Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những giấy tờ gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con ra sao? Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Nếu bạn đang gặp những vướng mắc như trên có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách về Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con khi ly hôn gồm những gì? hoặc liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.
Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là gì?
Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi ly hôn, vợ chồng có thể tiến hành theo hai phương thức là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.
Thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng tự nguyện, thỏa thuận được thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Mặc khác, ly hôn đơn phương lại là trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên. Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc; vợ hoặc chồng có yêu cầu tranh chấp về người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con; vợ chồng có tranh chấp về tài sản chung, công nợ chung khi ly hôn.
Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.
Thông thường khi ly hôn, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau ly hôn đều do cha mẹ có thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp ly hôn đơn phương có con chung. Hai vợ chồng thường không thỏa thuận được ai là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau ly hôn.
Khi đó, mỗi bên đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết nguyện vọng nuôi con của mình. Trường hợp này Tòa án giải quyết đồng thời yêu cầu ly hôn và vấn đề về con chung. Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Tòa án giải quyết các nội dung: người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi con; quyền thăm con con của người không trực tiếp nuôi con.
Để ra được quyết định giao con cho ai nuôi, Tòa án giải quyết cần căn cứ vào tài liệu, chứng cứ các bên đưa ra để chứng minh được yêu cầu của mình. Quyết định cuối cùng của Tòa án được đưa ra dựa trên nguyện vọng của con; điều kiện về kinh tế, môi trường sống của mỗi bên;… Sau khi xem xét các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con, Tòa án sẽ đưa ra quyết định trên cơ sở đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Xem thêm:Mẹ không được nuôi con trong trường hợp nào?
Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con cần những giấy tờ gì?
Rất nhiều người khi ly hôn muốn được trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau ly hôn nhưng lại không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì. Việc nắm rõ được hồ sơ cần thiết khi ly hôn giành quyền nuôi con sẽ giúp cho việc thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa trở nên thuận lợi hơn. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể hoặc tham khảo nội dung hướng dẫn dưới đây:
Đơn khởi kiện ly hôn.
Đơn ly hôn là tài liệu đầu tiên mà người có yêu cầu muốn được Tòa án giải quyết cho trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn cần phải chuẩn bị. Đây là văn bản đầu tiên mà Tòa án giải quyết xem xét, quyết định giao con cho ai trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những nội dung cần có khi làm đơn khởi kiện. Nếu chuẩn bị không tốt, nội dung yêu cầu không rõ ràng. Quyền lợi của người muốn trực tiếp nuôi con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Do vậy, hình thức đơn ly hôn thế nào? Nội dung đơn ly hôn giành quyền nuôi con sau ly hôn ra sao? là vấn đề mà người muốn trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cần phải nắm được. Để tránh việc phải sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, khiến cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con nên tìm hiểu kỹ về hình thức cũng như nội dung đơn ly hôn.
Hình thức đơn ly hôn đơn phương.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu đương sự muốn làm đơn ly hôn giành quyền nuôi con thì sử dụng mẫu số 23- DS. Theo quy định của Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nội dung đơn ly hôn đơn phương.
Đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn cần đảm bảo được những quy định trong Đơn khởi kiện nói chung. Cụ thể gồm những nội dung về:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm thực hiện đơn;
- Tên đơn khởi kiện;
- Thông tin Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Thông tin về tình trạng hôn nhân vợ chồng, căn cứ ly hôn;
- Nội dung về vấn đề con chung (thể hiện rõ nguyện vọng, mong muốn được trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục), yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng con chung của vợ chồng;
- Nội dung về vay nợ và các nghĩa vụ tài chính khác;
- Thông tin về chữ ký và ghi rõ họ tên của người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
Giấy chứng nhận kết hôn.
Người muốn trực tiếp nuôi con cần nộp kèm giấy chứng nhận kết hôn là bản chính hoặc bản sao trích lục. Bản sao giấy đăng ký kết hôn được nộp thay thế trong trường hợp người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con không có bản chính (do mất; thất lạc; hoặc vì bất kỳ lý do nào khác không thể cung cấp được). Đây là tài liệu quan trọng. Chứng minh giữa các bên có tồn tại có quan hệ hôn nhân và gia đình.
Phần lớn trong các trường hợp ly hôn đơn phương. Người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con đều gặp khó khăn trong việc cung cấp giấy chứng nhận kết hôn. Khi đó, Tòa án có thể yêu cầu người muốn trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải cung cấp được thì mới có căn cứ để tiếp nhận hồ sơ. Bởi hiểu một cách đơn giản, nếu không có căn cứ cho thấy có quan hệ hôn nhân và gia đình trên thực tế. Các bên không thể yêu cầu chấm dứt quan hệ đó được.
Giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng.
Đây là giấy tờ chứa đựng thông tin nhân thân của hai vợ chồng. Những giấy tờ này bao gồm: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu; thẻ cư trú;… Những thông tin trong giấy tờ này còn là căn cứ để Tòa án xem xét, đối chiếu với thông tin trong các giấy tờ khác để đảm bảo người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Giấy tờ về con chung.
Đây là phần tài liệu quan trọng khi ly hôn giành quyền nuôi con sau ly hôn. Vợ/ chồng cần cung cấp cho Tòa án giấy khai sinh con chung. Đối với con trên 07 tuổi thì cần nộp kèm theo đơn trình bày nguyện vọng của con. Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì sẽ xem xét nguyện vọng của con. Do đó bản ý kiến ghi nhận nguyện vọng của con là tài liệu rất quan trọng.
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh điều kiện nuôi con sau khi ly hôn.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Pháp luật không quy định rõ các tài liệu cụ thể để chứng minh cho yêu cầu giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, dựa trên thực tế và các trường hợp giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể. Những tài liệu, chứng cứ cần chuẩn bị có sự khác nhau. Có thể nhóm các tài liệu này theo những tiêu chí như:
- Tài liệu chứng minh các điều kiện về khả năng kinh tế, thu nhập: bảng lương; xác nhận doanh thu; sổ tiết kiệm;…
- Chứng cứ chứng minh điều kiện về chỗ ở: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê nhà; văn bản xác nhận về việc đồng ý cho cư trú;…
- Tài liệu khác: chứng cứ về việc bên còn lại không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn.
Nếu bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con sau ly hôn cần những giấy tờ gì? vui lòng liên hệ hotline Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cho tiết nhất.
Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.
Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con sẽ được Tòa án giải quyết như một vụ án dân sự. Quy trình khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tranh chấp về quyền nuôi con như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Vợ hoặc chồng người có yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc nộp đơn được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án (Cần tìm hiểu lịch tiếp nhận hồ sơ của Tòa án đó).
- Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).
- Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ ngày được phân công. Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau đây:
- Hồ sơ chưa đủ điều kiện: Trường hợp này Thẩm phán sẽ thông báo cho người muốn trực tiếp nuôi con bằng văn bản. Trong đó nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ. Thời hạn sửa đổi bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trừ trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
- Hồ sơ đã đủ điều kiện: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người muốn trực tiếp nuôi con nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc.
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người muốn trực tiếp nuôi con nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người muốn trực tiếp nuôi con nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Nhận thông báo thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thụ lý. Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho: người muốn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con; người bị kiện; người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung khi vợ chồng ly hôn; cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.
Bước 4: Tòa triệu tập các đương sự.
Sau khi thụ lý, vụ án sẽ bước vào giai đoạn xét xử. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp tranh chấp giành quyền nuôi con chung thì thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Nhưng thời hạn này không quá 02 tháng.
Trong trường hợp hòa giải không thành mà vụ án không thuộc trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ. Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Xét xử vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.
Trong thời hạn 01 tháng. Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên Tòa. Thời hạn 01 tháng này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các bên đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Tòa án giao hoặc gửi bản án cho các đương sự.
Nếu bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, vui lòng liên hệ hotline Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cho tiết nhất.
Căn cứ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Trong trường hợp tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn. Nội dung này trước đó đã được các bên thống nhất. Tòa án đã quyết định thì các bên có thể yêu cầu về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau đó được không? Pháp luật đã đặt ra một số trường hợp để dự trù cho tình huống này. Theo quy định tại điều 84 Luật hôn nhân và gia đình. Căn cứ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:
Sự thỏa thuận của cha mẹ.
Sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được thực hiện theo sự thỏa thuận đó. Để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được thực hiện theo căn cứ này thì cần phải được sự đồng thuận, nhất trí của các bên. Hai bên hoàn toàn tự nguyện, mọi quyết định về người trực tiếp nuôi con đều phù hợp với lợi ích của con.
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con.
Hầu hết những vụ án liên quan đến yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đều xuất phát từ việc người không trực tiếp nuôi con cho rằng người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa. Nếu tiếp tục để cho người không còn đủ điều kiện đó nuôi con thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, không phù hợp với lợi ích của con. Khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo căn cứ này. Người đưa ra yêu cầu phải có bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình.
Khi có một trong hai căn cứ như trên, Tòa án quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi có yêu cầu của cha, mẹ, hoặc cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu. Dù là yêu cầu theo căn cứ nào thì người yêu cầu cũng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Cách ly hôn giành quyền nuôi con khi thiếu giấy tờ.
Thiếu giấy tờ khi ly hôn là tình huống mà rất nhiều người làm đơn ly hôn đơn phương gặp phải. Nếu không thể thu thập được đầy đủ hồ sơ thì Tòa án sẽ không có căn cứ để tiếp nhận đơn ly hôn giành quyền nuôi con. Đồng thời, Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ để có thêm căn cứ giải quyết. Khi rơi vào trường hợp như vậy. Người muốn trực tiếp nuôi con phải mất rất nhiều công sức và thời gian để hoàn thiện hồ sơ đúng với yêu cầu Tòa án.
Tình huống thiếu giấy tờ khi ly hôn giành quyền nuôi con.
Chào Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có một vấn đề xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi: Hai vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2019 và có sinh được 1 cháu gái 4 tuổi. Một năm trở lại đây, chồng tôi liên tục cờ bạc, rượt chè, không chăm lo cho gia đình. Dẫn đến mâu thuẫn gia đình ngày càng nhiều. Tôi chán nản, nhận thấy cuộc hôn nhân này không thể duy trì được nữa. Tôi đã chủ động đã đặt vấn đề ly hôn. Tuy nhiên chồng tôi không đồng ý thuận tình ly hôn. Trong khi chồng tôi không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con nhưng vẫn muốn tranh giành với tôi.
Do đó tôi đã quyết định đơn phương ly hôn. Tôi muốn được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo tìm hiểu, tôi được biết Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết cần phải có giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh của con. Tuy nhiên, chồng tôi không đồng ý cung cấp các giấy tờ trên và đã giấu đi. Vậy xin hỏi Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định của pháp luật hiện hành tôi có thể nộp đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con không?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình.
Hồ sơ ly hôn đơn phương không bắt buộc người làm đơn phải nộp bản gốc các giấy tờ. Việc chồng chị đang có hành vi cất giấu bản gốc các giấy tờ đăng lý kết hôn và giấy khai sinh con chung. Chị cần thực hiện những việc sau để nộp được hồ sơ ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.
Chị có thể thực hiện tìm kiếm bản sao, bản chứng thực hoặc xin cấp lại bản trích lục giấy tờ trên tại cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã/phường. Theo đó, chị mang theo giấy tờ nhân thân mà mình có đến cơ quan có thẩm quyền. Điền tờ khai xin cấp các giấy tờ như trích lục: bản sao giấy khai sinh; trích lục kết hôn; xác nhận cư trú;…
Sau khi đã xin cấp lại được những giấy tờ trên do bên chồng không cung cấp. Chị chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để chứng minh được chồng chị không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Đồng thời, những tài liệu chứng minh được chị có điều kiện về quyền nuôi con và tiến hành nộp Hồ sơ ly hôn đơn phương tranh chấp về quyền nuôi con tại Tòa án có thẩm quyền.
Nếu bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn giành quyền nuôi con, vui lòng liên hệ hotline Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ ly hôn đơn phương hoặc dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh, trọn gói.
Giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ giành quyền nuôi con khi ly hôn. Vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng là câu hỏi mà Luật sư hôn nhân và gia đình Công ty luật Hùng Bách nhận được rất nhiều. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung tình huống dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục này.
Tình huống yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con.
Chào Luật sư hôn nhân gia đình! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Tôi và chồng cũ đã ly dị từ năm 2016, chúng tôi có 01 con chung. Thời điểm đó do kinh tế chưa ổn định, chỗ ở cũng tạm bợ nên tôi nhận thấy mình không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó đã để con cho chồng tôi nuôi. Tôi không trực tiếp nuôi con nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức 1 triệu/1 tháng. Sau đó, chồng cũ tôi tái hôn với người khác. Kể từ đó tôi không được thăm nom con thường xuyên nữa. Tôi còn được hàng xóm nói lại. Vợ mới của chồng tôi còn thường xuyên mắng chửi, đánh đập con tôi.
Tôi đã nhiều lần yêu cầu chồng cũ cho gặp con và thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con nhưng không được. Nay nhận thấy hai bên không thỏa thuận được. Hiện tại tôi cũng đã có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Do đó, tôi muốn làm đơn yêu cầu Tòa án quyết định giao con cho tôi. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp của tôi nếu hai bên không thỏa thuận được thì tôi có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình.
Chào chị! Trường hợp của chị Luật sư xin tư vấn như sau. Trường hợp chị và chồng cũ không thỏa thuận được về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Chị có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa để yêu cầu tóa án giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con này. Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự:
- Bước 1: chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Tòa án nơi con đang cư trú.
- Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thực hiện các bước để thụ lý vụ án. Ở giai đoạn này, chị cần nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án xem xét yêu cầu của chị.
- Bước 3: Tham gia vào các buổi làm việc tại Tòa án.
- Bước 4: Tòa án đưa vụ án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ra xét xử.
Nhìn chung, các bước làm việc tại Tòa không khác gì với vụ án thông thường. Điều quan trọng ở đây là chị cần chuẩn bị được tài liệu, chứng cứ chứng mình cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của mình.
Các tài liệu chứng cứ như:
- Tài liệu chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã đủ điều kiện về trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con chung (chứng cứ chứng minh điều kiện về chỗ ở; điều kiện về khả năng kinh tế; điều kiện về nguyện vọng của con;…)
- Chứng cứ chứng minh chồng cũ của chị không còn đủ điều kiện để nuôi con. (Nếu có chứng cứ về việc cháu bị đối xử tệ bạc khi sống chung với bố và mẹ kế thì cũng nên đưa ra).
- Chứng cứ về nguyện vọng của con. Tòa án sẽ xem xét cả nguyện vọng của con trong quá trình giải quyết vụ án để đảm bảo phù hợp với lợi ích của con.
Tòa án sẽ xem xét các tài liệu, chứng cứ để đưa ra quyết định cuối cùng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Vậy nên, chứng cứ bạn chuẩn bị càng đầy đủ, có giá trị chứng minh thì yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của bạn càng có cơ hội được Tòa án chấp thuận cao. Nếu còn vướng mắc liên quan về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư tư vấn ly hôn giỏi Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo).
Cha có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi?
Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp con chung dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác. Vậy nếu cha mẹ không thỏa thuận được mà cha vẫn muốn nuôi con dưới 3 tuổi thì phải làm sao?
Tình huống bố muốn giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi.
Chào luật sư Công ty luật Hùng Bách. Tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp. Tôi và vợ kết hôn năm 2018. Đến nay chúng tôi có 01 con chung, cháu hiện nay được 20 tháng tuổi. Tuy nhiên sau khi chung sống một thời gian chúng tôi nhận thấy hai bên có quá nhiều khác biệt trong tính cách và cách sống. Vợ tôi có quan hệ ngoài luồng, đã bỏ bê con cái. Cô ta bỏ về nhà mẹ đẻ từ khi cháu mới được 12 tháng tuổi. Ban đầu chúng tôi thuận tình ly hôn. Về quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng đã thống nhất xong. Theo đó, tôi là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Tuy nhiên, hiện giờ cô ấy lại thay đổi ý kiến. Cô ấy muốn là người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Đồng thời muốn tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con với mức 10 triệu/1 tháng. Vợ tôi không có việc làm ổn định, lại bỏ con đi từ khi con còn nhỏ nên không đủ điều kiện để nuôi con. Còn tôi rất thương con, tôi có thu nhập tốt, có chỗ ở ổn định. Một mình tôi đã chăm sóc nuôi dưỡng con từ khi mẹ cháu bỏ đi nên tôi hoàn toàn đủ tự tin mình có thể làm tốt nếu hai chúng tôi ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư: tôi có giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được không?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình.
Chào bạn! trong trường hợp muốn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của bạn Luật sư tư vấn xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại điều 81 luật hôn nhân và gia đình. Vợ chồng ly hôn, có con dưới 3 tuổi sẽ ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, quy định đó không phải mang tính tuyệt đối. Việc Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cần phải được xem xét đến mọi khía cạnh để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu bạn chứng minh được vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. Bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi.
Các tài liệu chứng cứ chứng minh nội dung:
- Các tài liệu, chứng cứ cho thấy vợ bạn có lỗi trong việc ngoại tình dẫn đến ly hôn.
- Người mẹ không thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc con, không trực tiếp nuôi con khi cháu còn bé, bỏ đi khi con còn nhỏ như: xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, công an khu vực.
- Chứng cứ về việc vợ bạn không có thu nhập, điều kiện kinh tế để trực tiếp nuôi con.
Những chứng cứ bất lợi với vợ bạn cũng là những chứng cứ có lợi cho bạn. Chứng minh bạn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Như vậy, việc Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì phải xem xét đến mọi phương diện để phù hợp với lợi ích của con. Trường hợp mẹ không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi thì Tòa án cũng không quyết định giao con cho mẹ nuôi sau ly hôn.
Tòa án có xem xét nguyện vọng của con không?
Tình huống tư vấn.
Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và chồng kết hôn năm 2010. Chúng tôi có 02 con chung, 1 cháu 8 tuổi và một cháu 10 tuổi. Sau hơn 10 năm chung sống, trải qua nhiều lần mâu thuẫn kéo dài. Vợ chồng cũng đã sống ly thân được hơn 1 năm nay. Sau một thời gian suy nghĩ chúng tôi đã quyết định thuận tình ly hôn. Quyền nuôi con khi ly hôn cũng đã thỏa thuận xong thì chồng tôi lại thay đổi ý kiến. Anh ta muốn nuôi hết cả 2 con sau ly hôn.
Trong khi kinh tế vợ chồng tôi là như nhau. Các con lại muốn ở hết với tôi nên tôi không thể để chồng nuôi hết cả 2 con được. Vậy xin hỏi Luật sư với trong trường hợp của tôi nếu đưa ra Tòa án để xem xét thì Tòa án có xem xét nguyện vọng của con để quyết định giao con cho tôi nuôi không? Làm thế nào để giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình.
Chào chị! Liên quan đến câu hỏi của chị về việc xem xét nguyện vọng của con để quyết định quyền nuôi con sau ly hôn. Luật sư xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Cha, mẹ có thỏa thuận về việc nuôi con sau ly hôn thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được thực hiện theo sự thỏa thuận đó. Đối với con từ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, việc xem xét nguyện vọng của con ở đây là mang tính chất tham khảo. Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng thì cần phải xem xét đến các yếu tố khác. Quyết định của Tòa án phải trên cơ sở đảm bảo phù hợp với lợi ích của con khi ly hôn.
Trong trường hợp của chị Tòa án phải lấy ý kiến của 2 cháu để xem xét nguyện vọng của con khi ly hôn. Nhưng dù cả 2 cháu có cho ý kiến muốn ở với mẹ. nhưng điều kiện của chị và chồng chị ngang nhau. Chồng chị cũng muốn nuôi con thì sẽ rất khó để chị được nuôi cả 2 cháu. Khả năng cao Tòa án quyết định vợ chồng chị mỗi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục 1 cháu.
Chi phí giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền?
Khi có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc giành quyền nuôi con sau ly hôn thì người có yêu cầu thường thắc mắc không biết chi phí tranh chấp về quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền? Với kinh nghiệm tham gia hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng trong quá trình khởi kiện giành quyền nuôi con, Luật sư Công ty Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát liên quan đến nội dung này.
Án phí tranh chấp quyền nuôi con.
Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì mức Án phí sơ thẩm đối với các vụ án không có tranh chấp tài sản là 300.000 đồng. Thông thường khi khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn. Người yêu cầu chỉ đưa ra yêu cầu muốn được trực tiếp nuôi con nên án phí ly hôn trong trường hợp này chỉ là 300,000 đồng.
Trong trường hợp có thêm yêu cầu Tòa án nhân dân phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì mức án phí này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản các bên tranh chấp. Do đó, nếu yêu cầu chỉ liên quan đến việc nuôi con thì án phí mà người khởi kiện phải chịu không quá lớn.
Chi phí thu thập hồ sơ tranh chấp về quyền nuôi con.
Ngoài chi phí liên quan đến án phí. Chi phí người khởi kiện cần chuẩn bị để thu thập đầy đủ hồ sơ giấy tờ chứng minh cho yêu cầu của mình cũng cần phải lưu tâm. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn hoặc yêu cầu tranh chấp về quyền nuôi con muốn được Tòa án chấp thuận thì việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là rất quan trọng. Chỉ khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng cứ. Yêu cầu của bạn mới được xem xét một cách khách quan. Tòa án mới đưa ra phán quyết có lợi cho mình.
Nhiều trường hợp người khởi kiện không nắm được hồ sơ cần phải chuẩn bị những gì? cách thức thu thập hồ sơ còn thiếu ra sao? Những tài liệu chứng cứ nào là hồ sơ có lợi cho mình?… Những vướng mắc đó khiến cho quá trình chuẩn bị hồ sơ gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều chi phí không cần thiết. Để không mất nhiều thời gian, chi phí và công sức trong quá trình này. Bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ cụ thể.
Phí thuê luật sư tranh chấp nuôi con khi ly hôn.
Trong quá trình tham gia tố tụng. Tùy từng trường hợp mà người khởi kiện phải bỏ ra thêm một khoản chi phí phục vụ cho việc đi lại, tham gia vào quá trình làm việc tại Tòa án. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào quá trình các bên tham gia làm việc thực tế tại Tòa. Hiện nay, do điều kiện cuộc sống, công việc. Đương sự không có nhiều thời gian đi lại. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả công việc và nhiều người khi có nhu cầu thường tìm đến văn phòng, công ty luật để được hỗ trợ về mặt pháp lý.
Khi lựa chọn phương án này, chi phí thuê luật sư ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con bỏ ra ở mức hợp lý. Hiệu quả công việc lại được đảm bảo. Người khởi kiện không mất quá nhiều thời gian đi lại làm việc. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục luôn được xử lý kịp thời bởi đội ngũ chuyên viên, luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình nhiều kinh nghiệm.
Dịch vụ luật sư ly hôn giành quyền nuôi con.
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ Luật sư tư vấn, tranh tụng, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:
- Hỗ trợ tư vấn pháp luật ly hôn giành quyền nuôi con sau ly hôn miễn phí.
- Tư vấn thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
- Tư vấn lập văn bản thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Hỗ trợ tư vấn soạn hồ sơ ly hôn, giấy tờ ly hôn giành quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục theo đúng quy định.
- Giải quyết tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn đảm bảo đúng trình tự thủ tục tố tụng.
- Thay mặt khách hàng thu thập, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con; yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
- Phí dịch vụ trọn gói hợp lý, không phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục.
Liên hệ Luật sư giành quyền nuôi con.
Với đội ngũ Luật sư ly hôn uy tín, giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Chúng tôi có thể hỗ trợ thủ tục ly hôn tranh chấp về quyền nuôi con một cách nhanh nhất. Giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức đi lại trong quá trình giải quyết thủ tục. Khách hàng có nhu cầu hướng dẫn, tư vấn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con.
Liên hệ Luật sư làm việc tại: Văn phòng TP. Hà Nội; chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo)
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://luathungbach.vn/
Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hùng Bách về vấn đề Hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con gồm những gì? Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo)để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
BH