Các trường hợp mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn


Khi ly hôn, nếu cặp vợ chồng có con chung dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Khi ly hôn thì người mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi trong những trường hợp nào? Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc liên quan đến: Các trường hợp mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Để tìm hiểu rõ hơn và được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số 0983.499.828 (Zalo).

Quy định về quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn.

Khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, Tòa án phải giải quyết quyền nuôi con đối với cả hai trường hợp:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con;
  • Cha, mẹ không có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con.

Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con.

Theo khoản 3, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuô, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để: trực tiếp trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con; hoặc cho mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện để cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là:

  • Mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
  • Cha, mẹ có thỏa thuận cho cha trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con.

Nếu đáp ứng một trong các điều kiện trên. Tòa án sẽ có căn cứ để giao con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi.

Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận về giải quyết quyền nuôi con.

Khi cha mẹ không thể thỏa thuận được về việc giải quyết quyền nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xét xử giải quyết quyền nuôi con. Cụ thể, Tòa án sẽ xác định người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn.

Theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Khi cha mẹ ly hôn, với trường hợp đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi, quy định của pháp luật ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ. Vì vậy, trừ khi người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc giữa cha, mẹ có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án mới không xác định quyền nuôi con cho mẹ. Còn lại, phần lớn các trường hợp ly hôn có con chung dưới 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi con.

Quyền trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi – Liên hệ Luật sư tư vấn 0983499828 (Zalo)

Các trường hợp mẹ không được quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn.

Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy với quy định trên, người mẹ không được nuôi con trong hai trường hợp sau:

  • Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con;
  • Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Các trường hợp mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Các trường hợp mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Mẹ không có việc làm ổn định có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi không?

Tình huống mẹ không có thu nhập ổn định.

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi và chồng kết hôn năm 2020. Con tôi bây giờ được 20 tháng tuổi. Do vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên bây giờ đang muốn ly hôn. Chồng tôi lương tháng 10 triệu. Hiện tôi đang ở nhà trông con, không có việc làm. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu bây giờ ly hôn, liệu tôi có giành được quyền nuôi con không ạ? Cách để mẹ giành được quyền nuôi con khi ly hôn là gì?

Luật sư ly hôn tư vấn.

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn kết hôn năm 2020. Con bạn bây giờ được 20 tháng tuổi. Do vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên bạn muốn ly hôn. Lương của chồng bạn một tháng là 10 triệu. Bạn ở nhà không có việc làm, nay bạn muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Nếu cả hai vợ chồng bạn tự thỏa thuận được với nhau, bạn là người nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Đồng thời, hai vợ chồng bạn cũng phải thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn và công nhận việc giao con cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”

Trường hợp cả hai vợ chồng muốn giành quyền nuôi con.

Trường hợp, cả hai vợ chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vì con của bạn 20 tháng tuổi, thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi. Tòa án sẽ ưu tiên giao cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Nhưng đây chỉ là yếu tố mang tính chất ưu tiên chứ không mang tính quyết định,

Nếu bạn muốn chắc chắn giành được quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh bạn có đủ điều kiện về kinh tế và về tài chính, đủ thời gian để trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Bởi hiện nay mức lương của chồng bạn là 10 triệu, còn về phía bạn hiện nay bạn chưa có việc làm. Đây được xem là một bất lợi cho bạn khi bạn muốn giành quyền nuôi con mà chồng bạn cũng muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Chính vì vậy, bạn cần cố gắng tìm được một công việc phù hợp để chứng minh bạn có thu nhập, hoặc bạn phải chứng minh được mình có đủ điều kiện về kinh tế, có tài sản, sổ tiết kiệm,…

Như vậy, một khi bạn đã chứng minh được bạn có đủ: khả năng; đủ điều kiện; đủ thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn; đồng thời con của bạn đang dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi sau khi ly hôn.

Tranh châp quyền nuôi con dưới 3 tuổi – Liên hệ Luật sư tư vấn 0983499828 (Zalo)

Mẹ không có nơi ở ổn định có giành được quyền nuôi con dưới 3 tuổi không?

Tình huống tranh chấp quyền nuôi con mẹ không có chỗ ở.

Xin chào luật sư Luật Hùng Bách. Tôi có ý định ly hôn và tôi rất lo lắng về quyền nuôi con. Tôi hy vọng một luật sư có thể tư vấn cho tôi để tôi có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Tôi và chồng thường xuyên cãi nhau, quan điểm bất đồng. Nhiều lần hai bên đã xảy ra xô xát, cả hai đã ly thân được 3 tháng. Hai chúng tôi có một bé 26 tháng tuổi.

Về điều kiện của chồng tôi như sau: Chồng tôi đang ở cùng với mẹ, bà vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Bên nhà chồng tôi có một mở một quán ăn sáng. Chồng tôi cũng có công ăn việc làm ổn định. Bố mẹ tôi đều là công nhân, lương tháng chỉ đủ ăn. Hai ông bà không có nhà riêng mà phải đi thuê nhà để ở. Tôi cũng mới đi làm lại được hai tháng nay.

Vì tôi phải đi thuê nhà ở nên liệu có đủ điều kiện để giành quyền nuôi con không?

Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp con chung tư vấn.

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Đối với trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được việc nuôi con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp này, nếu chồng bạn đồng ý để bạn là người chăm sóc, nuôi dưỡng con. Đồng thời, cả hai cũng thỏa thuận được mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn và công nhận việc giao con cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng.

Đối với trường hợp cả hai vợ chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con.

Nếu như bạn và chồng bạn đều muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vì con của đang dưới 36 tháng tuổi, do đóTòa án sẽ ưu tiên giao cho bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn.

Về vấn đề nhà ở. Hiện nay, đã không còn là một tiêu chí quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể thuê chung cư hoặc trọ để sinh sống và nuôi con … Điều quan trọng, đó là môi trường mà bạn có thể cung cấp cho con. Để con được phát triển toàn diện khi sống chung với bạn.

Trong thực tế, có rất nhiều cặp đôi ly hôn và không có nhà ở lâu dài. Vậy nên bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Một người không sở hữu nhà ở vẫn có thể giành được quyền nuôi con nếu cung cấp môi trường sống an toàn và phù hợp. Bạn có thể cung cấp các bằng chứng liên quan đến nội dung này như: hóa đơn tiền điện; nước; tiền thuê nhà; hóa đơn khám bác sĩ;… và các tài liệu khác có thể được sử dụng để chứng minh khả năng của cha hoặc mẹ trong việc chăm sóc con.

Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi – Liên hệ Luật sư tư vấn 0983499828 (Zalo)

Mẹ muốn giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi cần chuẩn bị những gì.

Trường hợp cha mẹ thỏa thuận được việc nuôi con sau ly hôn.

Trong trường hợp này, nếu hai vợ chồng đã thỏa thuận được việc nuôi con dưới 36 tháng thì chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn thuận tình. Bao gồm:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong đơn ghi rõ ai là người nuôi dưỡng, chăm sóc con khi ly hôn; mức cấp dưỡng hai bên đã thỏa thuận được.
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
  • Giấy xác nhận cư trú;
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có);
  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của hai bên vợ, chồng;
  • Văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao)…
  • Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc nuôi con.

Trong trường hợp này, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng theo những bằng chứng mà các bên thu thập được, dựa trên lợi ích tốt nhất của con. Theo đó, hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của Tòa có thẩm quyền). Trong đơn, ghi rõ yêu cầu phân chia giành quyền nuôi con;
  • Bằng chứng chứng minh điều kiện nuôi con (bằng chứng về thu nhập; bằng chứng về điều kiện, hoàn cảnh sống; bằng chứng chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp;…);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ, chồng;
  • Giấy xác nhận cư trú;
  • Giấy khai sinh của con;
  • Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản.

Để nắm rõ hơn về nội dung này. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Bằng chứng giành quyền nuôi con gồm những gì?

Dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi.

Khi thuê luật sư để giành quyền nuôi con tại Luật Hùng Bách, bạn sẽ nhận được tư vấn ly hôn và quyền nuôi con chi tiết về các vấn đề như:

  • Trong những trường hợp nào cha mẹ có được quyền nuôi con trực tiếp?
  • Tuổi của một đứa trẻ có ảnh hưởng đến người có quyền nuôi con không?
  • Điều kiện nào để cha mẹ giành quyền nuôi con?
  • Quyền của cha mẹ có con sau khi ly hôn.
  • Nếu một bên không được quyền nuôi con, nghĩa vụ hỗ trợ/cấp dưỡng của bên đó là gì?
  • Hỗ trợ khách hàng viết đơn xin nuôi con
  • Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
  • Giúp khách hàng làm tài liệu và bằng chứng rằng họ đủ điều kiện để nuôi dạy con cái

LIÊN HỆ LUẬT SƯ LY HÔN LUẬT HÙNG BÁCH

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về Các trường hợp mẹ mất quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự; … Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *