Bảng tỷ lệ thương tật do thương tích là bảng quy chiếu được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương cơ thể của một người. Từ đó có thể xác định được mức độ tổn thương, các khoản bồi thường hoặc đền bù phù phù hợp. Tuy nhiên, thực tế nhiều người gặp thương tích chưa nắm rõ quy định của bảng tỷ lệ thương tật và chưa biết cách xử lý để bảo vệ tốt quyền lợi bản thân. Vì vậy, trong bài biết sau đây Luật Hùng Bách sẽ giúp các bạn nắm được Bảng tỷ lệ thương tật do thương tích mới nhất. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ xác định tỷ lệ thương tật do thương tích các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo).
Tổn thương cơ thể do thương tích là gì?
Tổn thương cơ thể do thương tích có thể được hiểu là sự tổn hại cho sức khoẻ do có tác động trực tiếp từ bên ngoài. Sự tác động này nằm ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể và dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới thương tích có thể kể tới như:
- Thương tích do hành vi vi phạm pháp luật hình sự: Cố ý gây thương tích/vô ý gây thương tích, hiếp dâm, hành hạ người khác,…;
- Thương tích do tai nạn giao thông;
- Thương tích do tai nạn lao động;
- ..
Khi xảy ra các tình huống trên, việc xác định tổn thương cơ thể do thương tích là cần thiết và cũng có một số trường hợp bắt buộc. Nếu đang cần hỗ trợ tư vấn về giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0983.499.828 (Zalo).
Bảng tỷ lệ thương tật quy định tại đâu?
Bảng tỷ lệ thương tật/bảng tỷ lệ phần trăm thương tích mới nhất hiện nay được quy định tại Bảng 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT. Thông tư quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Chương 1: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh.
Chương 2: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tim mạch.
Chương 3: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ hô hấp.
Chương 4: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tiêu hóa.
Chương 5: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa.
Chương 6: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương hệ nội tiết.
Chương 7: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương cơ – xương khớp.
Chương 8: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương phần mềm.
Chương 9: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương bỏng.
Chương 10: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương cơ quan thị giác.
Chương 11: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương răng – hàm – mặt.
Chương 12: tỷ lệ phần trăm TTCT do tổn thương tai – mũi – họng.
Tư vấn giám định, xác định tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)
Tham khảo: Có những cách giám định thương tật nào?
Tỷ lệ thương tật đối với một số loại tổn thương thường gặp.
Câu hỏi: Kính chào Quý công ty. Tôi tên là Hoàng Văn H, hộ khẩu ở Thường Tín, Hà Nội. Gia đình tôi đang gặp một vụ việc mong được văn phòng tư vấn như sau. Người nhà tôi đi đường có bị đám thanh niên phóng nhanh, tạt đầu gây tại nạn. Các thương tích ở nhiều vùng như: Gãy xương sườn, tổn thương tay, chân,… Tôi đang tìm hiểu cách tính tỷ lệ thương tật và muốn Công ty chia sẻ giúp tôi bảng giám định thương tật mới nhất để tôi tham khảo. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Chào anh H, đối với các vết thương do tai nạn giao thông anh có thể đối chiếu quy định tại Bảng 1 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định rất nhiều loại thương tích. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ cung cấp tỷ lệ thương tật đối với một số thương tích phổ biến như sau:
Tỷ lệ thương tật gãy xương sườn.
- Gãy một xương sườn một điểm, can tốt: 2%
- Gãy một xương sườn một điểm, can xấu: 2,5%
- Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can tốt: 2,5%
- Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can xấu: 3,5%
- Mất đoạn hoặc cắt bỏ một xương sườn: 4,5%
Lưu ý: Can xấu là hiện tượng liền xương nhưng bị biến dạng so với cấu trúc ban đầu. Trường hợp này thương xảy ra khi xương gãy không được nắn chỉnh và bất động tốt.
Tỷ lệ thương tật với thương tích ở tay.
Tổn thương cụt một cánh tay.
- Đường cắt 1/3 trên: 66 – 70%
- Đường cắt 1/3 giữa cánh tay trở xuống: 61 – 65%
Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cỗ phẫu thuật trở lên).
- Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liếng (chụp phim X quang xác định): 41 – 45%
- Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa: 21 – 25%
- Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều: 31 – 35%
Gãy thân xương cánh tay một bên dưới cổ phẫu thuật.
- Can liên tốt, trục thẳng, không ngắn chi: 11-15%
- Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi: 21 -25%
- ……
Tháo một khớp khuỷu tay: 61%
Tháo khớp cổ tay một bên: 52%
Tỷ lệ thương tật đối với thương tích ở chân.
- Thay khớp gối nhân tạo: 11-15%
- Trật khớp gối mới, điều trị khỏi: 3 – 5%
- Tháo khớp cổ chân một bên: 45%
- Cụt năm ngón chân: 26-30%
- Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn: 16-20%
- Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng (Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân: 3-5%; Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động: 11-15%).
- …
Tỷ lệ tổn thương do vết thương phần mềm.
- Tổn thương do sẹo phần mềm: Sẹo nhỏ (1%), sẹo trung bình (2%), sẹo lớn (3%).
- Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu: 11-15%
- Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp: 21-25%
- Tổn thương một móng tay hoặc một móng chân: Đổi màu, sần sùi có vằn ngang, dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát: 1%
- …
Tỷ lệ tổn thương do bị bỏng.
Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ.
- Sẹo vùng mặt, cổ gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ: Diện tích dưới 1 % diện tích cơ thể (6 – 10%), diện tích từ 1% đến dưới 3% diện tích cơ thể (11-15%), diện tích từ 3% diện tích cơ thể trở lên (21%)
Rối loạn trên vùng sẹo.
- Các vết loét, vết rò không liên do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo: Đường kính vết loét dưới 5cm (7-9%), đường kính vết loét từ 5cm đến 10cm (16-18%), đường kính vết loét trên 10cm (21-25%).
Trên đây là tỷ lệ thương tật đối với một số loại thương tích thường gặp. Nếu bạn đọc đang gặp phải các trường hợp tương tự mà chưa biết cách xác định tỷ lệ thương tích hoặc cần hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật theo bảng tỷ lệ thương tật mới nhất vui lòng liên hệ trực tiếp theo số: 0983.499.828 (Zalo).
Nguyên tắc tính tỷ lệ thương tật.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT tỷ lệ thương tật được tính theo nguyên tắc sau đây:
- Tổng tỷ lệ % TTCT phải nhỏ hơn 100%.
- Chỉ được tính một lần đối với mỗi bộ phận bị tổn thương. Nếu gây ra biến chứng hoặc di chứng sang đến bộ phận thứ hai đã được xác định thì phải tính thêm cả phần đó.
- Tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc bệnh đó nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong Bảng tỷ lệ % TTCT.
- Kết quả tính tỷ lệ % TTCT sẽ lấy hai chữ số hàng thập phân và làm tròn ở kết quả cuối cùng để ra số nguyên.
Các nguyên tắc tính tỷ lệ thương tật khác.
- Bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn thì phải tính thêm bộ phận đó.
- Giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
- Tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% TTCT của bộ phận đó nếu bộ phận đó đã bị mất chức năng, nay lại bị tổn thương.
- Một người vừa phải giám định pháp y vừa phải giám định pháp y tâm thần. Tỷ lệ % TTCT sau tổng hợp được xác định theo phương pháp cộng.
Tư vấn tỷ lệ phần trăm thương tật theo bảng tỷ lệ thương tật mới nhất: 0983.499.828 (Zalo)
Công thức tính tỷ lệ thương tật theo phương pháp cộng.
Câu hỏi: Xin chào công ty Luật Hùng Bách. Tôi đang cần tìm hiểu về cách tính tỷ lệ thương tật vì cháu trong họ tôi tham gia đánh nhau và có bị thương. Tôi muốn biết cách tính để xem trường hợp này làm thế nào thì hợp lý (vì bên kia cũng bị thương ở đầu). Tôi tìm hiểu trên mạng các nội dung công ty chia sẻ rất dễ hiểu. Nên tôi muốn nhờ công ty hướng dẫn giúp tôi cách tính đúng. Xin cảm ơn công ty.
Trả lời: Chào anh/chị, Luật Hùng Bách đã nhận được câu hỏi của anh/chị và xin giải đáp như sau:
Công thức tính tỷ lệ thương tật hiện nay được áp dụng theo phương pháp cộng:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.
b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Ví dụ về cách tính tỷ lệ thương tật.
Tính tỷ lệ thương tật của một đối tượng có nhiều tổn thương.
Ví dụ: Ngày Ông Trần Văn A (ông A) được xác định có 3 tổn thương:
- Gãy một xương bàn tay, có biến dạng hoặc ảnh hưởng đến chức năng bàn tay, ngón tay. Tỷ lệ thương tật được xác định là 13%;
- Tổn thương màng phổi có di chứng dày dính màng phổi. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể 22%;
- Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 42%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Trần Văn A được tính như sau:
T1 = 42%
T2 = (100 – 42) x 22/100% = 12,76%.
T3 = (100 – 42 – 12,76) x 13/100 % = 5,88%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Trần Văn A là : 42% + 12,76 % + 5,88% = 60,64 %, làm tròn số là 61%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Trần Văn A là 61%.
Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:
Ông Trần Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 28% (T1).
Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 33%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:
T1 đã được xác định là 33 %;
T2 được xác định như sau: T2 = (100 – 33) x 28/100 = 18,76%.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Trần Văn B là: 33% + 18,76 % = 51,76 %.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Trần Văn B là 52 %
Trên đây là công thức tính và ví dụ thực tế về tỷ lệ thương tật. Luật Hùng Bách rất mong sẽ giúp ích được cho Quý bạn đọc trong các vụ việc thực tế. Nếu còn có các vướng mắc tương tự các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật được tiếp nhận và giải đáp qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo)
Dịch vụ tư vấn giám định thương tật.
Giám định thương tật giúp xác định được mức độ tổn thương, các khoản bồi thường hoặc đền phù hợp. Nếu bạn đang cần hỗ trợ giám định thương tật có thể liên hệ cách dưới dây:
- Cách 1: Gọi trực tiếp đến đường dây nóng số: 0983.499.828
- Cách 2: Gửi Hồ sơ bệnh án, thông tin về thương tích qua email: luathungbach@gmail.com.
Liên hệ Luật Hùng Bách để được hỗ trợ:
- Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục giám định thương tật;
- Tư vấn, xác định tỷ tệ phần trăm thương tật theo quy định của Bộ y tế;
- Hỗ trợ thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật/giám định lại thương tật;
- Tư vấn tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố;
- Đại diện cho bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do thương tật;
- Tiến hành soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Cử luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Liên hệ Tổng đài hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo).
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự,… Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com.
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo).
- Fanpage: Luật Hùng Bách.
Trân trọng!
Thắng Trần