Ly hôn là cả một quá trình dài giữa các cặp đôi đang mong muốn kết thúc mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong quá trình ly hôn, có rất nhiều vấn đề phát sinh gây khó khăn cho các bên. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, bên còn lại thường gây khó dễ, nhằm mục đích để người yêu cầu ly hôn không thực hiện được thủ tục. Câu hỏi “Phải làm gì nếu ly hôn vắng mặt bị đơn?” được nhiều khách hàng đưa ra. Bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách sẽ giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Để được tư vấn chi tiết và cụ thể xin liên hệ trực tiếp với luật sư 0983.499.828 (Zalo).
Ly hôn mà bị đơn vắng mặt có giải quyết được không?
Ly hôn vắng mặt bị đơn là gì?
Ly hôn vắng mặt bị đơn là trường hợp bị đơn không có mặt tại Tòa án theo sự triệu tập hợp lệ của Tòa án. Sự vắng mặt này có thể do lí do bất khả kháng hoặc do bị đơn cố tình trốn tránh, không đồng ý ly hôn hoặc không nhất trí về việc phân chia quyền nuôi con, tài sản chung và gây khó dễ cho nguyên đơn trong quá trình ly hôn.
Ly hôn vắng mặt bị đơn có giải quyết được không?
Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Về trường hợp bị đơn vắng mặt được quy định tại Điểm b, c khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
Theo quy định trên, nếu bị đơn cố tình trốn tránh việc ly hôn, không chịu tham gia các phiên hòa giải hay phiên tòa, chỉ cần một bên yêu cầu thì Tòa án có thể xem xét để giải quyết. Tòa án vẫn tiến hành tống đạt giấy tờ và các văn bản cho bị đơn. Nếu lần thứ hai bị đơn vẫn tiếp tục vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ vẫn tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Ly hôn bị đơn vắng mặt – Liên hệ Luật sư tư vấn 0983.499.828 (Zalo)
Phải làm gì nếu ly hôn mà bị đơn vắng mặt?
Theo quy định hiện hành của pháp luật có hai phương án ly hôn. Bao gồm, ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trong nhiều trường hợp, dù hôn nhân đã không thể tiếp tục nhưng một bên luôn gây khó dễ cho bên còn lại như cố ý trốn tránh, không hợp tác, mặc kệ việc giải quyết ly hôn hoặc do nhiều lý do khác nên không có mặt tại phiên tòa xét xử.
Có nhiều lý do dẫn đến việc bị đơn vắng mặt. Có thể là do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Cũng có nhiều trường hợp do bị đơn cố tình trốn tránh.
Đối với trường hợp vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn cố tình trốn tránh, không chịu tham gia các phiên hòa giải hoặc phiên tòa xét xử của Tòa án dù được triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Lúc này, Tòa án vẫn tiến hành tống đạt giấy triệu tập và các văn bản tố tụng theo quy định cho bị đơn. Nếu bị đơn tiếp tục vắng mặt mà không có lý do chính đáng, Tòa án sẽ xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Như vậy, nếu gặp phải trường hợp bị đơn vắng mặt. Nguyên đơn có thể xem xét xem liệu sự vắng mặt của bị đơn rơi vào trường hợp nào.
Phải làm gì nếu ly hôn mà bị đơn cố tình che giấu nơi cư trú?
Nơi cư trú là gì?
Căn cứ vào Điều 11 Luật cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
Định nghĩa nơi thường trú và nơi tạm trú được quy định tại Điều 2 Luật cư trú 2020:
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú là nơi chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Và là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
Xử lý ra sao nếu bị đơn che giấu nơi cư trú?
Tại điểm e Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.
Như vậy, nếu bị đơn cố tình che giấu nơi cư trú, trốn tránh nghĩa vụ, trốn tránh việc ly hôn hoặc gây khó khăn cho nguyên đơn thì cần đề nghị Tòa xem xét xác định là trường hợp cố tình che giấu nơi cư trú, hoặc có thể thông báo cho Bị đơn thông qua phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài,… Theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong trường hợp trên, việc ly hôn vẫn được Tòa án giải quyết theo thủ tục chung. Do đó, khách hàng khi gặp trường hợp bị đơn trốn tránh, che giấu nơi cư trú vẫn có thể yên tâm việc ly hôn vẫn được diễn ra như bình thường.
Bị đơn trốn tránh không chịu lên Tòa ly hôn phải làm sao?
Về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định gồm:
“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt”.
Trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ mở phiên họp hòa giải. Tuy nhiên, nếu bị đơn vẫn trốn tránh, không hợp tác khi Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai thì vụ án ly hôn đó sẽ không được tiến hành hòa giải và chuyển qua xét xử theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án phải hoãn phiên tòa nếu bị đơn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất. Tuy nhiên nếu bị đơn vẫn tiếp tục trốn tránh, vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 2 khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt họ, trừ trường hợp bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Như vậy, trong trường hợp chồng hoặc vợ là bị đơn vắng mặt và cố tình trốn tránh không tham gia phiên tòa xét xử thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án ly hôn đó theo các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn mà không phụ thuộc vào sự có mặt của bị đơn.
Bị đơn vắng mặt khi ly hôn – Liên hệ Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết 0983.499.828 (Zalo)
Hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những gì?
Điều kiện ly hôn đơn phương.
Theo quy định của pháp luật. Để được Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn thì phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Hồ sơ ly hôn đơn phương.
Khi muốn yêu cầu ly hôn, nguyên đơn nên chú ý đơn khởi kiện cùng các giấy tờ kèm theo là cơ sở để Tòa thụ lý vụ án. Khác với ly hôn thuận tình, hồ sơ ly hôn đơn phương về cơ bản bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính) hoặc bản sao trích lục đăng ký kết hôn.
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực).
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Bản ghi ý kiến, nguyện vọng đối với con trên 07 tuổi.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện để giành quyền nuôi con (nếu có tranh chấp về con chung).
- Xác nhận nơi cư trú hợp pháp của vợ và chồng.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh nguyên nhân dẫn đến ly dị.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tranh chấp về tài sản chung).
Ly hôn đơn phương mất bao lâu?
Thủ tục và thời gian giải quyết ly hôn đơn phương:
Sau khi người khởi kiện gửi đơn kiện yêu cầu ly hôn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xét đơn khởi kiện.
Sau đó, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn ly hôn;
- Thụ lý vụ án;
- Hoặc chuyển đơn cho Toà có thẩm quyền hoặc trả lại đơn.
Khi vụ án được thụ lý. Toà án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà. Đồng thời, Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc. Bên cạnh đó, phân công Thẩm phán thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu đơn ly hôn được thụ lý, căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trường hợp ly hôn đơn phương, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp, có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Như vậy, thời gian giải quyết một vụ ly hôn đơn phương mất khoảng hơn 05 tháng và có thể kéo dài thậm chí tới cả năm. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài so với ly hôn thuận tình.
Bị đơn không hợp tác khi ly hôn – Liên hệ tư vấn 0983.499.828 (Zalo)
Ly hôn một bên vắng mặt bao lâu thì xong?
Trình tự, thủ tục và thời gian xét xử vụ án ly hôn một bên vắng mặt như sau:
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ: Về cơ bản, ly hôn một bên vắng mặt cũng cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ kèm theo như khi ly hôn đơn đơn phương có mặt cả hai bên. Đương sự sẽ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Tòa án xem xét và thụ lý vụ án: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công sẽ xem xét bộ hồ sơ. Xét thấy đủ thẩm quyền giải quyết và bộ hồ sơ đầy đủ. Tòa án sẽ quyết định thụ lý vụ án.
- Tiến hành hòa giải: Sau khi quyết định thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục của pháp luật.
- Tiến hành xét xử: Giải quyết ly hôn vắng mặt trải qua rất nhiều bước. Trong trường hợp hồ sơ gặp những khó khăn, vướng mắc, Tòa có thể gia hạn thời gian giải quyết. Do đó, các vụ ly hôn đơn phương vắng mặt một bên có thể kéo dài từ 4-6 tháng. Thậm chí có thể kéo dài tới hơn 01 năm do nhiều nguyên nhân.
Tòa án cần thực hiện đúng quy trình tống đặt và niêm yết các thông báo trong trường hợp các đương sự vắng mặt.
Dịch vụ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách.
Luật Hùng Bách là đơn vị Luật sư ly hôn, cung cấp dịch vụ ly hôn trên phạm vi cả nước có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình. Dịch vụ ly hôn vắng mặt, ly hôn nhanh trọn gói sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc gồm:
- Hỗ trợ giải quyết thủ tục khi ly hôn vắng mặt một cách nhanh chóng nhất.
- Tư vấn, xác định trường hợp có thể thực hiện thủ tục ly hôn vắng mặt theo quy định pháp luật.
- Tư vấn, lên phương án giải quyết ly hôn vắng mặt phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
- Cung cấp mẫu đơn ly hôn, soạn thảo đơn ly hôn theo đúng quy định pháp luật.
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ trong các trường hợp ly hôn vắng mặt một bên.
- Tư vấn cách giành quyền nuôi con khi ly hôn, tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi giành quyền nuôi con tại Tòa án.
- Tư vấn, hỗ trợ phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.
- Tư vấn, hỗ trợ ly hôn với người mất tích, người mất năng lực hành vi dân sự.
- Tư vấn, hỗ trợ ly hôn với người cố tình che giấu địa điểm nơi cư trú.
Quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ly hôn của Luật Hùng Bách.
Hiểu rõ được mong muốn cũng như khó khăn của khách hàng. Với phương châm luôn hết mình hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn chuyên nghiệp cho khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
- Hiệu quả và chất lượng công việc luôn là thứ mà chúng tôi quan tâm và đặt lên hàng đầu. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tận tâm, kiến thức pháp lý vững vàng và giàu kinh nghiệm. Mọi vấn đề và yêu cầu của khách hàng đều được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. 99% khách hàng khi đến với Luật Hùng Bách đều hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.
- Thời gian giải quyết nhanh chóng, được đẩy nhanh tối đa. Trong nhiều vụ việc thì chúng tôi cam kết thời gian giải quyết chỉ cần một ngày. Đặc biệt là bạn chỉ cần lên Tòa án 01 lần. Tránh được rất nhiều những mâu thuẫn và bất đồng không đáng có.
- Luật Hùng Bách cam kết với khách hàng về hiệu quả công việc và tính chuyên nghiệp trong quy trình. Mọi thông tin khách hàng cung cấp đều được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Cùng với đội ngũ luật sư năng động, nhạy bén và chuyên viên pháp lý nhiệt tình, tâm huyết. Luật Hùng Bách sẽ là cầu nối đem đến công lý và trả lại quyền lợi của khách hàng.
Liên hệ luật sư ly hôn Luật Hùng Bách.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo)
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://luathungbach.vn/
Trên đây là bài viết của công ty Luật Hùng Bách để giải đáp thắc mắc về vấn đề “Phải làm gì nếu ly hôn vắng mặt bị đơn?”. Nếu bạn có bất kì vướng mắc nào liên quan đến chủ đề trên có thể liên hệ với chúng tôi theo các phương thức trên để được giải đáp và tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!