Công ty cho nghỉ việc không báo trước có vi phạm pháp luật không?


Vì nhiều lý do mà người lao động bị cho nghỉ việc nhưng không phải lúc nào quyền lợi của người lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng được đảm bảo. Nhiều trường hợp người lao động bị cho thôi việc một cách bất ngờ; cho nghỉ việc không báo trước. Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cho bạn đọc những nội dung mà Luật sư lao động thường xuyên nhận được từ khách hàng liên quan đến chủ đề Công ty cho nghỉ việc không báo trước. Hoặc bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 (zalo) để được Luật sư tư vấn cụ thể.

Công ty cho nghỉ việc không báo trước có vi phạm pháp luật không?

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách, tôi hiện đang là chủ một doanh nghiệp kinh doanh nhôm kính ở Hà Nội. Thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh covid-19 nên việc làm ăn kinh doanh bị ảnh hưởng lớn. Tôi đã cố gắng cân đo để đảm bảo việc làm và thu nhập cho tất cả anh em trong công ty. Nhưng đến giờ tôi không thể tiếp tục được nữa. Sắp tới tôi dự định cho 30% nhân sự trong công ty nghỉ việc. Để đi đến quyết định này tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, nhiều đêm còn không ngủ được. Tuy nhiên tôi không nắm rõ lắm về quy định của luật khi cho nhân viên thôi việc. Xin hỏi Luật sư, tôi có phải báo trước cho nhân viên khi cho họ nghỉ việc không?

Luật sư lao động tư vấn.

Chào bạn! Luật sư lao động xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có những trường hợp bạn phải không phải báo trước cho người lao động biết. Cũng có những trường hợp bạn phải được báo trước cho người lao động biết trước trong một khoảng thời gian cụ thể. Thời gian báo trước khi cho nghỉ việc được thực hiện theo từng loại hợp đồng mà các bên đã ký kết với nhau.

nghỉ việc không báo trước
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động: 097.111.5989 (zalo)

Trường hợp không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Chào Luật sư. Tôi là nhân viên nhà khách tỉnh Phú Thọ đã được 4 năm. Nhưng đến ngày 3/4/2017 Giám đốc nhà khách tỉnh ông Trần Xuân B ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 19QĐ/NC; ban hành ngày 03/4/2017 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Việc ông B ra quyết định chấm dứt hợp đồng hoàn toàn không báo cho tôi biết trước; cũng không tổ chức cuộc họp để báo cho tôi. Ông B chấm dứt hợp đồng với tôi với lý do nghỉ làm không xin phép 05 ngày; và có những hành động phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên nhà khách.

Tuy nhiên thực tế tôi không hề vi phạm. Lý do trên là không xác thực. Vậy cho tôi hỏi việc công ty không báo trước có đúng không?

Luật sư lao động tư vấn.

Luật sư Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau:

Công ty bạn chỉ không phải báo trước trong trường hợp:

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động phải có mặt tại nơi làm việc để tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Nếu nhân viên của bạn không có mặt tại nơi làm việc sau khi kết thúc thời hạn này thì bạn không phải báo trước khi cho nhân viên nghỉ việc.

Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên: Nếu nhân viên của bạn không thực hiện công việc một cách nghiêm túc; không có trách nhiệm, bỏ bê công việc mà không báo lại lý do với bạn thì bạn cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.

Hai trường hợp cho nghỉ việc không báo trước như trên đều là do người lao động có lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Nên để đảm bảo cho hiệu quả công việc, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền cho thôi việc; tuyển nhân viên mới để không làm ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động kinh doanh của mình.

Trường hợp phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Câu hỏi:

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách. Tôi có sự việc như sau mong Luật sư giải đáp.

Ngày 05/5/2018, Công ty B ra 02 Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hồng. Một quyết định do bà Trần Lê Q – Giám đốc cấp cao nhân sự ký. Và một quyết định do bà Bùi Thị T – Phó Tổng giám đốc nhân sự ký. Cả 02 quyết định trên đều cùng số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018. Bà H cho rằng việc Công ty B ban hành các quyết định chấm dứt hợp đồng lạo động với bà là trái pháp luật. Vì thực tế, bà không làm bất cứ đơn xin nghỉ việc nào.

Trong suốt 16 năm làm việc tại Công ty, bà luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt không vi phạm hoặc bị kỷ luật. Hàng năm kết quả làm việc của bà luôn được quản lý trực tiếp đánh giá là đạt hiệu quả. Đồng thời, bà còn được nhận giấy khen của Hiệp hội bảo hiểm.

Trước thời điểm nghỉ việc, bà Hồng không nhận được bất kỳ thông báo nào. Vậy xin hỏi Luật sư, công ty B cho bà Hồng nghỉ việc không báo trước có đúng không? Trường hợp nào phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng? Mong Luật sư giải đáp.

Trả lời:

Luật sư Luật Hùng Bách giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật, các trường hợp phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục; (làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn); 06 tháng liên tục; (làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng); quá nửa thời hạn hợp đồng lao động (làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…; hoặc di dời, thu hẹp sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm nhân sự.
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của luật.
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

   Như vậy, đối chiếu với nội dung trên, tùy vào trường hợp cụ thể; đối với từng nhân viên cụ thể mà bạn xem xét, cân nhắc xem có cần phải báo trước khi cho nhân viên thôi việc hay không. Tuy nhiên, việc quyết định cho nhân viên nào đó nghỉ việc ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống, thu nhập bình thường của họ. Nên để giữ hòa khí cho các bên dù là vì lý do gì đi nữa cũng nên báo trước cho nhân viên về quyết định buộc họ nghỉ việc.

Có được bồi thường khi công ty cho nghỉ việc không báo trước.

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Tôi có ký hợp đồng lao động 15 tháng với Công ty TNHH M từ ngày 02/09/2020 đến 02/12/2021. Đến ngày 06/10/2021 giám đốc công ty có gọi em vào phòng họp và đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động với em kể từ ngày 15/09/2021. Ngay chiều 15/09/2021 em nhận được quyết định cho nghỉ việc. Em đã rất sốc trước quyết định này của giám đốc. Việc em bị cho thôi việc diễn ra quá bất ngờ. Em cũng không nhận được lý do bị cho thôi việc cụ thể. Em cũng chỉ được thông báo là nhận nốt lương tháng 08. Sau đó công ty và em không còn ràng buộc gì với nhau nữa.

Vậy xin hỏi Luật sư Công ty M cho em nghỉ việc không báo trước như vậy có đúng hay không? Ngoài khoản tiền lương tháng 8 em có được nhận thêm quyền lợi gì từ phía công ty M nữa không? Em cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư lao động xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Cho nhân viên nghỉ việc phải báo trước bao lâu?

Thời hạn phải báo trước đối với những trường hợp phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng được Bộ luật lao động quy định cụ thể. Theo đó, khoảng thời gian cần phải báo trước sẽ được thực hiện căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà các bên ký kết.

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đây là hợp đồng mà khi ký kết hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục (với hợp đồng lao động không xác định thời hạn); 06 tháng liên tục (với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng); quá nửa thời hạn hợp đồng lao động (với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Như vậy, tùy từng loại hợp đồng bạn giao kết với công ty mà thời gian phải báo trước về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng khác nhau. Trường hợp người sử dụng lao động không đảm bảo về thời hạn báo trước khi cho nhân viên nghỉ việc thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đó có thể vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài xử phạt theo quy định của Luật.

Về việc Công ty M cho bạn nghỉ việc không báo trước.

Theo như bạn trình bày thì loại hợp đồng mà bạn và Công ty ký kết là hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Theo nội dung quy định trên của Bộ luật lao động thì công ty M phải có trách nhiệm thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn ít nhất là 30 ngày. Ngoài ra, bên cạnh vấn đề về thời hạn báo trước thì bạn cần tìm hiểu xem lý do Công ty M buộc bạn thôi việc có thuộc trường hợp Công ty M được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn hay không.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của Công ty M nếu không phải đáp ứng điều kiện về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục khi cho bạn nghỉ việc thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này là trái pháp luật. Nếu bạn đọc gặp phải vấn đề tương tự, không rõ trường hợp bị cho thôi việc không báo trước của mình có thực hiện đúng quy định của Luật hay không thì có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 (zalo) để được Luật sư tư vấn cụ thể.

Hậu quả pháp lý khi công ty M đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Nếu hành vi cho thôi việc không báo trước của Công ty M là trái pháp luật thì Công ty M phải thực hiện những công việc sau để đảm bảo quyền lợi cho bạn:

Đối với trường hợp bạn muốn tiếp tục làm việc ở Công ty M.

Khi Công ty M cho bạn nghỉ việc trái pháp luật thì Công ty M phải có trách nhiệm nhận bạn trở lại làm việc theo Hợp đồng lao động đã ký kết với bạn. Bên cạnh đó đối với những ngày bạn không được làm việc do bị cho thôi việc không báo trước thì Công ty M phải:

  • Trả tiền lương;
  • Đóng bảo hiểm xã hội;
  • Đóng bảo hiểm y tế;
  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp;
  • Trả thêm bạn một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã ký trước đó.
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Nếu Công ty M không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động để thay đổi vị trí công việc mới, mức lương và các chế độ khác kèm theo.

Đối với trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc ở Công ty M.

Trong trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc tại Công ty M thì ngoài khoản nhưng khoản tiền phải trả như trên thì Công ty M phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn để chấm dứt hợp đồng lao động. Trợ cấp thôi việc trong trường hợp của bạn được tính dựa trên công thức sau:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x [Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để                                               tính trợ cấp thôi việc]

Trong đó: 

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho Công ty M trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được Công ty M chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  • Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi bạn thôi việc.

Đối với trường hợp Công ty M không muốn nhận bạn làm việc trở lại.

Trong trường hợp Công ty M không muốn nhận bạn trở lại làm việc và bạn đồng ý thì ngoài những khoản tiền Công ty M phải trả cho bạn như 02 trường hợp trên thì Công ty M sẽ phải bồi thường thêm cho bạn một khoản tiền nữa. Khoản tiền này do các bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, để biết được quyền lợi của bạn được đảm bảo đến đâu thì cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể và mong muốn của bạn có muốn tiếp tục hợp đồng với Công ty M nữa hay không thì mới có thể đưa ra được yêu cầu cụ thể đối với Công ty M.

Phải làm gì khi bị cho thôi việc không báo trước.

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giúp đỡ. Tôi có ký hợp đồng lao động 36 tháng với Công ty TNCP G từ ngày 01/03/2019 đến 01/03/2022. Đến ngày 08/10/2021 ban Giám đốc công ty có mở cuộc họp. Sau đo đã ra quyết định về việc cho tôi nghỉ việc. Qúa bất ngờ trước quyết định của ban giám đốc; tôi đã làm đơn yêu cầu Công ty phải trả lời rõ ràng cho tôi lý do vì sao lại cho tôi nghỉ việc. Tuy nhiên, tôi vẫn không được Công ty phản hồi. Cả gia đình đang sinh sống chủ yếu dựa vào tiền lương của tôi. Nếu giờ tôi bị cho thôi việc thì thật sự là quá khó khăn.

Mặt khác, tôi thấy bản thân luôn luôn hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi chưa bảo giờ bị kiểm điểm hay có sự phàn nàn từ quản lý và đồng nghiệp. Tôi muốn giải quyết việc này cho rõ ràng và đòi lại quyền lợi cho bản thân. Vậy xin hỏi Luật sư Tôi phải làm gì khi bị cho thôi việc không báo trước. Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư lao động Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Với trường hợp Công ty cho bạn nghỉ việc không báo trước thì bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau để giải quyết tranh chấp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Xem thêm: Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất.

Thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống. Và luôn được các bên tranh chấp lao động sử dụng đầu tiên khi phát sinh tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, thương lượng các bên có thể nhờ đến sự tư vấn của Luật sư; những người có chuyên môn để cùng tham gia vào quá trình thương lượng. Kết quả thương lượng của các bên có thể được thể hiện bằng một văn bản thỏa thuận. Hoặc hợp đồng mới mang tính chất ràng buộc các bên phải tuân thủ.

So với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác thì thương lượng giải quyết tranh chấp cho thôi việc không báo trước sẽ không phải trải qua thủ tục kéo dài bắt buộc. Thời gian giải quyết nhanh gọn; không tốn kém quá nhiều chi phí và công sức để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn phương án giải quyết tranh chấp lao động này là không đem lại hiệu quả cao. Tranh chấp lao động không được giải quyết triệt để, quá trình thực thi sau khi thương lượng không được đảm bảo bằng một cơ chế cụ thể nào.

Yêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải.

Ngoài việc giải quyết tranh chấp cho nghỉ việc không báo trước thông qua thương lượng. Các bên tranh chấp cũng có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động đứng ra tiến hành hòa giải giải quyết tranh chấp. Thời hạn là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi. Nếu bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ịch hợp pháp của mình bị vi phạm thì có quyền làm đơn gửi đến Phòng Lao động thương binh xã hội. Tại đây, bạn có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì tranh chấp trong trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Do đó, nếu cảm thấy không thật sự cần thiết thì bạn có thể bỏ qua bước này. Sau đó yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động luôn.

Xem thêm bài viết liên quan: Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Khởi kiện tại Tòa án.

Nếu tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thể hòa giải; hoặc các bên không tiến hành hòa giải thì gửi yêu cầu ra Hội đồng trọng tài lao động; hoặc khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp lao động. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp cho nghỉ việc không báo trước là 09 tháng. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho thôi việc không báo trước là 01 năm. Thời hạn này kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc tranh chấp và mong muốn của mình bạn có thể lựa chọn một trong những cách giải quyết tranh chấp khi bị cho nghỉ việc không báo trước. Nếu gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp bạn đọc có thể liên hệ tới luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách theo hotline 097.111.5989 (zalo) để được Luật sư hỗ trợ.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Công ty cho nghỉ việc không báo trước. Nếu bạn đang gặp khó khăn liên quan đến nội dung này có thể liên hệ tới Luật sư Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động.

Hiện nay, với dịch vụ Luật sư tư vấn, Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách cung cấp hoạt động tư vấn liên quan đến hầu hết những vấn đề chính yếu, nổi cộm và phủ khắp theo yêu cầu của khách hàng như:

  • Tư vấn về tiền lương;
  • Tư vấn đào tạo nghề;
  • Tư vấn thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Tư vấn kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
  • Tư vấn an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • Tư vấn riêng một số đối tượng lao động như: lao động nữ, lao động chưa thành niên; lao động là người cao tuổi.
  • Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến lao động: lao động giúp việc nhà;  các chế độ bảo hiểm y tế, bảo biểm xã hội; trợ cấp thất nghiệp, công đoàn….

Công ty Luật Hùng Bách cung cấp các dịch vụ pháp lý:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý, đưa ra phương án giải quyết; giúp khách hàng lựa chọn được cách thức giải quyết tranh chấp tốt nhất.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại, đơn yêu cầu; đơn tố cáo, đơn khởi kiện,… trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp. Làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng; đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *