.828 (có zalo) để được tư vấn. Các gói dịch vụ Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp do Công ty Luật Hùng Bách cung cấp gồm:

Luật sư tư vấn thủ tục.

Luật sư hỗ trợ giải quyết thủ tục.

Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, văn phòng luật sư chuyên về ly hôn của Luật Hùng Bách đảm bảo sẽ đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất cho bạn. Bên cạnh đó, Luật sư chuyên về ly hôn – Luật Hùng Bách cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối cho Quý khách hàng.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách . Mọi vướng mắc, nhu cầu thuê Luật sư giỏi chuyên về ly hôn của Quý khách hàng sẽ được tiếp nhận qua số điện thoại 0983.499.828 (có zalo) hoặc địa chỉ email luathungbach@gmail.com.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *