Nhiều người có mong muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài nhưng vì nhiều lý do mà vợ, chồng không thể cùng có mặt tại Tòa án nhân dân để giải quyết ly hôn. Do đó, vợ, chồng có muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài vắng mặt một bên. Vậy thực tế ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể vắng mặt một bên được không? Nếu được thì thủ tục này thực hiện như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ trực tiếp đến 0983.499.828 (có zalo) để luật sư ly hôn tư vấn trực tiếp.
Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi là công dân Việt Nam và chồng người Hàn Quốc kết hôn năm 2015. Sau khi kết hôn, tôi ở lại Hàn Quốc sinh sống và làm việc. Hôn nhân kéo dài được 3 năm thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Đến đầu năm 2020 tôi quay trở về Việt Nam. Chồng tôi vẫn đang ở nước ngoài.
Từ đó chúng tôi coi như sống ly thân, không ai còn quan tâm tới ai. Nay nhận thấy cuộc hôn nhân này không thể tiếp tục được nữa. Chồng tôi cũng nhất trí ly hôn để hai bên sớm ổn định cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, vì tính chất công việc không cho phép được đi lại nhiều. Chồng tôi không thể sắp xếp công việc để về Việt Nam làm thủ tục. Bản thân tôi cũng không muốn quay trở lại Hàn Quốc.
Vậy xin hỏi Luật sư vợ chồng tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài vắng mặt chồng tôi tại Việt Nam được không?
Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi về thủ tục ly hôn vắng mặt một bên tại Việt Nam. Luật sư ly hôn giỏi xin giải đáp cho bạn như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Bộ luật tố tụng dân sự. Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản liên quan. Trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài có thể giải quyết vắng mặt một bên được. Nếu chồng bạn vì lý do nào đó không thể có mặt tại Việt Nam. Chồng bạn vẫn muốn thực hiện thủ tục ly hôn thì có thể gửi văn bản về Việt Nam. Các văn bản kèm theo gửi về Việt Nam phải trình bày rõ ý kiến liên quan đến nội dung ly hôn.
Hồ sơ ly hôn sẽ kèm theo đơn xin giải quyết vắng mặt. Hiện nay ở các Tòa án khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau. Có Tòa án sẽ cho mở phiên họp và giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Có Tòa án giải quyết ly hôn lại mở phiên Tòa xét xử vắng mặt một bên. Nhưng dù là giải quyết theo hướng nào cũng đều cần phải có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt của chồng bạn.
Đơn xin giải quyết vắng mặt có thể do chồng bạn cung cấp cho Tòa án trong quá trình giải quyết ly hôn bằng thủ tục tố tụng dân sự ở nước ngoài qua việc ủy thác tư pháp giữa Tòa án Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Hoặc do chồng bạn cung cấp ngay từ đầu. Tuy nhiên, văn bản này cần có xác nhận chữ ký của cơ quan có thẩm quyền và phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi là công dân Việt Nam và vợ người Đài Loan kết hôn năm 2013. Thời điểm đó kết hôn xong chúng tôi dự định sang Đài Loan sinh sống và làm việc lâu dài. Tuy nhiên sau đó liên quan đến vấn đề kinh tế nên tôi vẫn chưa thể sang Đài Loan được. Vợ chồng sau 4 năm kết hôn thì xảy ra mâu thuẫn. Vợ tôi lại có quan hệ bất chính với một người đàn ông Trung Quốc. Kể từ năm 2020 vợ tôi ở lại Đài Loan không về nước nữa.
Từ năm 2020 đến nay vợ tôi không liên lạc lại. Chúng tôi cũng không còn quan tâm đến nhau nữa. Nay ly hôn vợ tôi không rõ ràng quan điểm, nói tôi muốn thì tự lo thủ tục ly hôn đơn phương. Chúng tôi cũng không có tranh chấp con chung hay tài sản chung gì.
Vậy xin hỏi Luật sư: tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài vắng mặt vợ tôi được không? Mong Luật sư giải đáp.
Nội dung liên quan: Thời gian Tòa án thụ lý và giải quyết đơn ly hôn
Chào bạn! về câu hỏi ly hôn đơn phương với người nước ngoài vắng mặt một bên Luật sư xin giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hôn nhân gia đình. Trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài. Bị đơn lại là người nước ngoài và hiện đang ở nước ngoài. Bạn vẫn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án Việt Nam. Cụ thể là Tòa án nơi cư trú của bạn ở Việt Nam.
Theo đó, bạn cần cung cấp được địa chỉ hiện tại ở nước ngoài của vợ bạn. Đồng thời, trong hồ sơ nộp kèm theo gửi lên Tòa án. Bạn cũng phải có tài liệu, chứng cứ thể hiện địa chỉ tại nước ngoài của vợ bạn. Tòa án giải quyết khi tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác minh địa chỉ của vợ bạn. Theo địa chỉ bạn cung cấp thực hiện hoạt động tống đạt, ủy thác tư pháp hồ sơ sang Đài Loan để lấy ý kiến của vợ bạn.
Sau khi đã tống đạt, ủy thác tư pháp thông báo làm việc, lấy ý kiến của vợ bạn. Vụ án ly hôn vẫn không thể tiến hành hòa giải thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn – vợ bạn. Tuy nhiên, thời gian để bản án ly hôn vắng mặt một bên có hiệu lực là 12 tháng. Do đó, thời gian để giải quyết xong vụ án ly hôn của bạn có thể kéo dài từ 1-2 năm.
Đơn xin ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do vậy, dù là ly hôn có vắng mặt một bên hay không thì đều dùng mẫu đơn chung. Cụ thể:
Bạn đọc nếu chưa nắm rõ về cách viết đơn ly hôn có thể tham khảo nội dung bài viết liên quan hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn của Công ty Luật Hùng Bách:
Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài với nhau. Một bên vì lý do nào đó không thể có mặt tại Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn. Trong đơn xin ly hôn cũng cần trình bày rõ lý do và đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt.
Cần lưu ý nếu người ở nước ngoài xin vắng mặt thì Đơn ly hôn và các văn bản liên quan gửi cho Tòa án nếu không qua thủ tục tống đạt hoặc ủy thác tư pháp thông thường thì cần chứng thực chữ ký tại Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Đương sự phải xác nhận chữ ký là để tránh trường hợp mạo danh, ly hôn giả. Do đó, đây là những thủ tục bắt buộc phải thực hiện.
Nội dung liên quan: Chia tài sản khi ly hôn
So với hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài bình thường. Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài vắng mặt một bên cần có thêm một số tài liệu, giấy tờ khác. Hồ sơ ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài với nhau cần chuẩn bị cụ thể như sau:
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà đương sự ở nước ngoài có thể đưa ra lý do khác nhau. Lý do xin vắng mặt trong quá trình giải quyết ly hôn phải rõ ràng, cụ thể và được xem xét là lý do chính đáng. Ngoài việc đưa ra lý do thì người làm đơn cần cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh cho lý do đó. Ví dụ: lý do là “vì vấn đề sức khỏe, bị ốm bệnh” thì cần có hồ sơ liên quan đến bệnh án tại thời điểm giải quyết vụ án.
Nội dung liên quan: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được quy định rất cụ thể. Theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
…
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”
Ngoài ra, Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
Nếu việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài. Hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện thì Tòa án nhân dân Việt Nam chưa có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Muốn Tòa án tại Việt Nam giải quyết ly hôn thì việc kết hôn có yếu tố nước ngoài này phải được ghi chú tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Đây được coi như một thủ tục thông báo về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Thực tế, cơ quan quản lý tư pháp ở Việt Nam không thể quản lý được việc công dân Việt Nam có đăng ký kết hôn với người nước ngoài hay không. Do đó, trách nhiệm thông báo về việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài phải do công dân đó tự thực hiện. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ sau khi đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì công dân phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn.
Nếu công dân không thực hiện trách nhiệm của mình thì đồng nghĩa với việc quyền lợi của công dân đó không được đảm bảo. Khi công dân có yêu cầu ly hôn tại Việt Nam. Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam có thể từ chối giải quyết. Vì vậy, đương sự ở nước ngoài thì cần xem xét lại hồ sơ ly hôn. Nếu việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì phải làm thủ tục ghi chú kết hôn.
Theo quy định tại điều Điều 37, Điều 39, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền giải quyết ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Theo quy định tại điều Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Nếu bị đơn là người nước ngoài có nơi cư trú, thường trú ở Việt Nam. Tòa án nơi có địa chỉ thường trú ở Việt Nam của bị đơn sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu việc ly hôn diễn ra giữa người nước ngoài với người Việt Nam. Đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp ly hôn giữa người nước ngoài với người Việt Nam và vợ chồng đều đang cư trú tại Việt Nam. Việc cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã diễn ra được một thời gian. Người nước ngoài đã đăng ký tạm trú tại Việt Nam. Nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án nhân dân cấp quận/huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay khi gặp trường hợp này đa số đều vẫn được thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại điều Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết theo sự lựa chọn của đương sự được thực hiện như sau:
Việc xác định hay lựa chọn thẩm quyền của Tòa án không phải việc dễ dàng và nhiều Tòa án khi thực hiện thủ tục ly hôn trên thực tế vẫn còn lúng túng khi áp dụng luật. Nếu bạn đọc đang gặp khó khăn liên quan đến việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có thể liên hệ tới:
Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài
Ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt là trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn, người có yêu cầu ly hôn vì lý do nào đó mà không thể có mặt làm việc theo thông báo của Tòa án Việt Nam. Ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt một bên là thực tế thường xuyên diễn ra. Phổ biến nhất ở trường hợp ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết liên quan về thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài của Công ty Luật Hùng Bách.
Tiền tạm ứng án phí và án phí được đương sự nộp tại Cục thi hành án cấp tỉnh. Ở bước đầu khi mới yêu cầu ly hôn thì đương sự sẽ nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn cần lưu ý về thời hạn để nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu quá thời hạn này mà chưa nộp tiền tạm ứng án phí thì hồ sơ của bạn chưa đủ điều kiện thụ lý vụ án và sẽ bị trả lại. Sau khi nộp xong tiền tạm ứng án phí. Người nộp tiền phải nộp lại biên lai cho Tòa án. Tòa án nhận biên lai và ra thông báo thụ lý vụ án.
Nếu vì lý do bất khả kháng dẫn tới việc chậm nộp tiền thì bạn cần trình bày và chứng minh việc xảy ra lý do đó. Trường hợp người yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc trường hợp được miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án Việt Nam sẽ thụ lý vụ án luôn mà không cần phải nhận biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Người được miễn, giảm phải làm đơn xin miễn, giảm tiền tạm ứng án phí.
Án phí ly hôn là khoản tiền mà các đương sự phải nộp cho cơ quan thi hành án sau khi vụ án ly hôn được Tòa án giải quyết. Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 36/2016/UBTVQH.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của công ty Luật Hùng Bách về vấn đề Ly hôn với người nước ngoài vắng mặt một bên. Nếu bạn có kỳ vướng mắc nào liên quan đến chủ đề trên có thể liên hệ với chúng tôi theo các phương thức trên để được giải đáp.
Trân trọng!
BP
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…