Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND xã?


Hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai cần chuẩn bị những gì?. Nhiều người khi có tranh chấp thừa kế đất đai thường không biết phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Người dân vẫn luôn băn khoăn không biết có bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã khi có tranh chấp thừa kế đất đai? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 (Có Zalo) để được Luật sư đất đai tư vấn cụ thể.

Hoà giải tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Hòa giải là gì?

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Hòa giải tranh chấp đất đai.

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước để làm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất bằng việc các bên thỏa thuận hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

tranh chấp thừa kế đất đai
Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai:

Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND xã?

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi là Q. Năm 2021, ba mẹ tôi mất do tai nạn giao thông. Khi mất, ba mẹ tôi không để lại di chúc. Tài sản của ba mẹ tôi gồm: 01 căn nhà và vườn rộng 110m2; 01 xe máy honda dream; 01 xe máy SH mode; 01 xe máy airblade. Ba mẹ tôi khi còn sống có ba người con trong đó có tôi, anh trai tôi và em gái tôi. Do tôi và em gái đi làm ăn xa nên chỉ còn anh trai ở cùng bố mẹ để chăm sóc bố mẹ.

Năm 2022, tôi và em gái yêu cầu họp gia đình để ba anh em thống nhất chia tài sản. Anh trai tôi không đồng ý và đuổi chúng tôi ra khỏi nhà. Anh trai tôi cho rằng vì anh ở trên đất đó, chăm sóc bố mẹ nên tài sản là của anh trai tôi. Xin hỏi luật sư, chúng tôi có cần hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện ra Tòa án hay không? Kính mong luật sư tư vấn.

Luật sư đất đai tư vấn.

Tranh chấp thừa kế đất đai xảy ra rất phổ biến. Thông thường tranh chấp này xảy ra giữa những người thừa kế với nhau cụ thể là anh chị em trong gia đình; cô, chú, dì, bác trong họ hàng,…Người dân không nắm vững quy định sẽ nhầm lẫn tranh chấp thừa kế đất đai là tranh chấp đất đai nên gửi đơn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì đây không phải là tranh chấp quyền sử dụng đất mà là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

Lưu ý.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn vẫn muốn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu UBND cấp xã tổ chức buổi hòa giải để giải quyết tranh chấp của bạn.

Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai có hiệu quả không?

Một trong những biện pháp hiệu quả để hạn chế việc các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa để giải quyết tranh chấp là tăng cường công tác hòa giải, đặc biệt là hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Công tác hoà giải tại UBND xã giúp giải quyết kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân.

Tranh chấp thừa kế đất đai còn rất đặc biệt. Bởi lẽ đây là tranh chấp xảy ra giữa anh chị em trong gia đình; giữa các con với bố/mẹ; giữa cô, dì, chú, bác với các cháu;… Việc hòa giải đối với tranh chấp thừa kế đất đai mặc dù không bắt buộc, tuy nhiên việc hòa giải giúp giải quyết xích mích nhanh chóng, không làm rạn nứt tình cảm họ hàng thân thiết. Vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho các bên, giảm bớt các giai đoạn tố tụng kéo dài; vừa giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.

Mẫu đơn xin hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã.

Kính chào luật sư Luật Hùng Bách! Bố mẹ tôi hiện đang tranh chấp đất đai với anh chị của bố tôi. Thửa đất tranh chấp có địa chỉ tại xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Thửa đất nêu trên là do ông bà nội tôi tức bố mẹ đẻ của bố tôi để lại. Khi mất ông bà nội không để lại di chúc. Khi ông bà mất, bố tôi và các anh chị đều thống nhất sẽ tạm thời vẫn sẽ để mảnh đất đó làm nơi thờ cúng cho ông bà. Vậy nhưng đến năm 2022 bố tôi và chị gái của của bố tôi phát hiện anh cả đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bố tôi cùng chị gái đã tự họp gia đình với anh cả.

Tuy nhiên, bác cả vẫn không đồng ý và không chấp nhận chia tài sản đó. Bác cả cho rằng đây là tài sản của bác và được ông bà để lại cho mình bằng lời nói. Kể từ lúc ông bà mất, không ai có ý kiến gì, bác cả vẫn ở đó để dọn dẹp, chăm sóc nơi thờ cúng của bố mẹ. Bố tôi muốn đề nghị được hòa giải tại UBND xã để công bằng. Vì không nắm rõ pháp luật nên tôi không biết viết đơn xin hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã như thế nào. Kính mong luật sư giúp đỡ.

Luật sư hòa giải tranh chấp đất đai tư vấn.

Mẫu đơn xin hòa giải.

Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu chuẩn của mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã. Công ty Luật Hùng Bách xin chia sẻ với bạn đọc về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai theo mẫu sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP THỪA KẾ ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………………………

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………

Sinh năm:…………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………… nơi cấp:…………………………………………………

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………

Nơi đăng ký thường trú tại: …………………………………………………………..

Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình

ông (bà):………………………………………………

Tôi trình bày sự việc như sau:………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên.

Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia

đình ông: ……, trú tại …………….. nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp

theo đúng quy định.

Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.

Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.

Tôi chân thành cảm ơn !

           Tài liệu kèm theo:                                                                        NGƯỜI VIẾT ĐƠN

           -………………………                                                                            (ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết đơn xin hòa giải.

  • Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.
  • Thông tin người làm đơn: họ tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD, địa chỉ HKTT;
  • Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp thừa kế đất đai giữa các bên tranh chấp. Trình bày theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).
  • Nêu yêu cầu giải quyết: người viết đơn nêu yêu cầu về chia di sản thừa kế; thông thường tổ chức hòa giải để các anh em thỏa thuận và thống nhất với nhau về thừa kế của mình.
  • Tài liệu kèm theo (nếu có):  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp; giấy khai sinh, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân; CCCD của những người có liên quan;  các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác; giấy tờ thể hiện nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã cần chuẩn bị những gì?

Thưa Luật sư! Gia đình tôi ở thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng. Nhà tôi có tổng cộng bốn anh chị em, tôi là con cả. Hiện nay anh chị em chúng tôi đang tranh chấp với nhau tài sản thừa kế là thửa đất 300m2 do bố mẹ tôi để lại. Chúng tôi đã nộp đơn yêu cầu được hòa giải tại UBND thị trấn Tiên Lãng. UBND đã tiếp nhận đơn và chuẩn bị tổ chức buổi hòa giải. Do kiến thức về pháp luật hạn chế nên tôi không biết khi tham gia buổi hòa giải cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Kính mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.

Luật sự công ty Luật Hùng Bách trả lời.

Về giấy tờ khi tham gia hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai hiện nay chưa có quy định cụ thể phải cần những giấy tờ gì. Tuy nhiên, trên thực tế khi tham gia hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai đương sự thường chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai;
  • CCCD/CMND của người yêu cầu hòa giải; Xác nhận thông tin về cư trú; giấy tờ chứng minh về quan hệ nhân thân với người để lại di sản thừa kế (Giấy khai sinh, giấy chứng sinh,…);
  • Các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất;
  • Các tài nếu chứng cức khác (nếu có).

Các bước hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã.

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013; Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; khoản 57 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP. Các bước hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã như sau:

Bước 1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai.

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai và hồ sơ có liên quan kèm theo thì UBND xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Bước 2. Tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

UBND sau khi tiếp nhận đơn có trách nhiệm: thẩm tra, xác minh tranh chấp; thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp.

Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai để thực hiện hòa giải.

Bước 3. Tổ chức buổi hòa giải.

Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản

Bước 4. Kết quả hòa giải.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Thuê Luật sư hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai ở đâu?

Khi người dân có nhu cầu tìm đến tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý nào đó để thuê luật sư đất đai thì nên có sự tìm hiểu trước những thông tin liên quan như: việc thành lập tổ chức hành nghề Luật sư; quá trình hoạt động của tổ chức; người đứng đầu tổ chức hành nghề Luật sư;…

Hiện nay rất nhiều Công ty dịch vụ mạo danh tổ chức hành nghề Luật sư. Họ đứng ra ký kết và cung cấp dịch vụ pháp lý tới người dân khiến cho chất lượng công việc không có cơ chế bảo đảm thực hiện. Các công ty, văn phòng Luật phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Sở tư pháp. Người đứng đầu phải có thẻ hành nghề Luật sư và phải đáp ứng được điều kiện về mặt thời gian hành nghề theo quy định của Luật luật sư. Người dân nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng mà sử dụng dịch vụ của những Công ty Luật mạo danh sẽ không đạt được hiệu quả khi giải quyết tranh chấp đất đai.

Người dân có thể tìm kiếm, kiểm tra những thông tin này trên mạng xã hội. Với điều kiện thời đại 4.0 thì không khó để người dân tìm hiểu được những thông tin trên.

Luật sư hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND xã.

Nếu bạn đọc đang gặp rắc rối liên quan đến tranh chấp đất có thể liên hệ tới Luật sư. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đất như:

  • Tư vấn soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
  • Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá tố tụng tại Tòa án.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất khi gặp phải tranh chấp đất đai. Bạn đọc có thể tìm tới các văn phòng, công ty luật để nhận được sự tư vấn. Hoặc thuê luật sư tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Liên hệ Luật sư giải quyết lĩnh vực đất đai.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND xã?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
TH
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *