Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất


Tranh chấp lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng lao động. Dù là vấn đề thường xuyên xảy ra nhưng khi gặp phải các bên vẫn lúng túng, không biết cách giải quyết tranh chấp lao động như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách để nắm được những nội dung cơ bản về cách giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động. Để được tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp cụ thể của mình bạn đọc có thể liên hệ theo hotline 097.111.5989 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết.

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động đã được quy định cụ thể tại Điều 179 Bộ luật lao động 2019, theo đó tranh chấp lao động có các đặc điểm sau:

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động phát sinh giữa người sử dụng lao động; người lao động; tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Đây là những đối tượng có quyền và lợi ích được thực hiện, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động. Tranh chấp phát sinh nếu chỉ có một bên nằm trong những đối tượng trên, bên còn lại không thuộc phạm vi những đối tượng trên thì sẽ không phải là tranh chấp lao động.

Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động, quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Nếu không nằm trong quan hệ lao động, việc giải quyết tranh chấp sẽ chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật khác (có thể là dân sự, hành chính,…) tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.

cách giải quyết tranh chấp lao động
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động: 097.111.5989 (Zalo)

Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên.

Quyền là những điều mà pháp luật lao động công nhận và đảm bảo thực hiện đối với các bên để theo đó các đối tượng này được hưởng, được đưa ra yêu cầu mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Nghĩa vụ là việc mà luật lao động buộc các bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện trong quan hệ lao động. Lợi ích là điều có lợi, cần thiết thúc đẩy sự phát triển của các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động phát sinh là do các bên không dung hòa được quyền, nghĩa vụ và lợi ích trong quan hệ lao động. Ba yếu tố này trong quan hệ lao động có mối quan hệ nhân quả với nhau. Lợi ích không nảy sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các bên không chịu thực hiện nghĩa vụ. Khi các bên không thực hiện nghĩa vụ thì quyền lợi của họ cũng không được bảo đảm. Quyền lợi không được bảo đảm thì đương nhiên lợi ích cũng không phát sinh.

Ví dụ: Có một vị trí quan trọng trong Công ty (lợi ích) là mục tiêu phần đấu của người lao động. Để được thăng tiến thì người đó phải làm việc (nghĩa vụ). Khi làm việc thì người lao động được trả lương (quyền). Khi mức lương càng cao thì công việc và vị trí người đó đảm nhận càng quan trọng. Có thể thấy mỗi móc xích nhỏ đều có sự gắn kết với nhau. Móc xích nào bị lung lay thì dẫn tới cả quá trình sau đó đều bị ảnh hưởng. Giả dụ nếu làm việc chăm chỉ mà không được nhận lương thì chắc chắn sẽ phát sinh tranh chấp lao động.

Phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ lao động.

Quan hệ lao động bao gồm các mối quan hệ cụ thể như: thuê mướn; sử dụng lao động; trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và các mối quan hệ khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Tranh chấp lao động có thể phát sinh ở bất cứ giai đoạn nào trong quan hệ lao động: trong quá trình xác lập, thực hiện hay chấm dứt quan hệ lao động.

Hiểu rõ thế nào là tranh chấp lao động sẽ giúp các bên biết cách giải quyết tranh chấp lao động. Vì có những đặc thù riêng so với các loại tranh chấp khác nên thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lao động cũng có những thủ tục đặc biệt, buộc các bên phải thực hiện thì mới có thể giải quyết triệt để tranh chấp,

Các loại tranh chấp lao động.

Như đã nói ở trên, dựa trên yếu tố chủ thể, tranh chấp lao động được phân ra thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Cách giải quyết tranh chấp lao động ở mỗi loại cũng có sự khác nhau.

Tranh chấp lao động cá nhân.

Là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. Chủ thể phát sinh tranh chấp trong trường hợp này có một bên tham gia với tư cách là cá nhân (thường là người lao động), bên còn lại có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Tranh chấp lao động tập thể.

Là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Trong tranh chấp lao động tập thể, lại được phân ra loại tranh chấp lao động thập thể về quyền và loại tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp: Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;…
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là sự bất đồng về quan điểm, tiếng nói chung giữa lợi ích mà người lao động muốn được nhận từ người sử dụng lao động và quyền lợi của người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động này phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật để giải quyết sự mâu thuẫn về quan điểm trên.

Xem thêm: Công ty cho nghỉ việc không báo trước. Tại đây!

Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động là quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền này các bên phải tuân thủ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của Bộ luật lao động. Cụ thể như sau:

Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên.

Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động, các bên có thể thống nhất đưa ra phương án giải quyết tranh chấp ở bất cứ giai đoạn nào, ngay cả khi khởi kiện tranh chấp lao động ra Tòa án. Đơn giản đây là nội dung mà các bên tranh chấp cùng bằng lòng áp dụng để giải quyết vấn đề giữa các bên, sự thống nhất ý chí mà không cần phải có một chế tài bắt buộc nào. Mặt khác, việc các bên tự thương lượng giải quyết tranh chấp lao động cũng sẽ giảm được khối lượng công việc cho các cơ quan, tổ chức có liên quan, tránh để vụ việc trở nên ầm ĩ, gây tổn hại đến uy tín, danh tiếng của tất cả các bên.

Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài.

Đã từ lâu vài trò của hòa giải viên, Hội đồng trọng tài trong tranh chấp lao động có một vị trí cực kỳ quan trọng. Để trở thành Hòa giải viên và là thành viên của Hội đồng trọng tài thì cá nhân phải có đủ tiêu chuẩn; trải qua một trình tự, thủ tục bổ nhiệm; với chế độ và điều kiện hoạt động cụ thể theo quy định của pháp luật. Do đó, họ hoàn toàn có đủ khả năng, chuyên môn pháp luật để giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Với chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên thực tế Hòa giải viên và Hội đồng hòa giải sẽ giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Trong một số trường hợp cụ thể, tranh chấp lao động còn phải bắt buộc thông qua hòa giải viên mới có thể đưa ra Hội đồng trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên, nhất là người lao động (thường có sự yếu thế hơn) mà pháp luật luôn đề cao sự công khai, minh bạch, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, để các bên sớm ổn định cuộc sống lao động sản xuất, tránh những hậu quả không đáng có có thể kéo theo như: ảnh hưởng đến uy tín của người sử dụng lao động; làm lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; ảnh hưởng đến danh dự của người lao động; lộ bí mật đời tư, lịch sử làm việc của người lao động;… mà tranh chấp lao động cần phải giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, ngoài các bên có tranh chấp với nhau, đại diện của người lao động hoặc người sử dụng lao động cũng được phép tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành:

  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
  • Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

Tạo điều kiện để đại diện của các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp sẽ giúp cho kết quả giải quyết tranh chấp được khách quan, cân bằng quyền lợi giữa các bên.

Giải quyết tranh chấp lao động khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Để tránh việc phát sinh tranh chấp lao động một cách tràn lan, chỉ khi có yêu cầu của bên tranh chấp; đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và được các bên tranh chấp đồng ý thì việc giải quyết tranh chấp lao động mới được thực hiện.

Cách giải quyết tranh chấp lao động.

Nhiều người khi gặp phải tranh chấp lao động thường không biết cách giải quyết như thế nào? phải bắt đầu từ đâu? phương án nào là phương án hiệu quả nhất với trường hợp của mình? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Luật sư lao động Luật Hùng Bách để hiểu rõ hơn về cách giải quyết tranh chấp lao động.

Thương lượng giải quyết tranh chấp lao động.

Thương lượng là cách giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế. Với phương thức này, các bên tranh chấp trực tiếp ngồi lại đối thoại với nhau với mục đích cùng đưa ra phương án, đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp lao động. Với cách giải quyết tranh chấp này, các bên được thoải mái lựa chọn, đưa ra ý kiến của mình để cùng với bên đối trọng thống nhất được phương án.

Ưu điểm của phương án này là quá trình giải quyết nhanh gọn, các bên được tự do về ý tưởng mà không phải chạy theo một thủ tục cứng nhắc, thời hạn bị bó hẹp và chịu áp lực trong một hệ thống các quy định khuôn phép của pháp luật lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải.

Bên cạnh việc thương lượng để giải quyết tranh chấp, các bên có thể gửi yêu cầu đến Hòa giải viên lao động để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu phương án thương lượng chỉ có sự tham giá của các bên tranh chấp thì hòa giải là cách giải quyết tranh chấp lao động có sự tham gia của bên thứ ba là Hòa giải viên lao động nhưng Hòa giải viên lao động sẽ chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ, hướng dẫn, đưa ra phương án để các bên xem xét giải quyết tranh chấp mà không có vai trò đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp của các bên.

Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, hoạt động theo nhiệm kỳ, được cử để hòa giải một vụ tranh chấp lao động khi nhận được yêu cầu. Một số tranh chấp lao động bắt buộc phải được Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải thì mới có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc khởi kiện tranh chấp lao động ra Tòa án.

Việc hòa giải dù thành hay không thành đều phải được lập thành văn bản ghi nhận kết quả hòa giải của các bên để có căn cứ giải quyết tranh chấp lao động ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu các bên tiếp tục có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.

Các thành viên trong Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Với tiêu chuẩn là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm. Hội đồng trọng tài lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động với tư cách hỗ trợ các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên tranh chấp không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để các bên cân nhắc.

Nếu tranh chấp lao động hoà giải thành thì Ban trọng tài lao động ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Ban trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành. Tuy Hội đồng trọng tài có quyền đưa ra phương án giải quyết tranh chấp lao động nhưng lại không có chế tài buộc các bên phải thực hiện theo phương án đó. Do đó, hiệu quả của cách giải quyết tranh chấp này không triệt để.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.

Phương thức giải quyết tranh chấp này là cách cuối cùng được các bên tìm đến sau khi đã trải qua một số cách như trên. Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án các bên vẫn có quyền thương lượng để giải quyết tranh chấp với nhau. Sau một thời hạn tố tụng nhất định, nếu các bên vẫn không thể hòa giải thì Tòa án sẽ dựa trên quá trình nghiên cứu hồ sơ, xem xét quyền lợi của các bên mà đưa ra phán quyết cuối cùng.

Phán quyết cuối cùng của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp các bên không thực hiện theo phán quyết này. Nhược điểm của cách giải quyết này là thủ tục phức tạp, tiêu tốn của các bên một quỹ thời gian lớn và mất nhiều công sức đi lại. Tuy nhiên, có nhiều điểm hạn chế là vậy nhưng trên thực tế đây gần như là cách giải quyết tranh chấp lao động thường xuyên được các bên lựa chọn.

Đình công.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nếu đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết mà vẫn không đạt được kết quả thì tập thể lao động có quyền đình công. Đình công là sự ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Việc đình công phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động là khoảng thời gian cụ thể được xác định mà trong thời hạn đó, các bên được thực hiện quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Các bên có quyền gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội để yêu cầu hòa giải.

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. Các bên có quyền gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội để yêu cầu hòa giải.

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Luật sư giải quyết tranh chấp lao động. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất. Nếu bạn đang gặp khó khăn liên quan đến nội dung này có thể liên hệ tới Luật sư Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn, giải quyết tranh chấp. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ pháp lý:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý, đưa ra phương án giải quyết, giúp khách hàng lựa chọn được cách thức giải quyết tranh chấp tốt nhất.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn yêu cầu, đơn tố cào, đơn khởi kiện,… trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất của Luật sư, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp lao động bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

BP.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *