Quy trình đăng ký nhận cha mẹ con chuẩn


Theo quy định pháp luật, tư cách cha, mẹ, con chỉ được chính thức thừa nhận thông qua thủ tục pháp lý nhất định và được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc cơ quan nào? Hồ sơ đăng ký bao gồm những gì? Tất cả những vướng mắc trên sẽ được Luật Hùng Bách giải đáp qua bài viết: “Quy trình đăng ký nhận cha mẹ con chuẩn”. Hoặc có thể liên hệ qua hotline 0966.053.058 (Zalo) để được hỗ trợ.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về cơ quan hộ tịch bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Để xác định rõ thẩm quyền của từng cơ quan căn cứ theo những trường hợp sau:

Trường hợp không có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhận cha mẹ con.

Theo đó, UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con có là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tất cả các trường hợp không có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp có yếu tố nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.

Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con của công dân sinh sống tại khu vực biên giới. Trong trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

Ủy ban nhân dân huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện thủ tục trong các trường hợp sau:

  • Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
  • Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Trường hợp nhận cha con giữa hai công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài với nhau. Và trường hợp nhận cha con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cùng cư trú ở nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết thủ tục thuộc về Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú.

Thời hạn đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp xã.

Thời hạn đăng ký được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể:

“2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

3. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Theo đó, người yêu cầu nhận cha mẹ con nộp đúng và đủ hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nhận việc đăng ký vào Sổ hộ tịch. Sau khi ghi nhận việc đăng ký, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Ngoài ra, trong trường hợp cần phải xác minh thêm thông tin liên quan thì thời hạn giải quyết thủ tục sẽ được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

quy trinh dang ky nhan cha me con chuan
Liên hệ tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn quy trình đăng ký nhận cha mẹ con: 0966.053.058 (Zalo).

Thành phần hồ sơ nhận cha mẹ con.

Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp);
  • Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký.
  • Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con. Chứng cứ này theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 bao gồm:
  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.

Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON


Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………….

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân:………………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con: ……………………………………………………………………

Đề nghị cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………..

Giới tính:……………………………….Dân tộc:…………………………………….Quốc tịch:…………..

Nơi cư trú:………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân:…………………………………………………………………………………………………

……………………………….. của người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………..

Giới tính:……………………………….Dân tộc:…………………………………….Quốc tịch:…………..

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân:………………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan việc nhận…………………………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

                                                 Làm tại………………, ngày …….. tháng …….. năm …………

                                                                                                                                                                                      Người yêu cầu

                                                                                                                                         (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha 

Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.

Phần Kính gửi.

Bạn ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục. Tùy theo là trường hợp đăng ký cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài hay không. Từ đó bạn xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa.

Phần Thông tin người yêu cầu.

Ghi rõ các thông tin cơ bản như họ và tên, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân.

Nơi cư trú: ghi theo nơi đăng ký thường trú. Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú. Nếu không có đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

Giấy tờ tùy thân: ghi thông tin đúng giấy tờ nhân thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2015).

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con: Nếu không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con hoặc thuộc trường hợp nhận ủy quyền thì ghi theo thông tin của người đó.

Phần Đề nghị cơ quan công nhận người có tên dưới đây.

Điền đầy đủ thông tin của cha hoặc mẹ hoặc con là người cần đăng ký nhận lại cha hoặc mẹ hoặc con.

cha/mẹ/con của người có tên dưới đây.

Phần ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha.

Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu; ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).

Liên hệ Luật Hùng Bách để được cung cấp mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con chuẩn quy định và được hướng dẫn chi tiết qua zalo/số điện thoại: 0966.053.058 (Zalo).

Các bước đăng ký nhận cha mẹ con.

Quy trình đăng ký nhận cha mẹ con chuẩn được tiến hành theo các bước sau đây:

Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ đã liệt kê nêu trên. Hồ sơ nên được chuẩn bị đầy đủ ngay từ đầu để tránh mất thời gian nộp bổ sung sau này.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.

Khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cần xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ nhân thân còn giá trị sử dụng.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp – hộ tịch sẽ ghi nội dung thay đổi vào sổ hộ tịch. Người đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ cùng cán bộ tư pháp – hộ tịch ký vào sổ hộ tịch. Cán bộ tư pháp – hộ tịch sẽ báo cáo Chủ tục UBND cấp xã để cấp trích lục theo yêu cầu.

Trong trường hợp cần phải xác minh thêm, thời hạn được kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ cũng bao gồm đầy đủ các giấy tờ như trường hợp nhận cha, mẹ, con không có yếu tố nước ngoài.

Nếu một trong các bên nhận hoặc được nhận là cha, mẹ, con là người nước ngoài, cần nộp kèm theo Hộ chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con. Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán nơi vợ chồng cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục. Đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian niêm yết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thời hạn giải quyết là 7 ngày. Cán bộ lãnh sự xác minh, kiểm tra việc sau đó báo cáo Thủ trưởng Cơ quan đại diện. Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký bản chính Trích lục  cho các bên. Cán bộ lãnh sự ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên ký vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước của công dân sinh sống tại khu vực biên giới thực trình tự thực hiện tương tự như trường hợp không có yếu tố nước ngoài.

Lệ phí của thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con.

Mức lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký nhận được tính theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký hộ tịch ban hành theo từng thời kỳ. Trường hợp người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật thì lệ phí sẽ được miễn phí. Biểu phí này thường sẽ được niêm yết tại các UBND nên bạn có thể đến tham khảo để biết mức phí cho trường hợp của mình.

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha mẹ con.

Bạn đang có những vướng mắc về quy trình nhận cha mẹ con? Bạn muốn thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con nhưng chưa biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp hồ sơ ở cơ quan nào để được giải quyết?….. Hãy liên hệ với Luật Hùng Bách. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng các công việc:

  • Tư vấn quy trình nhận cha mẹ con chuẩn;
  • Hỗ trợ thủ tục nhận cha mẹ con;
  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu theo vụ việc, tư vấn thường xuyên;
  • Soạn thảo văn bản, đơn thư, rà soát hợp đồng;
  • Đại diện hòa giải, thương lượng, đàm phán;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án, trung tâm trọng tài;

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha, mẹ, con luôn hỗ trợ quý khách qua hotline: 0966.053.058 (Zalo).

Dịch vụ đăng ký nhận cha, mẹ, con trọn gói.

Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín tại các tỉnh thành trên cả nước. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên được đào tạo bài bản, kỹ năng chuyên môn cao; cùng với kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, …. Dịch vụ nhận cha, mẹ, con mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ Quý khách hàng các thủ tục sau:

  • Thủ tục nhận cha mẹ con để làm giấy khai sinh;
  • Thủ tục nhận cha mẹ con ngoài giá thú;
  • Thủ tục nhận cha mẹ con khi chưa đăng ký kết hôn;
  • Thủ tục nhận cha mẹ con tại toà án;
  • Thủ tục nhận cha mẹ con tại Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân.

Trên đây là giải đáp của Luật Hùng Bách về “Quy trình đăng ký nhận cha mẹ con chuẩn”. Nếu bạn đọc còn vướng mắc gì liên quan đến thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; hoặc cần hỗ trợ dịch vụ nhận, cha, mẹ, con cũng như các lĩnh vực khác như: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… . Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *