Kết hôn là gì? Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn.


Kết hôn được coi là một trong những quyền cơ bản của công dân. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo việc thực hiện quyền kết hôn của công dân. Vậy Kết hôn là gì? Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để có thể hiểu hơn về vấn đề này. Bạn đọc có thể liên hệ theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn thêm về nội dung này.

Kết hôn là gì?

Theo quan niệm dân gian, kết hôn là việc nam, nữ lấy nhau về làm vợ, làm chồng và cùng lao động, sinh hoạt với nhau. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Như vậy, kết hôn theo quy định của pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền và tuân thủ thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của Pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn chỉ được thực hiện giữa hai người khác giới tính và phải tuân thủ các điều kiện khác của pháp luật.

thủ tục đăng ký kết hôn
Kết hôn là gì? Quy định của pháp luật về thủ tục kết hôn.

Thủ tục đăng ký kết hôn.

Các trường hợp đăng ký kết hôn trên thực tế rất đa dạng. việc đăng ký kết hôn không chỉ đơn thuần diễn ra giữa người Việt Nam với nhau mà còn có những trường hợp có yếu tố nước ngoài, kết hôn giữa công dân Việt Nam tại vùng biên giới với công dân nước láng giềng. Từ sự đa dạng đó kéo theo sự khác nhau về thẩm quyền đăng ký, trình tự thủ tục đăng ký cũng như hồ sơ đăng ký kết hôn.

Thứ nhất, thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Về hồ sơ đăng ký kết hôn.

hai bên nam nữ cần chuẩn bị tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu  và điển đầy đủ thông tin trong tờ khai. Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn hiện hành là mẫu 02 – TK – ĐKKH mẫu tờ khai đăng ký kết hôn ban hành kèm thông tư 15/2015/TT-BTP.

Trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam thì ngoài tờ khai theo mẫu, hai bên nam, nữ còn phải chuẩn bị thêm giấy tờ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng và Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

Về trình tự đăng ký kết hôn.

Trước tiên, Công chức tư pháp – hộ tịch xem xét về điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp một trong hai bên nam, nữ hoặc cả hai không đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kết hôn sẽ không được tiến hành.

Ngược lại, nếu hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Đồng thời hai bên nam, nữ ký tên vào sổ hộ tịch và ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Sau cùng, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam thì trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

Thời gian đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.

Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn. Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp cho hai bên nam, nữ mỗi bên một bản chính.

Thứ hai, về thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt ra trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những loại giấy tờ sau đây.

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu được pháp luật quy định.
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
  • Đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
  • Trong trường hợp bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn.

Trình tự đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nêu trên. Công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân. công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Cuối cùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Kết hôn trái pháp luật.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa về kết hôn trái pháp luật như sau:

“Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.

Quy định trên có thể hiểu là nam nữ đã thực hiện việc đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định tại đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên có hành vi lừa dối các cơ quan Nhà nước. Sau đó đăng ký kết hôn hoặc tổ chức đám cưới theo phong tục, tập quán.

Hành vi lừa dối đó có thể là lừa dối đối với người mà mình kết hôn như: nói dối là mình chưa có vợ; chưa có chồng; hoặc tuy đã có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn; hoặc đã chết;… làm cho người mà mình định kết hôn tin mà đồng ý kết hôn. Cũng có nhiều trường hợp cả hai người (nam và nữ) đều biết nhau không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật. Tuy nhiên vẫn cố tình lừa dối các cơ quan Nhà nước để được kết hôn trái pháp luật.

Xử lý kết hôn trái pháp luật.

Thứ nhất, người vi phạm có thể bị phạt hành chính về hành vi như:

  • Hành vi tảo hôn: nếu người vi phạm có hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
  • Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
  • Kết hôn cận huyết thống giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
  • Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.

Mức phạt đối với những hành vi vi phạm trên là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thứ hai, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự:

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại điều 182 BLHS 2015. Theo đó:

  • Nếu người có đã có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác. Hoặc người chưa có vợ, có chồng biết người kia đã có vợ, có chồng mà vẫn kết hôn. Việc này làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Nếu người có đã có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác. Hoặc người chưa có vợ, có chồng biết người kia đã có vợ, có chồng mà vẫn kết hôn. Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Thứ ba, một trong các bên có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Hai bên cùng yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Thứ tư, một trong các bên có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trong trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn. Tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định. Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy. Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. khi đó, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cản trở việc kết hôn.

Cản trở kết hôn là các hành vi: đe dọa; uy hiếp tinh thần; hành hạ; ngược đãi; yêu sách của cải; hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn. Có thể hiểu, việc cản trở đó có thể được tác động thông qua vật chất, thể chất và tinh thần.

Yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng. Đồng thời coi đó là điều kiện để kết hôn. Ở nhiều vùng và nhiều dân tộc. Yêu sách của cải được gọi là “thách cưới”. Nếu bên được ra yêu sách của cải không đáp ứng được sự đòi hỏi đó, việc kết hôn sẽ không diễn ra.

Về tinh thần, người có hành vi cản trở kết hôn có thể đe dọa bằng nhiều cách thức khác nhau như: nhắn tin; gọi điện; đe dọa trực tiếp hoặc thông qua người thứ 3 về việc sẽ làm hoặc không làm việc nào đó gây bất lợi cho họ;…

Về thể chất, người có hành vi cản trở kết hôn có thể ngược đãi bằng nhiều cách thức như: đánh đập; giam cầm; không cho ăn uống;… khiến cho người có ý định kết hôn hợp pháp từ bỏ việc kết hôn đó.

Các hành vi cản trở việc kết hôn.

Thứ nhất, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính.

Với mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Cụ thể được quy định tại điều 55 nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:..;

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”.

Thứ hai, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo điều 181 BLHS 2015 về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

Qua thực tế cho thấy, hành vi cản trở kết hôn thường được thực hiện bởi: cha; mẹ; người giám hộ của người muốn kết hôn; hoặc có thể là người có liên quan trong quan hệ yêu đương;… Tuy nhiên thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay yếu tố tự nguyện kết hôn đang ngày càng được tôn trọng và bảo vệ.

Kết hôn giả tạo.

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định. Nguyên tắc kết hôn dựa trên sự: tự nguyện; tiến bộ; bình đẳng; một vợ một chồng; và với mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Việc kết hôn nhưng nam nữ không có mục đích hôn nhân được coi là kết hôn giả tạo.

Theo quy định của pháp luật. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để: xuất cảnh; nhập cảnh; cư trú; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Như vậy, việc kết hôn đó không nhằm mục đích hôn nhân, tức không nhằm xây dựng mối quan hệ vợ chồng, xây dựng gia đình.

Trong trường hợp này. Nam nữ không hề có tình cảm với nhau mà chỉ sử dụng việc kết hôn như một công cụ để thực hiện các mục đích khác. Nói cách khác, các loại giấy tờ và thủ tục kết hôn đều được thực hiện đúng với quy định của pháp luật.  Xét về mặt bản chất, cuộc hôn nhân giả tạo không phải là kết quả của tình yêu.

Quy định về kết hôn giả.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Kết hôn giả tạo là hành vi bị cấm và có chế tài xử phạt đối với hành vi này. Tại điểm a khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;”.

Mức xử phạt đối với hành vi kết hôn giả tạo được quy định tại khoản 4 điều 28 nghị định 110/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.”.

Ở Việt Nam, các cuộc kết hôn giả tạo được thực hiện rất nhiều. Có rất nhiều các cô gái Việt Nam có mong muốn được sinh sống và làm việc tại các nước có nền kinh tế phát triển, điển hình như: Hàn Quốc; Đài Loan; Nhật Bản; Oxtraylia;… do đó họ trả một khoản tiền lớn cho những đối tượng môi giới hôn nhân xuyên quốc gia. Việc làm này  có nguy có đối mặt với nhiều rủi ro. Như vậy có thể thấy, việc kết hôn giả tạo, tổ chức kết hôn giả tạo vừa là hành vi vi phạm pháp luật, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bản thân.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Kết hôn là thủ tục bắt buộc khi nam nữ muốn có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Việc đăng ký kết hôn trên thực tế cũng đa dạng các trường hợp như: kết hôn có yếu tố nước ngoài; người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam; kết hôn khi có sự sai xót về giấy tờ nhân thân;… làm phát sinh thêm nhiều thủ tục pháp lý phức tạp.

Để được giải đáp những thắc mắc về thủ tục đăng ký kết hôn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng ký kết hôn. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin trên để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.

KT

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *