Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn


Giải quyết giành quyền nuôi con sau khi ly hôn có phức tạp không? Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn hết bao nhiêu tiền? Luật quy định như thế nào về thủ tục này? Hồ sơ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn gồm những gì?… Đây là những câu hỏi mà Công ty Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được khi tham gia tư vấn cho khách hàng. Từ kinh nghiệm thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi sẽ chia sẻ các nội dung liên quan đến chia tài sản chung khi ly hôn trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải quyết chia tài sản chung khi ly hôn được tiếp nhận qua số 0983.499.828 (Zalo).

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là gì?

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là việc hai bên tranh chấp quyền nuôi con sau khi Tòa án đã ra bản án, quyết định giải quyết việc ly hôn. Bên nào có yêu cầu giành quyền nuôi con thì phải đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Đây là những căn cứ cho người yêu sẽ đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho con.
giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn: 0983.499.828 (Zalo)

Luật giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Theo quy định của pháp luật. Sau khi hai vợ chồng ly hôn, vợ/chồng vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con. Trên thực tế có nhiều trường hợp. Sau khi ly hôn và giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con. Vợ/chồng thậm chí còn có hành vi bạo lực gia đình, không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi “… Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…”.

Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi).

Theo quy định của pháp luật con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Tòa sẽ xem xét đến yếu tố khác nếu người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chồng có quyền yêu cầu giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Do đó, không phải trường hợp nào con dưới 3 tuổi mẹ cũng được trực tiếp nuôi con.

Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

Lúc này, quyền nuôi con của hai vợ chồng là ngang nhau. Tuy nhiên, Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng nuôi con như: Tư cách đạo đức; điều kiện kinh tế; thời gian chăm sóc, gần gũi giành cho con;… và các chứng cứ chứng minh bên đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con nữa. Những tài liệu này do bên yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con cung cấp. Tòa án sẽ xem xét các tài liệu chứng cứ đó để giải quyết vụ việc.

Con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Con trên 7 tuổi trở lên có quyền được đưa ra ý kiến của mình. Tòa sẽ phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai. Đồng thời căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà bên có yêu cầu cung cấp. Nếu xét thấy yêu cầu là hợp lý. Người con trên 7 tuổi cũng có mong muốn được ở với người đưa ra yêu cầu. Tòa án sẽ ra phán quyết chấp nhận yêu cầu đó.

Xem thêm: Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con gồm những gì?

Hồ sơ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cần những giấy tờ gì?

Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Tôi và chồng đã ly hôn cách đây 03 năm. Thời điểm đó do điều kiện kinh tế khó khăn, tôi đã nhường quyền nuôi con lại cho chồng cũ. Nhưng từ sau khi ly hôn, tôi bị nhà chồng ngăn cản việc thăm gặp con. Quần áo, đồ ăn tôi mua cho con cũng bị nhà chồng ném đi không cho dùng. Cách đây vài ngày, tôi được một người họ hàng bên chồng cũ nói chuyện lại. Chồng cũ tôi đã có người mới, chuẩn bị kết hôn.

Tôi còn nghe nói chồng cũ thường xuyên bỏ đói con, hay đánh đập cháu. Trong một lần lén gặp con ở cổng trường tôi còn thấy ở cánh tay cháu bị tím bầm mấy chỗ. Giờ điều kiện kinh tế của tôi đã khá hơn. Tôi có thu nhập có thể lo được cho cả hai mẹ con. Tôi muốn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nhưng tôi không biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Mong Luật sư tư vấn, giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn Luật sư!

Đơn khởi kiện tranh chấp giành quyền nuôi con.

Đơn khởi kiện là tài liệu đầu tiên mà người có yêu cầu muốn được Tòa án giải quyết cho trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn cần phải chuẩn bị. Đây là văn bản đầu tiên Tòa án sẽ xem xét để giải quyết yêu cầu của người khởi kiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những nội dung cần có khi làm đơn này. Nếu chuẩn bị không tốt, nội dung yêu cầu không rõ ràng. Quyền lợi của người muốn trực tiếp nuôi con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Do vậy, hình thức đơn khởi kiện thế nào? Nội dung đơn giành quyền nuôi con sau ly hôn ra sao? là vấn đề mà người muốn trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cần phải nắm được. Để tránh việc phải sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện. Khiến cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con nên tìm hiểu kỹ về hình thức cũng như nội dung đơn khởi kiện.

Đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu đương sự muốn làm đơn giành quyền nuôi con thì sử dụng theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Nội dung đơn tranh chấp nuôi con.

Đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cần đảm bảo được những quy định trong Đơn khởi kiện nói chung. Cụ thể gồm những nội dung về:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm thực hiện đơn;
  • Tên đơn khởi kiện;
  • Thông tin Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Thông tin về tình trạng hôn nhân vợ chồng, ly hôn theo quyết định số bao nhiêu của Tòa án;
  • Nội dung về vấn đề tranh chấp con chung (thể hiện rõ nguyện vọng, mong muốn được trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục), yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng con chung của vợ chồng;
  • Thông tin về chữ ký và ghi rõ họ tên của người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.

Giấy tờ tùy thân của vợ, chồng và con chung.

Đây là giấy tờ chứa đựng thông tin nhân thân của vợ chồng và con chung. Những giấy tờ này bao gồm: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân; hộ chiếu; sổ hộ khẩu/xác nhận cư trú; giấy khai sinh của con chung;… Những thông tin này là căn cứ để Tòa án xem xét, đối chiếu với thông tin trong các giấy tờ khác. Để đảm bảo người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết giành quyền nuôi con sau khi ly hôn và xem xét xem Tòa án có thẩm quyền để giải quyết hay không.

Quyết định của Tòa án.

Đây là phần tài liệu quan trọng khi tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn. Vợ/ chồng cần cung cấp cho Tòa án quyết định ly hôn đã có hiệu lực. Tòa án căn cứ vào quyết định này để có cơ sở xem xét và thụ lý vụ án, giải quyết theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật.

Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Tình huống yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con.

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Tôi và chồng cũ đã ly dị từ năm 2020. Chúng tôi có 01 con chung. Thời điểm đó do tôi còn khó khăn về tài chính, chỗ ở không ổn định. Tôi không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con khi ly hôn, do đó đã để con cho chồng tôi nuôi. Sau đó, chồng cũ tôi tái hôn với người khác. Kể từ đó tôi không được thăm nom con thường xuyên nữa. Tôi có biết được rằng, vợ mới của chồng tôi còn thường xuyên mắng chửi, đánh đập con tôi, hàng xóm có quay lại video.

Tôi đã nhiều lần yêu cầu chồng cũ cho gặp con và muốn thay đổi quyền nuôi con nhưng không được. Nay nhận thấy hai bên không thỏa thuận được. Do đó, tôi muốn làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho tôi về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp của tôi thì tôi phải cung cấp tài liệu chứng cứ gì để giành lại quyền nuôi con với chồng tôi?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình.

Chào chị! Trường hợp của chị Luật sư xin tư vấn như sau. Trường hợp chị nhìn chung, các bước làm việc tại Tòa giống với vụ án thông thường. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Pháp luật không quy định rõ các tài liệu cụ thể để chứng minh cho yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, dựa trên thực tế và các trường hợp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cụ thể thì những tài liệu này có sự khác nhau. Có thể nhóm các tài liệu này theo những tiêu chí như:

  • Tài liệu chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã đủ điều kiện về trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chung (chứng cứ chứng minh điều kiện về chỗ ở; điều kiện về khả năng kinh tế; điều kiện về nguyện vọng của con;…)
  • Chứng cứ chứng minh chồng/vợ cũ không còn đủ điều kiện để nuôi con. (Nếu có chứng cứ về việc cháu bị đối xử tệ bạc khi sống chung với bố/vợ và mẹ kế/ bố dượng thì cũng nên đưa ra).
  • Chứng cứ về nguyện vọng của con. Tòa án sẽ xem xét cả nguyện vọng của con trong quá trình giải quyết vụ án để đảm bảo phù hợp với lợi ích của con (đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên).
  • Tài liệu khác: chứng cứ về việc bên còn lại không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn.

Nộp đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn ở đâu?

Kính chào Luật sư Hùng Bách! Tôi tên K lấy vợ có hộ khẩu tại Cẩm Khê, Phú Thọ năm 2012. Sau khi kết hôn, vợ tôi về quận Hải An, Hải Phòng sinh sống cùng tôi nhưng chưa cắt khẩu. Khi đăng ký kết hôn chúng tôi đăng ký tại UBND xã Uyên Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. Đến đầu năm 2017 vợ chồng mâu thuẫn và đã ly hôn thuận tình tại Tòa án quận Hải An. Tòa án đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa tôi và vợ vào cuối năm 2017.

Khi đó tôi và vợ đã thỏa thuận giao cháu cho vợ tôi nuôi. Tôi thực hiện cấp dưỡng 2 triệu/1 tháng. Tuy nhiên vào năm 2019. Tôi phát hiện vợ tôi mải mê cờ bạc, không quan tâm đến con cái, tình trạng đó kéo dài cho đến nay. Do đó tôi muốn khởi kiện giành lại quyền nuôi con. Luật sư cho tôi hỏi hiện tôi muốn giành quyền nuôi con thì phải nộp đơn ở đâu? Xin cảm ơn Luật sư!
Xem thêm: Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản chung

Luật sư tư vấn nộp đơn.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ cũ của bạn đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của bạn.

Nếu đang gặp phải khó khăn khi xác định thẩm quyền Tòa án án giải quyết  giành quyền nuôi con sau khi ly hôn; Đã nộp đơn và bị Tòa án trả lại do không đúng thẩm quyền, hãy liên hệ với Luật sư ly hôn theo số 0983.499.828 (ZALO) để được hỗ trợ.

Thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Xem thêm: Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu thì Tòa gọi?

Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và chồng cũ đã ly hôn cách đây 05 năm. Thời điểm đó chúng tôi thỏa thuận con chung sẽ do chồng tôi trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Cách đây 02 tháng tôi có được người quen báo lại. Tôi được biết chồng cũ đã ra nước ngoài xuất khẩu lao động. Con chung hiện giờ đang do bố mẹ chồng nuôi dưỡng.

Ông bà nội tuổi cũng đã cao, tay chân không còn nhanh nhẹn. Hiện giờ tôi muốn đón con về để chăm sóc con. Tôi là mẹ, chăm sóc con cũng tiện hơn ông bà nội. Tôi đã đề cập chuyện này với chồng cũ. Tuy nhiên anh ta sĩ diện, không muốn mang tiếng bỏ con. Do đó nhất quyết không đồng ý để tôi đón con về chăm sóc.

Tôi muốn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nhưng vì không am hiểu pháp luật nên tôi không biết phải thực hiện thủ tục như thế nào. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi để tôi sớm được đón cháu về nuôi. Xin cảm ơn Luật sư!

Thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết như một vụ án dân sự. Quy trình khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện thủ tục tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Vợ hoặc chồng người có yêu cầu giành quyền nuôi con chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì có các hình thức nộp đơn như sau:

  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án (Cần tìm hiểu lịch tiếp nhận hồ sơ của Tòa án đó).
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

  • Hồ sơ chưa đủ điều kiện: Trường hợp này Thẩm phán sẽ thông báo cho người muốn giành quyền nuôi con bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ. Thời hạn sửa đổi bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trừ trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
  • Hồ sơ đã đủ điều kiện: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người muốn giành quyền nuôi con nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ việc.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người muốn giành quyền nuôi con nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người muốn giành quyền nuôi con nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung sau khi ly hôn, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý vụ án giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 4: Tòa triệu tập các đương sự.

Sau khi thụ lý vụ án, vụ án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bịxét xử. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp tranh chấp giành quyền nuôi con chung sau khi ly hôn sẽ có thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 02 tháng.

Trong trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Xét xử vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa. Thời hạn 01 tháng này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các bên đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án giao hoặc gửi bản án cho các đương sự.

Nếu bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề Thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vui lòng liên hệ hotline Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (ZALO) để được tư vấn, hỗ trợ cho tiết nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn

Cách thức liên hệ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn – Công ty Luật Hùng Bách.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn Luật Hùng Bách với nhiều năm kinh nghiệm tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án Hôn nhân gia đình đã bảo vệ thành công quyền lợi cho khách hàng. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp các gói dịch vụ trên nhiều hình thức như:

  • Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn và soạn đơn khởi kiện, tài liệu, giấy tờ kèm theo khác;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con;
  • Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền;
  • Tư vấn về điều kiện để giành quyền nuôi con;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh quyền nuôi con sau khi ly hôn..

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (3 bình chọn)

One thought on “Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

  1. Pingback: Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh - Trung Tâm Di Chúc Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *